BBC Tiếng Việt
28/2/2016
.
Nancy Nguyễn nói cô
“hoạt động độc lập chứ không tuân theo một nhiệm vụ của một tổ chức nào khi về
Việt Nam"
Trong
cuộc phỏng vấn với BBC hôm 27/5 tại Bangkok, Thái Lan, nhà hoạt động Nancy Nguyễn,
nói về chuyện cô bị bắt 6 ngày tại Việt Nam mà cô gọi là ‘trải nghiệm không nên
có’ tại nhà tù B34.
Nancy Nguyễn, 32 tuổi, người Mỹ gốc Việt, từ bang
California về Việt Nam để điều hành những cuộc biểu tình vì môi trường nhưng cô
đã bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh hôm 19/5 và bị trục xuất hôm 26/5.
Hôm 18/5, một ngày trước khi ‘mất tích’, cô để lại lời
nhắn cho bố mẹ trên mạng xã hội: “Con là
một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn
an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép
con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày
này”.
Hôm 27/5, Nancy xác
nhận với BBC là cô “hoạt động độc lập chứ không tuân theo một nhiệm vụ của một
tổ chức nào khi về Việt Nam”.
“Trong những ngày bị
giam tại nhà tù B34 của Bộ Công an, tôi bị thẩm vấn nhiều lần cùng một câu hỏi
là có phải là người của Việt Tân hay không? Nhóm bốn người thẩm vấn cũng đe dọa
sẽ khởi tố tôi về tội ‘đe dọa an ninh quốc gia”, Nancy nói.
“Cuối cùng, họ đã
không làm như thế. Dù không bị đánh đập, nhưng những ngày bị giam đã cho tôi
‘trải nghiệm không nên có’ và tôi đã suy nghĩ nhiều về sự an nguy của người hoạt
động, nhất là những người trẻ trong nước và không có quốc tịch Mỹ như tôi để tạm
yên tâm”.
Nancy cho hay cô đã lường trước việc có thể bị bắt
nhưng muốn chứng tỏ mình là người “đã nói
là làm chứ không nói suông”.
“Những người hoạt động
công khai thì khó tránh khỏi việc bị bắt, sớm hay muộn. Khi về Việt Nam, tôi đã
xác định trước điều này”.
Nancy Nguyễn công khai cô "là một trong những
người đứng ra phát động xuống đường"
“Là một trong những
người phát động cuộc biểu tình vì môi trường tại Việt Nam, tôi chọn công khai
việc này vì cảm thấy đây là trách nhiệm, ít nhất là của người ít có khả năng bị
bắt bớ như tôi, vì là công dân Mỹ”.
“Nếu đùn đẩy công
việc này cho những người ở trong nước thì vô tình đặt họ vào hiểm nguy”.
“Còn nếu không ra mặt
thì lại tội cho những người tham gia”.
'Biến
chuyển'
Lý giải chuyện dấn thân vào con đường đấu tranh dân
chủ, Nancy cho hay: “Ở đâu có bất công
thì ở đó có đấu tranh, bất công càng lớn thì đấu tranh càng quyết liệt. Tôi
cũng không phải ngoại lệ”.
Cô diễn giải “là
một người Mỹ gốc Việt, thuận lợi lớn nhất là được chính phủ Mỹ và các Công ước
Việt - Mỹ bảo vệ”.
Nhưng ngược lại cũng có khó khăn là “khó trực tiếp can thiệp, kề vai sát cánh với
những người đang đấu tranh ở quê nhà”.
“Đã từng sang Hong
Kong chứng kiến đợt biểu tình Dù Vàng của giới trẻ năm 2014, tôi nhận thấy các
cuộc xuống đường của họ được pháp luật bảo vệ và những người ngăn cản họ biểu
tình là phạm pháp”.
“Ngược lại, ở Việt
Nam, dù biểu tình là quyền Hiến định, nhưng người đi biểu tình vẫn luôn bị xem
là phạm pháp và có nguy cơ bị bắt giữ”.
“Thật khó nói trước
đến bao giờ thì Việt Nam sẽ có dân chủ và bầu cử đúng nghĩa, nhưng ít nhất tôi
đã thấy những biến chuyển trong hiện tại”.
“Chẳng hạn bây giờ
thì người ta đã mạnh dạn bày tỏ về nhân quyền trên mạng xã hội, thêm nhiều bạn
trẻ xuống đường đòi chính quyền minh bạch về vấn đề môi trường…”.
“Tôi nói thẳng với
nhân viên an ninh là tôi không kêu gọi lật đổ chế độ. Tôi chỉ tác động đến giới
trẻ về những vấn đề về môi trường và nhân quyền. Còn chuyện đến lúc nào đó chế
độ sụp đổ thì đó là chuyện của họ,” nhà hoạt động người
Mỹ gốc Việt nói với BBC.
No comments:
Post a Comment