Matthew Robertson
Phạm
Duy dịch
28 Tháng Sáu , 2016
Báo
cáo mới trình bày chi tiết phương thức mà Trung Quốc đã xây dựng một ngành công
nghiệp cấy ghép đồ sộ như thế nào, thông qua việc mổ cướp nội tạng từ các tù
nhân lương tâm – được cho chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo đã phân tích tất cả các trung tâm ghép tạng
được biết đến ở Trung Quốc – hơn 700 trung tâm (Minh họa bởi Jens Almroth /
Epoch Times)
WASHINGTON – Các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép ở Trung
Quốc đang bị ‘tràn ngập’ với nội tạng cơ thể người. Một số phàn nàn về việc phải
làm những ca 24 tiếng, thực hiện những ca phẫu thuật cấy ghép liên tục. Những
người khác đảm bảo rằng họ đã có sẵn nội tạng dự phòng, vừa mới được “thu hoạch”
cho cấy ghép – trong trường hợp cần thiết. Một số bệnh viện có thể có được nội
tạng chỉ trong vài giờ, trong khi các bệnh viện khác thông báo có 2, 3 hoặc 4 nội
tạng dự phòng khi mà [ca cấy ghép] nội tạng thứ nhất bị thất bại.
Tất cả điều này đã đang diễn ra tại Trung Quốc trong
hơn một thập kỷ mà không hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và chỉ có hàng
ngàn tử tù – đó là những gì mà [chính quyền] Trung Quốc nói về nguồn nội tạng
chính thức. Trong các cuộc điện thoại, các bác sĩ Trung Quốc cho biết nguồn
cung cấp nội tạng thực sự là một bí mật nhà nước. Trong khi đó, các học viên
Pháp Luân Công đã bị biến mất với số lượng lớn, và rất nhiều người được cho là
đã bị thử máu trong khi bị giam giữ.
Một bản
báo cáo chưa từng có tiền lệ, của một nhóm nhỏ các nhà điều tra không mệt mỏi,
được công bố vào ngày 22 tháng 6, đã dẫn chứng bằng những chi tiết đôi khi đáng
ngạc nhiên về hệ thống tương tác giữa hàng trăm bệnh viện và các cơ sở cấy ghép
Trung Quốc, đã hoạt động âm thầm ở Trung Quốc từ khoảng năm 2000.
Tính gộp lại, các cơ sở này có năng lực thực hiện từ
1,5 đến 2,5 triệu ca cấy ghép trong vòng 16 năm qua, theo bản báo cáo. Các tác
giả cho rằng con số thực tế nằm trong khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép
mỗi năm, kể từ năm 2000.
“Kết luận cuối cùng của [bản báo cáo] cập nhật này,
và thực tế công việc trước đây của chúng tôi, đó là Trung Quốc đã tham gia vào
việc sát hại rất nhiều người vô tội,” ông David Matas, đồng tác giả [của bản
báo cáo] cho biết khi trình bày báo tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia ở
Washington vào ngày 22 tháng 6 [năm 2016].
Nghiên cứu mang tên “Thu hoạch đẫm máu/Cuộc tàn sát:
Thông tin cập nhật,” đã được xây dựng dựa trên công
việc trước đây của các tác giả về chủ đề này. Được phát hành ngay sau khi Hạ
viện Mỹ thông qua một nghị
quyết chính thức chỉ trích nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nghiên cứu đặt
ra một câu hỏi như ‘trái phá’: Liệu có đang xảy ra một tội ác diệt chủng loài
người với qui mô lớn ở Trung Quốc hay không?
David Kilgour
(Trái) với David Matas (Giữa) và Ethan Gutmann, các tác giả của “Thu hoạch đẫm
máu /Cuộc tàn sát: Thông tin cập nhật” (Simon Gross / Epoch Times)
Lợi
nhuận lớn
Bệnh viện Đa khoa Quân giải phóng Nhân dân [PLA], với
nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ y tế cho những quan chức hàng đầu của Đảng cộng
sản và quân đội, là một trong những bệnh viện tiên tiến nhất và được trang bị tốt
nhất ở Trung Quốc. Số lượng các ca ghép tạng mà bệnh viện thực hiện là một bí mật
quân sự, nhưng vào đầu những năm 2000, bộ phận khám bệnh và điều trị, Bệnh viện
309, đã có phần lớn doanh thu từ việc cấy ghép nội tạng này.
“Trong những năm gần đây, trung tâm cấy ghép là đơn
vị y tế có lợi nhuận hàng đầu, với tổng thu nhập là 30 triệu Nhân dân tệ trong
năm 2006 và 230 triệu Nhân dân tệ trong năm 2010 – tăng gần gấp 8 lần trong 5
năm,” trang web của bệnh viện nêu rõ. Đó là một bước nhảy vọt từ 4,5 triệu USD
lên 34 triệu USD.
Bệnh viện đa khoa Quân giải phóng Nhân dân không phải
là tổ chức y tế duy nhất vớ được cơ hội kinh doanh béo bở này. Bệnh viện Đại
Bình ở Trùng Khánh, liên kết với Đại học Quân Y Số 3, cũng đã thành công trong
việc thúc đẩy doanh thu của mình từ 36 triệu Nhân dân tệ vào cuối những năm
1990, khi nó vừa bắt đầu thực hiện những ca cấy ghép, lên gần 1 tỷ Nhân dân tệ
trong năm 2009, tăng trưởng gấp 25 lần.
Thậm chí ông Hoàng Khiết Phu, phát ngôn viên về cấy
ghép nội tạng của Trung Quốc, đã phát biểu với tạp chí kinh doanh có uy tín Tài
Kinh (Caijing) vào năm 2005: “Cấy ghép nội tạng đang có xu hướng trở thành một
công cụ kiếm tiền của các bệnh viện”.
[Nhưng vấn đề] làm thế nào mà những kỳ công đáng kể
này đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy trên khắp Trung Quốc
trong khi không có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và khi mà số lượng tử tù đã giảm,
và khi mà thời gian chờ đợi đối với bệnh nhân chờ cấy ghép, đôi khi có thể được
tính bằng hàng tuần, hàng ngày hoặc thậm chí hàng giờ, đều được nêu rõ trong bản
báo cáo mới, gồm 817 trang (bao gồm cả các trích dẫn).
“Đây là một nghiên cứu vô cùng khó khăn để có thể thực
hiện được,” Li Huige, một giáo sư tại trung tâm y tế của [Đại học tổng hợp]
Johannes Gutenberg ở thành phố Mainz, Đức, và là một thành viên trong ban cố vấn
cho Hiệp hội Các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng, cho biết sau khi xem
xét bản báo cáo.
Bản báo cáo có chứa một bản thành tích pháp y của tất
cả các trung tâm ghép tạng được biết đến ở Trung Quốc – trên 700 trung tâm – và
đếm số giường bệnh, tỷ lệ sử dụng, đội ngũ phẫu thuật, các chương trình đào tạo,
cơ sở hạ tầng mới, thời gian mà bệnh nhân phải chờ đợi, số ca cấy ghép được quảng
cáo, sử dụng thuốc chống đào thải, và nhiều thông tin hơn nữa của các trung tâm
này. Với những số liệu này, các tác giả đã ước tính tổng số các ca cấy ghép được
thực hiện. Con số là hơn 1 triệu. Tuy nhiên, kết luận này mới chỉ là một nửa câu
chuyện.
“Đó là một hệ thống khổng lồ. Mỗi bệnh viện có quá
nhiều bác sĩ, y tá và bác sĩ phẫu thuật. Điều đó tự nó không phải là một vấn đề
[bởi vì] Trung Quốc là một nước lớn”, bác sĩ Li cho biết trong một cuộc phỏng vấn
qua điện thoại. “Nhưng, tất cả các nội tạng đến từ đâu?”
Những
người ‘hiến tạng’ bị giam giữ
Nội tạng để cấy ghép không thể được lấy từ những xác
chết và đơn giản để nó trong kho [lạnh] cho đến khi cần thiết: Nó cần phải được
lấy ra trước hoặc ngay sau khi [người ta] bị chết, và sau đó nhanh chóng được cấy
ghép vào một người nhận mới. Sự bức thiết về mặt thời gian và những công việc hậu
cần xung quanh quá trình này, khiến cho việc tìm được nội tạng thích hợp là một
lĩnh vực phức tạp đối với hầu hết các quốc gia [trên thế giới], với các danh
sách dài những [bệnh nhân] chờ đợi và đội ngũ những người chuyên khuyến khích
các thành viên trong gia đình các nạn nhân gặp tai nạn hãy hiến nội tạng.
Nhưng ở Trung Quốc, những người ‘hiến tặng’ hình như
bị giam giữ, chờ đợi những người nhận.
Bệnh viện Trường Chinh tại Thượng Hải, một trung tâm
y tế lớn của PLA, đã báo cáo thực hiện được 120 “ca cấy ghép gan khẩn cấp” tính
đến tháng 4 năm 2006.
Thuật ngữ [khẩn cấp] dùng để chỉ khi một bệnh nhân với
tình trạng tính mạng bị đe dọa, được nhận vào bệnh viện hoặc khoa cấy ghép, và
một nội tạng thích hợp được tìm thấy trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đây là
điều hiếm thấy ở các nước khác.
Nhưng bệnh viện Trường Chinh đã xuất bản một bài báo
trên tạp chí Giải phẫu Y học (Journal of Clinical Surgery), một tạp chí y học
Trung Quốc, nói về thành công của bệnh viện với những ca cấy ghép khẩn cấp. “Thời
gian ngắn nhất cho một bệnh nhân được cấy ghép sau khi nhập viện là 4 tiếng,” bài
báo viết.
Trong giai đoạn một tuần từ ngày 22 tháng 4 đến ngày
30 tháng 4 năm 2005, bệnh viện này đã thực hiện 16 ca ghép gan và 15 ca ghép thận.
Các bác sĩ Trung Quốc
đang mang các nội tạng tươi cho cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam vào
ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn hình / Sohu.com)
Bệnh viện Liên kết số 1 của Đại học Chiết Giang, đã
công bố nghiên cứu của mình trong một cách tương tự, dẫn chứng
rằng từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2004, có 46 bệnh nhân đã được “cấy ghép
gan cấp cứu” – có nghĩa rằng những tất cả những người nhận đều có được một người
cho thích hợp trong vòng 72 giờ.
Thậm chí, trong những
thuyết trình (slides) trình bày báo cáo thường niên năm 2006 của mình,
Trung tâm Đăng ký Ghép gan Trung Quốc đã so sánh số lượng các ca phẫu thuật cấy
ghép “có thể chọn lựa thời điểm [cấy ghép]” với các ca cấy ghép khẩn cấp. Đã có
3.181 ca cấy ghép thường xuyên và 1.150 ca cấy ghép khẩn cấp trong năm 2006.
Rất khó, nếu không nói là không thể, giải thích những
sự việc kỳ lạ này theo những tuyên bố chính thức. Và nó được coi là bằng chứng
hiển nhiên rằng có rất nhiều người ‘hiến tạng’ đang bị giam giữ để chờ cho đến
khi nội tạng của họ bị mổ cướp.
Wendy Rogers, một nghiên cứu viên người Úc về luân
lý sinh vật tại Đại học Macquarie, người có bạn thân bị suy gan do viêm gan và
cần được cấy ghép trong vòng 3 ngày nếu cô ấy muốn sống tiếp, cho biết: “Điều
này làm tôi rất xúc động”.
“Cô ấy là cực kỳ may mắn khi có được [lá gan cần thiết
cho ca cấy ghép] trong khoảng thời gian đó”, tiến sĩ Rogers cho biết.
“Nhưng để liên tục có được 46 lá gan thích hợp? Thật
khó để nghĩ ra một giải thích hợp lý, ngoài việc sát hại theo yêu cầu [để có nội
tạng]”.
Các phần của bản báo cáo, dẫn chứng từ những lời tố
cáo của người tiết lộ thông tin mật và những tài liệu y tế Trung Quốc, nêu rõ rằng
thậm chí một số ‘người hiến tặng’ có thể vẫn còn sống khi mà nội tạng của họ bị
lấy đi. Điều này bao gồm lời khai của một cựu sĩ quan cảnh sát bán quân sự, cho
biết ông ta đã chứng kiến một ca mổ lấy nội tạng trực tiếp được thực hiện mà
không cần gây mê, và của một cựu nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Tế Nam.
Mục
tiêu bị trừ khử
Các tác giả của bản báo cáo mới, dựa trên các bằng
chứng trước đây và những phát hiện mới, cho rằng nguồn đối tượng chính ở Trung
Quốc có thể bị nhắm làm mục tiêu theo cách này, chính là những tù nhân lương
tâm, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một tu luyện [tinh thần] truyền thống
của Phật gia, đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc trong suốt những năm 1990.
Nó bao gồm 5 bài tập thiền định và lối sống tuân theo những lời dạy dựa trên
các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Nhà nước [Trung Quốc] đã ngầm ủng hộ Pháp
Luân Công [vào thời kỳ đó], và một cuộc điều tra chính thức cho thấy đã có trên
70 triệu người theo học Pháp Luân Công tính đến năm 1999, nhiều hơn số lượng đảng
viên của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Công an mặc thường
phục đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc
Kinh vào năm 1999. (Tạp chí Tình thương)
Vào tháng 7 năm 1999, nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của
chế độ [Trung Quốc] Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch quốc gia để loại
bỏ môn tu luyện này. Ban đầu, Giang Trạch Dân đã vấp phải sự phản đối của các
lãnh đạo cấp cao, nhưng Giang đã nhanh chóng biến việc huy động [lực lượng] chống
Pháp Luân Công thành một phương tiện để củng cố quyền lực của mình trong ĐCSTQ
khi mà Giang đã thăng chức cho những người trung thành và loại bỏ những người đối
kháng.
Mổ cướp nội tạng như một phương tiện để trừ khử các
học viên Pháp Luân Công, có vẻ đã được bắt đầu vào năm sau đó.
Bằng chứng, rằng điều đó đã thực sự diễn ra, đã xuất
hiện lần đầu tiên trong một thập kỷ trước – nhưng báo cáo gần đây là lần đầu
tiên số lượng ước tính về những người bị sát hại lại kinh khủng đến như vậy, với
một khối lượng chứng cứ lớn như vậy, và vai trò trung tâm của nhà nước [Trung
Quốc] như là một cơ quan cho phép, là rõ ràng đến như vậy.
Ba tác giả của bản báo cáo – David Kilgour, David
Matas và Ethan Gutmann – trước đây đã công bố các báo cáo về đề tài này, nhưng
đây là lần đầu tiên họ đã cùng làm việc với nhau. Thậm chí họ đã rất ngạc nhiên
bởi những kết quả của nghiên cứu.
Gutmann, một nhà báo với cuốn sách “Cuộc tàn sát” được
xuất bản trong năm 2014 về chủ đề này, cho biết “Khi bạn là một đứa trẻ, bạn đã
bao giờ nhặt lên một hòn đá lớn, và nhìn thấy tất cả các sinh mệnh bên dưới nó
– những con kiến và côn trùng? Đó là những trải nghiệm [của tôi] khi làm báo
cáo này, nó giống như thế”.
Kilgour là một cựu nghị sĩ Canada và Matas là một luật
sư nhân quyền nổi tiếng; Cặp đôi này đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”
về chủ đề này trong năm 2009, tiếp theo một báo cáo có tính chất đột phá cùng
tên, được phát hành vào tháng 7 năm 2006.
Trong vài năm qua, phần lớn các nhà nghiên cứu về việc
lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, đều có cảm tưởng rằng quy mô thu hoạch
nội tạng đã giảm đi đáng kể, hoặc ít nhất là các học viên Pháp Luân Công và các
tù nhân lương tâm khác đã không còn là mục tiêu [bị sát hại để mổ cướp nội tạng].
[Nhưng], các tác giả phát hiện ra điều đó không phải
là như vậy. “Họ đã sát hại rất nhiều người vô tội”, ông Gutmann nói. “Chúng ta
đang nhìn thấy một bánh đà khổng lồ, mà họ dường như không thể dừng lại được.
Tôi không tin rằng đằng sau nó chỉ có vấn đề về lợi nhuận, tôi tin rằng đó là ý
thức hệ, giết người hàng loạt, và che đậy một tội ác khủng khiếp, mà cách duy
nhất để che đậy tội ác đó là tiếp tục sát hại những người biết về nó”.
Xương sống của bản báo cáo, và chỉ có một chương lớn
nhất của nó, là một bản miêu tả mọi khía cạnh về từng bệnh viện ở Trung Quốc được
biết có thực hiện cấy ghép nội tạng. Trong số 712 bệnh viện được xác định, thì
có 164 bệnh viện được miêu tả chi tiết về điều trị cá nhân trong bản báo cáo.
Những
trung tâm mổ cướp nội tạng
Ví dụ, bản báo cáo có 2 trang về Bệnh viện đa khoa
Nam Kinh thuộc Quân khu Nam Kinh. Bản báo cáo trình bày và phân tích về sự nghiệp
công tác của ông Lê Lỗi Thạch, người sáng lập trung tâm nghiên cứu thận tại bệnh
viện này; thậm chí đã có một tài liệu của ĐCSTQ yêu cầu bắt buộc phải nghiên cứu
“mô hình” mà ông ta đã xây dựng. Ông Lê đã được chế độ [Trung Quốc] tuyên dương
vì đã xây dựng một trong những trung tâm cấy ghép thận phát triển nhanh nhất
trong cả nước.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, ông Lê, khi đó 82
tuổi, đã nói rằng ông thông thường thực hiện 120 ca ghép thận mỗi năm trong thời
gian trước đây, nhưng bây giờ chỉ thực hiện có 70 ca. Một bác sĩ phẫu thuật
chính khác được cho là đã thực hiện “hàng trăm ca ghép thận mỗi năm” tính đến
năm 2001. Với 11 bác sĩ phẫu thuật chính và 6 bác sĩ phẫu thuật phó tham gia
vào những ca cấy ghép thận, tổng số lượng các ca cấy ghép tại bệnh viện có thể
đã đạt khoảng 1.000 ca mỗi năm, bản báo cáo cho biết.
Những số lượng ca cấy ghép đáng kinh ngạc như thế
này xuất hiện trong suốt bản báo cáo.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu, cũng thuộc Quân khu
Nam Kinh, bác sĩ Đàm Kiến Minh đã đích thân chỉ dẫn 4.200 ca ghép thận tính đến
năm 2014, theo tiểu sử của bác sĩ Đàm ở trên một trang web thuộc Hiệp hội Bác sĩ
y khoa Trung Quốc.
Bệnh viện Tân Kiều, liên kết với Đại học Quân Y Số 3
ở thành phố Trùng Khánh (tây nam Trung Quốc), cho biết họ đã thực hiện 2.590 ca
ghép thận tính đến năm 2002, trong đó có lúc thực hiện 24 ca chỉ trong một
ngày.
Chu Kế Nghiệp, giám đốc Viện cấy ghép nội tạng thuộc
Đại học Bắc Kinh,
cho biết trong năm 2013: “Có một năm mà bệnh viện của chúng tôi đã tiến
hành 4.000 ca cấy ghép gan và thận”.
Một cảnh tái tạo việc
mổ cướp nội tạng của những học viên Pháp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong một
cuộc biểu tình tại thành phố Ottawa, Canada, vào năm 2008. (Epoch Times)
Trong một bài báo được xuất bản ngày tháng 6 năm
2004 trên Tạp chí Y học của Lực lượng Công an Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một
bảng [số liệu] được cung cấp với những ghi chú rằng Bệnh viện Hữu nghị ở Bắc
Kinh và Bệnh viện Nam Phương ở Quảng Châu đã thực hiện hơn 2.000 ca ghép thận
tính đến cuối năm 2000. Ba bệnh viện khác, mỗi bệnh viện ghi nhận đã thực hiện
1.000 ca tính đến cuối năm đó. Hầu hết trong số này phải được hoạt động chỉ
trong khoảng một năm, vì cho đến cuối những năm 1990, cấy ghép tạng ở Trung Quốc
chỉ là một thị trường y tế quá nhỏ bé.
Lần lượt các bệnh viện, với những số liệu giống như
thế, được trình bày trên các trang [của bản báo cáo], trích nguồn thông tin từ
những ấn phẩm Trung Quốc chính thức, bao gồm các bài phát biểu, bản tin nội bộ,
các trang web của các bệnh viện, tạp chí y học, báo cáo truyền thông, và các
nguồn khác.
Không có ngoại lệ, các bệnh viện này chỉ trình bày
những số lượng ấn tượng như vậy bắt đầu từ năm 2000. Các chương trình đào tạo
giải phẫu và phát triển cơ sở hạ tầng với qui mô lớn cũng chỉ bắt đầu được báo
cáo từ năm đó – ngay sau khi bắt đầu cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công.
Cỗ
máy giết người cấp Nhà nước
Thông tin chính thức của chính quyền Trung Quốc về
những nguồn cung cấp nội tạng đã thay đổi theo thời gian. Năm 2001, khi kẻ đảo
ngũ đầu tiên khỏi Trung Quốc xuất hiện, tuyên bố rằng chế độ này đã sử dụng tử
tù như là một nguồn cung cấp nội tạng, phát ngôn viên chính thức [của chính phủ
Trung Quốc] phủ
nhận điều này, tuyên bố rằng Trung Quốc dựa chủ yếu vào những người hiến tạng
tự nguyện.
Trong năm 2005, các quan chức [Trung Quốc] bắt đầu
nói bóng gió rằng các tử tù đã được sử dụng để thay thế [những người hiến tạng
tự nguyện]. Và sau khi cáo buộc về mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân
Công được công bố trong năm 2006, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng các
tử tù, những người đồng ý để lấy đi nội tạng của họ sau khi chết, là nguồn cung
cấp chính.
Nhưng kết luận kinh khủng từ từ hiện lên thông qua
nghiên cứu được công bố trong bản báo cáo – bao gồm gần 2.000 lời chú thích –
là toàn bộ ngành công nghiệp đã được [chính quyền Trung Quốc] cố ý tạo ra gần
như qua đêm – ngay sau khi xuất hiện một nguồn nội tạng mới dồi dào.
Điều này cho thấy có sự tham gia rất lớn của nhà nước,
ở cả các cấp trung ương và địa phương, vào ngành công nghiệp [cấy ghép nội tạng].
Bắt đầu từ những năm 1990, hệ thống y tế của Trung Quốc phần lớn đã được tư
nhân hóa, nhà nước chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong khi các bệnh viện phải tự
tài trợ cho mình.
Trung tâm cấy ghép gan tại Bệnh viện Nhân Tế cho thấy
số lượng giường bệnh cấy ghép đã tăng vọt: từ 13 giường vào cuối năm 2004, lên
23 giường chỉ hai tuần sau đó, lên đến 90 giường trong năm 2007, và lên đến 110
giường vào năm 2014.
Năm 2006, Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đã xây
dựng thêm cả một tòa nhà 17 tầng, với 500 giường, chỉ để cho cấy ghép nội tạng.
Có rất nhiều trường hợp khác tương tự như vậy; Bản báo cáo có chứa những hình ảnh
của những tòa nhà thường ấn tượng này.
Cấy ghép nội tạng nhanh chóng trở thành một công việc
kinh doanh có lợi nhuận, và các chính quyền trung ương và địa phương đã cam kết
tài trợ cho các nghiên cứu và phát triển, xây dựng những cơ sở cấy ghép mới
nguy nga, và tài trợ cho các chương trình đào tạo bác sĩ, bao gồm cả việc đào tạo
ở nước ngoài hàng trăm bác sĩ phẫu thuật cấy ghép.
Bệnh viện Trung tâm
Số 1 Thiên Tân. (Các hồ sơ Bệnh viện)
Toàn bộ ngành công nghiệp thuốc chống đào thải do
Trung Quốc sản xuất cũng hoạt động tích cực, trong khi các bệnh viện Trung Quốc
bắt đầu phát triển các giải pháp bảo quản của riêng mình, những hóa chất để lưu
giữ các nội tạng trong đó trong khi được vận chuyển từ người cho tạng đến người
nhận.
Trung tâm cấy ghép liên kết với Đại học Y khoa Trung
Quốc ở Thẩm Dương cho
biết trên trang web của mình: “Để có thể hoàn thành một số lượng lớn các ca
phẫu thuật cấy ghép nội tạng mỗi năm, chúng ta cần phải gửi tất cả lời cảm ơn của
mình đến sự hỗ trợ của chính phủ. Đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, hệ thống công an, hệ thống tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ,
đã phối hợp ban hành các văn bản pháp luật sao cho việc có được nội tạng nhận được
sự ủng hộ và bảo vệ của chính phủ. Đây là điều đặc biệt nhất trên thế giới”.
Các tác giả của bản báo cáo đã không đưa ra số lượng
những người bị sát hại. Trong khi có thể là trong một số trường hợp, nhiều cơ
quan nội tạng đến từ một nạn nhân duy nhất, thì cho đến năm 2013 Trung Quốc chỉ
có một hệ thống tạm thời cục bộ để so sánh sự tương thích [của nội tạng cấy
ghép]. Các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc cũng đã phàn nàn về sự lãng phí rất lớn
trong ngành công nghiệp cấy ghép của Trung Quốc, nơi mà thường chỉ có một nội tạng
đến từ một người cho. Như vậy, nếu có 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép
được thực hiện hàng năm, số người bị sát hại do mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
có thể lên đến 1,5 triệu người.
Như Báo cáo Y học Trung Quốc đã viết vào cuối năm 2004 một tóm tắt về ngành
cấy ghép nội tạng: “Hiện nay, bởi vì Trung Quốc không có hệ thống tương tác để
đăng ký nội tạng, đôi khi chỉ có một quả thận được lấy từ một người cho và nhiều
nội tạng khác chỉ đơn giản là bị lãng phí”.
Tại buổi họp báo vào ngày 22 tháng 6 ông Matas cho
biết: “Hiện tượng nhiều nội tạng từ một người ‘hiến tặng’ là có xảy ra, nhưng
không đáng kể về mặt thống kê.”
Theo [bác sĩ] Lam Liễu Căn, Phó giám đốc phẫu thuật
tại Bệnh viện số 303 của PLA tại tỉnh Quảng Tây, tính đến đầu năm 2013 chỉ có hai bệnh viện ở
Trung Quốc có thể kiếm được và ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một người ‘hiến
tạng’. “Những ca phẫu thuật như vậy là cách sử dụng tốt nhất đối với các nguồn
hiến tạng” bác sĩ Lam nói. “Hiện nay chỉ có các nước như Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản
là có thể cùng một lúc làm nhiều ca ghép tạng từ một người cho.”
Các tác giả xuất bản những phát hiện của mình tại một
thời điểm khi mà xu hướng chung của những quan điểm về vấn đề này dường như đã
sẵn sàng cho một sự thay đổi: những nhà báo đã sẵn sàng hơn để xem xét kỹ chủ đề
này; các phim tài liệu về nó đang được sản xuất và đạt được các
giải thưởng; và số lượng các bác sĩ cấy ghép và các nhà đạo đức, những người
đang tìm hiểu về hệ thống cấy ghép của Trung Quốc, và những người bị nó làm cho
kinh hoàng, đang ngày càng gia tăng.
Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết,
bày tỏ quan ngại về những thủ đoạn [mổ cướp nội tạng] của Trung Quốc, với những
nghị sĩ lên án nó là “cực kỳ ghê tởm” và “kinh tởm”.
Một bộ phim tài liệu năm 2015 có tựa đề “Không thể
tin nổi” (Hard to Believe) bây giờ đang chiếu trên [đài truyền hình] PBS, khảo
sát xem vấn đề này đã được giới nhà báo và y học đón nhận như thế nào. Sự
nghiêm trọng của những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong 1,5 thập kỷ, nay mọi người
chỉ mới bắt đầu biết đến và tin tưởng (Tiết lộ: Tác giả của bài viết này đã được
phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này).
Cô Rogers, một người Úc, nghiên cứu luân lý sinh vật,
cho biết cô đã phát hiện ra rằng những người khác thấy khó tin vào những gì
đang xảy ra ở Trung Quốc.
“Tôi đã phải giải thích chi tiết cho một người bạn Đức,
cũng là một nhà nghiên cứu luân lý sinh vật, người làm việc với nhiều chủ đề quốc
tế đầy thách thức,” cô Rogers nói. “Cô ta đúng là không thể tin tôi, và hỏi: “Tại
sao mình lại không biết về điều này nhỉ?”.
-------------
Tiêu đề của bài viết này đã được sửa đổi để phản ánh
tốt hơn những kết luận của Bản báo cáo.
No comments:
Post a Comment