Nhà
nghiên cứu Trương Nhân Tuấn
Gửi
cho BBCVietnamese.com
23 tháng 5 2016
Tổng
thống Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có điều kiện đối
với Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam phản ứng vui mừng. Nhưng theo
tôi, sự việc chỉ thay đổi về cách nói, cách diễn đạt, mà thực chất vẫn không đổi:
Mỹ chỉ bán vũ khí cho Việt Nam nếu Việt Nam tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền.
Chuyến thăm viếng của Obama thể hiện nhiều điều miễn
cưỡng.
Obama tới Hà Nội lúc "phố đã lên đèn". Tiếp
đón ông nổi bật là cô gái áo vàng với bó hoa trao tặng. Theo tập quán Tây
phương, hình thức, màu sắc bó hoa thể hiện phần nào tâm trạng của chủ nhà. Tấm
hình không chụp rõ, chỉ thấy thiên hạ phê bình bó hoa lá nhiều hơn bông.
Nhưng vấn đề là không ai đến thăm nhà bạn ban đêm,
lúc mọi người sắp ngủ.
Obama ghé thăm Việt Nam một công hai chuyện, mà
chuyện chính là tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật. Việt Nam không phải là
cái đích.
Cách Việt Nam tiếp đón vì vậy cũng "đúng tầm".
Bó hoa lá nhiều hơn bông đã nói lên nhiều thứ. Nghi lễ vắn tắt, không tương xứng
với quan hệ hai bên Việt-Mỹ có quyền lợi kinh tế và tầm nhìn chiến lược tương
đồng.
Hình chụp trước phủ chủ tịch, một Obama tươi cười
bên cạnh Trần Đại Quang ảm đạm, cũng nói lên nhiều điều.
Dầu vậy, nghi lễ đôi khi là chuyện rất phụ, so với
những gì sẽ được hai bên sẽ ký kết.
Nhưng mọi mặt Việt Nam đều ở “thế kém”, cần Mỹ hơn
Mỹ cần Việt Nam.
Về kinh tế, Việt Nam đang mong tài phiệt Mỹ đầu tư.
Nhưng trở ngại là vấn đề “pháp lý”.
Trở
ngại chính
Tư bản Mỹ đầu tư vào Việt Nam vẫn khiêm nhường, so
với Đài Loan, Singapore, Nam Hàn, Trung Quốc… Bởi vì tài phiệt Mỹ có lối làm ăn
minh bạch, trọng luật… không quen lối làm ăn chụp giựt, hối lộ, đi đêm... ở
Việt Nam (như các tài phiệt gốc Hoa).
Về quốc phòng, lộ liễu hơn cả, Việt Nam cần mua vũ
khí tối tân của Mỹ để bổ sung cho hệ thống phòng thủ biển của mình.
Từ khi hai bên thiết lập bang giao, 21 năm, lòng dân
Việt Nam đã thay đổi lớn lao. Khuynh hướng thân Mỹ (và bài Hoa) lên cao trong
dân chúng. Tình bạn của nhân dân hai bên chắc chắn đã thắt chặt và bền vững.
Trở ngại duy nhất để hai bên Việt-Mỹ tiến tới hợp
tác “đồng minh” vẫn là chế độ chính trị.
Cho dầu Mỹ đã tỏ thái độ “nhìn nhận và tôn trọng chế
độ chính trị của Việt Nam” nhưng chính điều này đã ngăn cản tầm nhìn về tương
lai của hai bên.
Việt Nam không phải là “vua dầu hỏa” Ả Rập, hay làm
chủ những hải lộ cực kỳ quan trọng Malacca hay Suez… để treo giá làm cao.
Mỹ có thế "chống" Trung Quốc với những đồng
minh truyền thống của họ. Điều Mỹ mong muốn là Việt Nam không đứng về Trung Quốc
để chống lại Mỹ. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (có điều kiện) cho
phép Mỹ gạt bỏ lo ngại này.
Việt Nam cũng có thể dùng vũ khí của Mỹ, bằng
phương cách của mình, để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
Điều chắc chắn là Mỹ sẽ thắng và Việt Nam sẽ thua.
Nếu lường được hệ quả (của việc thua trận), lãnh đạo
Việt Nam cần phải biết mình phải làm gì bây giờ.
Bài phản ánh quan điểm
và văn phong riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống tại Pháp.
----------------
Tin
liên quan
·
·
·
No comments:
Post a Comment