Thursday, June 30, 2016

CÁ CHẾT FORMOSA : TẠI SAO ? TẠI CÁI CON KHỈ ĐỘT ! (Phạm Thanh Nghiên)





THURSDAY, JUNE 30, 2016

Sau nhiều ngày câu giờ, câu cá chết, tắm biển mị dân, "chính phủ" cuối cùng cũng miễn cưởng phải công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung trong cuộc họp báo chiều nay 30/6/2016. Trong đó thủ phạm được chỉ đích danh là Formosa.

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm và đặt ra tại cuộc họp báo là"tại sao sau gần 3 tháng chính phủ mới công bố nguyên nhân cá chết?" 


Rất dễ dàng để đọc, nghe và xem câu trả lời của những người có trách nhiệm như Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, hay Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn... trên truyền thông lề đảng. Vì thế, không cần nhắc lại ở đây nữa.

Cần phải khẳng định rằng ngay từ đầu, giới chóp bu cộng sản biết rõ "thành tích" hủy hoại môi trường của Formosa nhưng vẫn mở cửa đón tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam để được hưởng những khoản lợi nhuận bất chính không nhỏ. Đứng đầu giới chóp bu này là 16 tên Ủy viên TƯ đảng gốc Hà Tĩnh trong đó có bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà và bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Khi có thông tin ô nhiễm môi trường, cá chết hàng loạt, các "cơ quan chức năng" vẫn là đối tượng đầu tiên biết rõ nguyên nhân gây ra thảm trạng trên. Và tất nhiên, việc đầu tiên họ nghĩ đến vẫn là lấp liếm và bưng bít thông tin. Bởi về nguyên nhân căn bản thì thủ phạm chính vẫn cứ là kẻ rước Formosa vào nhà. Dễ gì đưa tay cho người ta trói. Tuy nhiên, khi hàng chục ngàn người dân xuống đường đòi minh bạch thông tin cá chết, nhà cầm quyền mới giật mình nghĩ cách đối phó. Khỏi cần nhắc lại những tội ác mà chế độ côn an trị đã áp dụng để đối phó với người dân trong 84 ngày qua.

Câu trả lời cho việc vì sao gần 3 tháng sau mới công bố thông tin cá chết, ngắn gọn có thể giải thích vài lý do sau:

Thứ nhất là cần thời gian để đối phó với dư luận, nhất là với xu thế phản kháng đang ngày một rõ ràng trong dân chúng. 

Thứ hai là cần bàn tính, tạm thời phịa ra nguyên nhân nào đó đóng thế, để không phải công bố nguyên nhân thật nhưng vẫn xoa dịu được công luận. Tuy nhiên việc này khó như hóc xương gà nên phải đi đến quyết định ngoài mong muốn là thừa nhận nguyên nhân thật. Chứ nếu mà không chỉ đích danh Formosa thì người dân lại ầm ầm kéo nhau xuống đường thì chết dở. Việc này đưa đến lý do kế tiếp.

Thứ ba là cần thời gian thương lượng với Formosa đạt được mục tiêu tiếp tục hoạt động của Formosa bằng mọi giá, giống như những gì mà chủ tịch HĐQT của FMS nhắn nhủ với nhân viên của ông ta: "Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động"Thế là những hình ảnh giàn lãnh đạo công ty này "nhận tội" rất lâm ly được trình làng trước màn hình vô tuyến.


Tất nhiên, trước đó những thỏa thuận song phương để đôi bên cùng chấp nhận được đã được "nhất trí đồng ý" giữa nhà cầm quyền và tập đoàn gây thải, miễn sao chấm dứt làn sóng phản đối của người dân vốn luôn có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền.


Thế thôi, mọi chuyện tạm gọi là giải quyết xong. Mọi lời hứa hẹn đến từ "chính phủ", đến từ Formosa từ nay lại trở thành chuyện nội bộ của hai thế lực này. Nhân dân chúng ta, lại trở về với điểm xuất phát ban đầu là bị gạt ra rìa như hàng trăm ngàn, hàng triệu sinh vật trên biển đã bị gạt ra khỏi cuộc sống của chúng.

Cho nên đừng hỏi "chú phỉnh" tại sao bây giờ mới công bố nguyên nhân cá chết sau bao lần vòng vo tam quốc. Tại sao? Tại cái con khỉ đột.

Posted by thanh nghien pham at 11:10 PM 

-----------------------



Xem lại những bức ảnh này thấy buồn kinh khủng.

Đành rằng là phải an dân, nhưng phản khoa học và cố tình lấp liếm sự thật một cách phô diễn dư vầy thì có phải là lừa dân không?

Toàn cán bộ to cả, có hiểu biết và tri thức cả, sao cách an dân của họ lại cứ có gì đó ấu trĩ và như là không thành thật với dân vậy nhỉ?

Bây giờ, chính những người này xem lại hình ảnh này, họ nghĩ gì? Họ có rùng mình là họ đang xơi cá độc, tắm nước độc không? 

Thành thực với dân và thành thực với chính lòng mình, khó thế sao?

XEM HÌNH :











No comments:

Post a Comment