Saturday, April 2, 2016

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG MỸ OBAMA GỞI NHÂN DÂN CUBA (TT Barack Obama)





TT. Barack Obama
Trà Mi dịch    

Không phải ai cũng đồng ý với tôi về những điều này. Không phải ai cũng đồng ý với người dân Mỹ về những điều này. Nhưng tôi tin rằng nhân quyền là giá trị phổ quát. (Vỗ tay.) Tôi tin rằng đó là quyền của người dân Mỹ, của nhân dân Cuba, và của người dân trên toàn thế giới.

TT Mỹ Barack Obam tại Gran Teatro de la Habana, Havana, Cuba. March 22, 2016. Nguồn: Reuters

Gran Teatro de La Habana, Havana, Cuba
10:10 CST

Tổng thống Obama: Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay.) Cảm ơn quý vị. Cảm ơn quý vị rất nhiều. Cám ơn rất nhiều.
Thưa Chủ tịch Castro, nhân dân Cuba, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự đón tiếp nồng nhiệt mà tôi, gia đình tôi, và phái đoàn chúng tôi đã nhận được. Ở đây ngày hôm nay à một vinh dự đặc biệt cho tôi .
Trước khi bắt đầu, vui lòng cho phép tôi. Tôi muốn nhận định về cuộc tấn công khủng bố ở Brussels. Người dân Mỹ đang nghĩ và cầu nguyện với người dân Bỉ. Chúng tôi đoàn kết với họ trong việc lên án những cuộc tấn công vô nhân đạo nhằm vào người dân vô tội. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ bạn và đồng minh của chúng tôi, nước Bỉ, trong việc đưa ra công lý những người có trách nhiệm. Và đây lại là một lời nhắc nhở là thế giới phải đoàn kết, chúng ta phải cùng nhau, bất kể quốc tịch, hoặc chủng tộc, hay đức tin, trong cuộc chiến chống lại hiểm họa khủng bố. Chúng tôi có thể – và sẽ – đánh bại những ai đe dọa sự an toàn và an ninh của người dân trên toàn thế giới.
Với chính phủ và nhân dân Cuba, tôi muốn cảm ơn lòng tốt mà quý vị cho mà bạn đã bày tỏ với tôi và Michelle, Malia, Sasha, mẹ vợ tôi, Marian.
“Một bông hồng trắng.” (Vỗ tay.) Trong bài thơ nổi tiếng nhất của ông, Jose Marti đã dâng hiến tình hữu nghị và hòa bình cho bạn và cho cả kẻ thù của ông. Hôm nay, với tư cách Tổng thống của Hoa Kỳ, tôi hiến dâng đến nhân dân Cuba những lời chào bình an [el saludo de paz]. (Vỗ tay.)
Havana chỉ chỉ cách Florida có 90 dặm, nhưng để đến được đây chúng tôi đã phải đi một quãng đường rất xa – vượt qua rào cản của lịch sử và ý thức hệ; rào cản của đau thương và chia cách. Vùng biển xanh bên dưới chiếc phi cơ Air Force One của Mỹ đã từng đưa chiến hạm của Mỹ đến hòn đảo này – để giải phóng, nhưng cũng để kiểm soát Cuba. Vùng biển này cũng đã từng mang nhiều thế hệ của những người cách mạng Cuba đến Hoa Kỳ, nơi họ gầy dựng hậu thuẫn cho mục đích của họ. Và khoảng cách ngắn đó đã có hàng trăm hàng ngàn người Cuba lưu vong vượt qua – bằng máy bay và bằng thuyền bè – những người đã đến Mỹ đi tìm tự do và cơ hội, đôi khi đã để lại tất cả gia tài và tất cả những người mà họ yêu thương.
Giống như rất nhiều người trong cả hai nước của chúng ta, cuộc đời của tôi cũng đã có một thời gian bị cô lập. Cuộc cách mạng Cuba đã diễn ra cùng năm cha tôi từ Keynya đến Hoa Kỳ. Sự kiện Vịnh Con Heo xẩy ra năm tôi tôi chào đời. Ngay sau đó, cả thế giới nín thở, theo giõi hai nước của chúng ta, khi nhân loại đã đến gần một cuộc chiến tranh hạt nhân như chưa bao giờ. Hàng chục năm trôi qua, chính phủ của chúng ta tiếp tục ngụp lặn trong một cuộc đối đầu dường như vô tận, chiến đấu bằng ủy nhiệm quân. Trong một thế giới không ngừng thay đổi đó có một hằng số là xung đột giữa Mỹ và Cuba.
Tôi đã đến đây để chôn lấp những tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh ở châu Mỹ. (Vỗ tay.) Tôi đến đây để mở rộng vòng tay hữu nghị với nhân dân Cuba. (Vỗ tay.)
Tôi muốn thật rõ ràng: Sự khác biệt giữa hai Chính phủ của chúng ta trong nhiều năm qua là thực và chúng rất quan trọng. Tôi chắc chắn Chủ tịch Castro sẽ nói tương tự – Tôi biết, vì tôi đã nghe ông phát biểu về những khác biệt này. Nhưng trước khi tôi thảo luận về những vấn đề này, chúng ta cần phải biết rằng chúng ta cũng chia sẻ với nhau rất nhiều. Bởi vì trong nhiều cách khác nhau, Hoa Kỳ và Cuba giống như hai anh em nhiều năm cách biệt, ngay cả khi chúng ta cùng huyết thống.

Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Gran Teatro de la Habana, Havana, Cuba. March 22, 2016.. Nguồi EPA

Cả hai nước chúng ta, cùng sống trong một thế giới mới, thuộc địa của người châu Âu. Cuba, như Hoa Kỳ, đã được những người nô lệ đến từ châu Phi xây dựng một phần. Cũng giống như Hoa Kỳ, người dân Cuba có thể tìm về di sản của mình ở cả hai, những người nô lệ và những người chủ nô lệ. Chúng ta đã chào đón những người di cư, những người đã vượt ngàn trùng đến gầy dựng cuộc đời mới ở châu Mỹ.
Trong những năm qua, nền văn hóa của chúng ta đã hòa nhập với nhau. Công việc của bác sĩ Carlos Finlay tại Cuba mở đường cho các thế hệ của nhiều bác sĩ, kể cả Walter Reed, người đãu rút kinh nghiệm từ công trình của bác sĩ Finlay để giúp chống lại bệnh sốt vàng da. Cũng như Marti đã viết một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông ở New York, Ernest Hemingway chọn Cuba là nhà, và tìm thấy nguồn cảm hứng trên những bờ biển này. Chúng ta cùng chia sẻ một môn giải trí quốc gia – quả banh – và cuối ngày hôm nay các cầu thủ của chúng ta sẽ chơi trên cùng sân ở Havana nơi mà Jackie Robinson đã chơi trước khi xuất hiện lần đầu với Major League. (Vỗ tay) Và được biết võ sĩ nổi tiếng nhất của chúng tôi, Muhammad Ali, đã vinh danh một võ sĩ Cuba mà không bao giờ có thể tỉ thí – nói rằng ông ấy sẽ chỉ có thể có một trận hòa với đại lực sĩ quyền anh Cuba Teofilo Stevenson. (Vỗ tay.)
Vì vậy, ngay cả khi chính phủ của chúng ta trở thành thù nghịch, nhân dân hai nước tiếp tục chia sẻ những niềm đam mê chung, đặc biệtvì có rất nhiều người dân Cuba đến Mỹ. Ở Miami hoặc Havana, quý vị đều có thể tìm thấy những nơi để nhảy Cha-Cha-Cha hoặc Salsa, và ăn thị bò kho (ropa vieja). Dân cả hai nước của chúng ta đã cùng hát theo Celia Cruz hay Gloria Estefan, và bây giờ nghe nhạc reggaeton (Nam Mỹ) hoặc nhạc rap Pitbull. (Tiếng cười) Hàng triệu người dân của chúng ta chia sẻ cùng một tôn giáo – một đức tin mà tôi đã vinh danh tại Đền Thánh Đức Mẹ Bác Ái ở Miami, một sự bình an mà người Cuba đã tìm thấy ở La Cachita.
Dù với tất cả những sự khác biệt giữ chúng ta, nhân dân Cuba và nhân dân Mỹ chia sẻ những giá trị chung trong cuộc sống riêng của họ. Một ý thức yêu nước và một cảm giác tự hào – rất tự hào. Một tình yêu gia đình sâu sắc. Một niềm đam mê con trẻ của chúng ta, và lời hứa cho chúng một nền giáo dục. Và đó là lý do tại sao tôi tin rằng cháu của chúng ta sẽ nhìn lại khoảng thời gian của sự cô lập này là một sai lầm, nhưng chỉ là một chương trong một câu chuyện dài của gia đình và của tình bạn.
Nhưng chúng ta không thể, và không nên bỏ qua những khác biệt rất thực giữa chúng ta – về cách chúng ta tổ chức chính phủ, điều hành nền kinh tế, và xã hội của chúng ta. Cuba có một hệ thống độc đảng; Hoa Kỳ là một nền dân chủ đa đảng. Cuba có một mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa; Hoa Kỳ là một thị trường mở. Cuba đã nhấn mạnh vai trò và quyền lực của nhà nước; Hoa Kỳ được xây dựng trên quyền của cá nhân người dân.
Mặc dù có những khác biệt này, vào ngày 17 tháng 12 năm 2014, Chủ tịch Castro và tôi đã công bố Hoa Kỳ và Cuba sẽ bắt đầu một tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước của chúng ta. (Vỗ tay.) Từ đó, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao và mở đại sứ quán. Chúng ta đã bắt đầu bằng những sáng kiến để hợp tác về y tế và nông nghiệp, giáo dục và thực thi pháp luật. Chúng ta đã đạt đến thỏa thuận để khôi phục lại dịch vụ thư tín và hàng không trực tiếp. Chúng ta đã mở rộng quan hệ thương mại, và tăng cơ hội để người Mỹ đi du lịch và làm ăn ở Cuba.
Và những thay đổi đã được hoan nghênh, mặc dù vẫn còn có những người phản đối những chính sách này. Nhưng vẫn còn, nhiều người ở cả hai bên của cuộc tranh luận này đã hỏi: Tại sao bây giờ? Tại sao lại bây giờ?
Có một câu trả lời đơn giản: Những gì Mỹ đã làm đã không thành công. Chúng tôi phải có đủ can đảm để công nhận sự thật đó. Một chính sách cô lập vẽ ra từ thời Chiến tranh Lạnh không còn nhiều ý nghĩa trong thế kỷ 21 nữa. Cuộc cấm vận chỉ làm tổn thương người dân Cuba thay vì giúp đỡ họ. Và tôi đã luôn luôn tin tưởng vào những gì Martin Luther King, Jr. gọi là “tính cấp bách khốc liệt của hiện tại” – chúng ta không nên sợ sự thay đổi, chúng ta nên ôm nó vào lòng. (Vỗ tay.)

Một người Cuba đang xem trực tiếp truyền hình phát biểu của TT Mỹ Obama. Nguồn: Reuters

Điều đó dẫn tôi đến một lý do lớn hơn và quan trọng hơn nhiều để có những thay đổi này: Đó là tôi tin vào nhân dân Cuba. Tôi tin vào nhân dân Cuba [Creo en el pueblo Cubano]. (Vỗ tay.) Điều này không chỉ là một chính sách bình thường hoá quan hệ với chính phủ Cuba. Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với nhân dân Cuba. (Vỗ tay.)
Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với quý vị giấc mơ của tôi về những gì có thể là tương lai của chúng ta. Tôi muốn nhân dân Cuba – đặc biệt là những người trẻ tuổi – hiểu lý do tại sao tôi tin rằng các bạn nên nhìn về tương lai với niềm hy vọng; không phải là lời hứa giả dối để khẳng định mọi việc đều tốt hơn chúng thực sự là, hoặc lạc quan mù quáng mà nói rằng tất cả các vấn đề của các bạn sẽ biến mất ngày mai. Hy vọng đó là bắt nguồn từ tương lai mà các bạn có thể lựa chọn và các bạn có thể định hình, và với niềm hy vọng đó các bạn có thể xây dựng cho đất nước của các bạn.
Tôi hy vọng bởi vì tôi tin nhân dân Cuba cũng sáng tạo như mọi người dân trên thế giới.
Trong một nền kinh tế toàn cầu, vận hành bằng những ý tưởng và thông tin, tài sản lớn nhất của một quốc gia là người dân trong nước. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi có một đài kỷ niệm rõ ràng những gì người dân Cuba có thể xây dựng: nó chính là là Miami. Ở đây tại Havana, chúng ta thấy cũng những tài năng đó ở những người tự tạo công việc cho mình, cuentapropistas, những hợp tác xã và những xe hơi cũ vẫn còn chạy. Cuba phát minh ra không khí. (Vỗ tay.)

Xe hơi cũ vẫn còn chạy. Nguồn: TGT

Cuba có một nguồn lực phi thường – một hệ thống giáo dục đánh giá cao mỗi bé trai và mỗi bé gái. (Vỗ tay.) Và trong những năm gần đây, chính phủ Cuba đã bắt đầu mở ra với thế giới, và mở ra rộng không gian cho tài năng đó phát triển mạnh. Chỉ trong một vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy cách những người tự tạo việc làm thành công trong khi duy trì một tinh thần rất là Cuba. Tự tạo việc cho mình không có nghĩa là trở nên giống Mỹ hơn, mà đó là mình chính là mình.
Hãy nhìn gương của Sandra Lidice Aldama, một người đã chọn để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ. Dân Cuba, cô ấy nói, có thể
“đổi mới và thích nghi mà không mất đi bản sắc của chúng tôi … bí mật của chúng tôi là trong không sao chép hay bắt chước mà chỉ đơn giản là trung thực với chính mình.”
Hãy xem ông Papito Valladeres, một người thợ hớt tóc, thành công đã cho phép ông cải thiện đời sống trong khu phố của ông. Ông nói,
“Tôi biết rằng tôi sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề của thế giới. Nhưng nếu tôi có thể giải quyết vấn đề trong thế giới nhỏ bé nơi tôi sống, nó có thể lan tỏa khắp Havana.”
Đó là nơi hy vọng bắt đầu – với khả năng tự kiếm sống, và xây dựng một cái gì đó các bạn có thể tự hào. Đó là lý do tại sao chính sách của chúng tôi tập trung vào việc hỗ trợ người dân Cuba, thay vì làm tổn thương họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bỏ giới hạn về kiều hối – để cho người dân Cuba bình thường có thêm nguồn [tài] lực. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang khuyến khích du lịch – nó sẽ xây dựng cầu nối giữa người dân của chúng ta, và mang lại doanh thu nhiều hơn cho giới tiểu thương Cuba. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã mở rộng không gian cho thương mại và trao đổi – như vậy người Mỹ và người dân Cuba có thể làm việc cùng nhau để tìm phương pháp chữa trị các loại bệnh, và tạo công ăn việc làm, và mở cửa để cơ hội đến nhiều hơn với nhân dân Cuba.
Là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã yêu cầu Quốc hội của chúng tôi dỡ bỏ cấm vận. (Vỗ tay.) Đó là một gánh nặng lỗi thời đối với người dân Cuba. Đó là một gánh nặng cho những người Mỹ muốn làm việc và kinh doanh hoặc đầu tư ở Cuba. Đã đến lúc phải dỡ bỏ cấm vận. Nhưng ngay cả nếu chúng tôi bỏ cấm vận ngày mai, người dân Cuba sẽ không nhận ra tiềm năng của họ ở đây nếu không có tiếp tục thay đổi ở Cuba. (Vỗ tay.) Cần dễ dàng hơn để mở một doanh nghiệp ở đây. Một công nhân cần có khả năng có được một công việc trực tiếp với các công ty đầu tư ở Cuba. Hai bản tệ khác nhau không vì thế mà phân cấp mức lương người Cuba có thể kiếm được. Internet nên có ở trên khắp hòn đảo, để người dân Cuba có thể kết nối với một thế giới rộng lớn hơn – (vỗ tay) – và với một trong những động cơ lớn nhất của sự phát triển trong lịch sử nhân loại.
Không có giới hạn nào từ phía Hoa Kỳ về khả năng của Cuba để thực hiện các bước thay đổi này. Nó tùy vào quý vị. Và tôi có thể nói với quý vị như như một người bạn, sự thịnh vượng bền vững trong thế kỷ 21 phụ thuộc vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường. Nhưng nó cũng phụ thuộc vào việc trao đổi tư tưởng một cách tự do và cởi mở. Nếu các bạn không thể truy cập thông tin trực tuyến, nếu các bạn không thể tiếp xúc được với quan điểm khác nhau, các bạn sẽ không phát triển được đầy đủ tiềm năng của các bạn. Và theo thời gian, các bạn trẻ sẽ mất niềm hy vọng.

Tấm bích chương hình Chủ tịch Cuba và TT Mỹ trên phố  bên ngoài một tiệm ăn ở Havana, Cuba, March 17, 2016. Nguồn: AP photo by Ramon Espinosa

Tôi biết đây là những vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là đến từ một tổng thống Mỹ. Trước năm 1959, một số người Mỹ thấy Cuba như một nơi để khai thác, không quan tâm đến sự nghèo khó, để tham nhũng trỗi dậy. Và kể từ năm 1959, chúng ta đã đánh bốc với một đối thủ vô hình trong trận chiến địa chính trị và chỉ trích cá nhân. Tôi biết lịch sử, nhưng tôi từ chối để xập bẫy của lịch sử. (Vỗ tay.)
Tôi đã nói rõ ràng rằng Hoa Kỳ không có năng lực, cũng không có ý định để áp đặt sự thay đổi đối với Cuba. Những thay đổi ở đây đều tùy thuộc vào nhân dân Cuba. Chúng tôi sẽ không áp đặt hệ thống chính trị hoặc kinh tế với các bạn. Chúng ta đều biết mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, phải tự vạch lộ trình riêng và định hình mô hình riêng cho nó. Nhưng sau khi loại bỏ những bóng đen lịch sử ra khỏi mối quan hệ của chúng ta, tôi phải nói thật về những điều tôi tin – những điều mà người Mỹ chúng tôi tin tưởng. Như Marti đã nói, “Tự do là quyền của mỗi con người để trung thực, để suy nghĩ và lên tiếng không có sự đạo đức giả.”
Vì vậy, hãy cho phép tôi nói cho các bạn biết những gì tôi tin tưởng. Tôi không thể ép buộc bạn phải đồng ý, nhưng bạn nên biết những gì tôi nghĩ. Tôi tin rằng tất cả mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật. (Vỗ tay.) Mọi đứa trẻ xứng đáng với một nhân phẩm đi kèm với giáo dục và chăm sóc y tế và thực phẩm trên bàn và một mái nhà trên đầu của chúng. (Vỗ tay.) Tôi tin rằng công dân phải được tự do nói mà không sợ – (vỗ tay) – có quyền tổ chức, và chỉ trích chính phủ của họ, và để phản đối một cách ôn hòa, và rằng nguyên tắc pháp trị không có việc bắt giữ tùy tiện những công dân đang thực hiện những quyền đó. (Vỗ tay.) Tôi tin đó nên có tất cả mọi người phải được tự do thực hành tín ngưỡng của họ một cách hòa bình và công khai. (Vỗ tay.) Và, vâng, tôi tin rằng cử tri cần có khả năng để lựa chọn chính phủ của họ trong các cuộc bầu cử tự do và dân chủ. (Vỗ tay.)
Không phải ai cũng đồng ý với tôi về những điều này. Không phải ai cũng đồng ý với người dân Mỹ về những điều này. Nhưng tôi tin rằng nhân quyền là giá trị phổ quát. (Vỗ tay.) Tôi tin rằng đó là quyền của người dân Mỹ, của nhân dân Cuba, và của người dân trên toàn thế giới.
Bây giờ, không có bí mật về việc chính phủ của chúng ta không đồng ý về nhiều điểm trong các vấn đề này. Tôi đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với Chủ tịch Castro. Trong nhiều năm qua, ông ấy đã chỉ ra những khuyết điểm trong hệ thống Mỹ – bất bình đẳng kinh tế; án tử hình; phân biệt chủng tộc; những cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Đó chỉ là một vài thí dụ. Ông có một danh sách dài hơn nhiều. (Tiếng cười.) Nhưng đây là những gì mà nhân dân Cuba cần phải hiểu: Tôi hoan nghênh cuộc thảo luận và đối thoại mở này. Nó tốt. Nó lành mạnh. Tôi không sợ nó.
Chúng ta có quá nhiều tiền trong nền chính trị Mỹ. Nhưng, ở Mỹ, nó vẫn có thể cho ai đó như tôi – một đứa trẻ chỉ được người mẹ đơn thân nuôi dưỡng, một đứa trẻ mang hai dòng máu và không có nhiều tiền – theo đuổi và vào làm việc ở vị trí cao nhất của quốc gia. Đó là những gì có thể xẩy ra ở Mỹ. (Vỗ tay.)
Chúng tôi có những thách thức trong vấn đề thiên vị chủng tộc – trong cộng đồng của chúng tôi, trong hệ thống tư pháp hình sự của chúng tôi, trong xã hội của chúng tôi – những di sản của chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc. Nhưng thực tế chúng tôi có các cuộc thảo luận mở trong nền dân chủ của nước Mỹ là những gì đã cho phép chúng tôi có được thay đổi tốt hơn. Năm 1959, Năm đó cha tôi sang Mỹ, kết hôn với mẹ tôi, một người da trắng, vẫn là điều bất hợp pháp cho ông ở nhiều tiểu bang của Mỹ. Khi tôi bắt đầu đi học, chúng tôi vẫn còn đấu tranh để phân chia trường học da trắng da đen trên khắp miền Nam nước Mỹ. Nhưng mọi người đã tổ chức; họ phản đối; họ tranh luận về những vấn đề này; họ thách thức quan chức chính phủ. Và nhờ những cuộc biểu tình, và vì những cuộc tranh luận, và vì sự dộng viên quần chúng, tôi dã có thể để đứng đây ngày hôm nay như một như một người Mỹ gốc châu Phi, và như một Tổng thống của Hoa Kỳ. Đó là vì các quyền tự do tại Hoa Kỳ mà chúng tôi đã có để có thể đem lại thay đổi.

Thiếu niên Cuba. Nguồn: farmcuba.org

Tôi không nói những điều này là điều dễ thực hiện. Vẫn còn những vấn đề rất lớn trong xã hội của chúng tôi. Nhưng dân chủ là cách chúng ta giải quyết chúng. Đó là cách chúng tôi có sự chăm sóc sức khỏe cho nhiều người dân của chúng tôi hơn. Đó là cách chúng tôi đã phát triển mạnh về quyền của phụ nữ và quyền người đồng tính. Đó là cách chúng tôi giải quyết những bất bình đẳng hội tụ rất nhiều của cải ở lớp trên cùng của xã hội chúng tôi. Bởi vì người lao động có thể tổ chức và người dân bình thường có một tiếng nói, nền dân chủ Mỹ đã cho dân chúng tôi cơ hội để theo đuổi ước mơ của họ và tận hưởng một mức sống cao. (Vỗ tay.)
Bây giờ, vẫn còn một số những cuộc chiến khó khăn. Tiến trình dân chủ không phải lúc nào cũng xinh đẹp. Nó thường gây bực bội. Các bạn có thể thấy việc đó ngay trong cuộc đang bầu cử diễn ra ở nước tôi. Nhưng hãy dừng lại và xem xét thực tế này trong cuộc vận động tranh cử ở Mỹ đang diễn ra ngay bây giờ. Các bạn có hai người Mỹ gốc Cuba trong Đảng Cộng hòa, đang vận động chống lại những di sản của một tổng thống người da đen, trong khi tranh luận họ đều nói hộ là ứng viên tốt nhất để đánh bại ứng cử viên đàng Dân chủ môt là một người phụ nữ hay người thứ hai là môt người dân chủ xã hội. (Tiếng cười và vỗ tay.) Ai có thể được tưởng tượng chuyện thế này vào năm 1959? Đó là một thước đo của sự tiến bộ của chúng tôi như là một nước dân chủ. (Vỗ tay.)
Vì vậy, đây là lời nhắn gởi của tôi với chính phủ Cuba và nhân dân Cuba: Các Lý tưởng, điểm khởi đầu cho mọi cuộc cách mạng – cách mạng Mỹ, cách mạng Cuba, các phong trào giải phóng dân trên toàn thế giới – Những lý tưởng này được diễn tả chân thật nhất, tôi tin rằng, trong một nền dân chủ. Không phải vì nền dân chủ Mỹ là tuyệt hảo, nhưng chính xác vì chúng tôi không hoàn hảo. Và chúng tôi – giống như tất cả các nước khác – cần cái không gian mà nền dân chủ cho phép để mà thay đổi. Dân chủ cho phép mooci con người là chất xúc tác để suy nghĩ theo cách mới, và để tưởng tượng lại xã hội chúng ta nên như thế nào, và để làm cho chúng tốt hơn.
Có một sự tiến hóa đang diễn ra bên trong Cuba, đó là một sự thay đổi thế hệ. Nhiều người đề nghị, tôi đến đây và yêu cầu nhân dân Cuba để xé bỏ cái gì đó – nhưng tôi đang yêu cầu những người trẻ của Cuba nâng lên một cái gì đó lên, xây dựng một cái gì đó mới. (Vỗ tay.) Tương lai của Cuba phải trong tay của nhân dân Cuba [El futuro de Cuba tiene que estar en las manos del pueblo Cubano]. (Vỗ tay.)
Và với Chủ tịch Castro – người hân hạnh thấy hiện diện ở đây hôm nay – Tôi muốn ngài biết, tôi tin rằng chuyến thăm của tôi ở đây cho thấy rằng ngài không cần phải lo ngại một mối đe dọa từ Hoa Kỳ. Và với cam kết của ngài về chủ quyền và quyền tự quyết của Cuba, tôi tin chắc rằng ngài cũng không cần phải lo sợ những tiếng nói khác nhau của người dân Cuba – và khả năng của họ để lên tiếng nói, và tập họp, và bỏ phiếu chọn người lãnh đạo của họ. Trong thực tế, tôi hy vọng về tương lai, vì tôi tin tưởng nhân dân Cuba sẽ có những quyết định đúng.
Và cũng ngài, tôi lcũng tin chắc rằng Cuba có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong bán cầu này và trên toàn cầu – và hy vọng của tôi là, là các bạn có thể làm như vậy như là một đối tác của Hoa Kỳ.
Chúng ta đã đóng vai trò rất khác nhau trên thế giới. Nhưng không ai có thể phủ nhận dịch vụ của hàng ngàn bác sĩ Cuba đã đem đến cho giới người nghèo và đau khổ. (Vỗ tay.) Năm ngoái, nhân viên y tế của Mỹ – và quân đội Hoa Kỳ – đã làm việc sát cánh với người Cuba để cứu mạng sống và dập tắt dịch Ebola ở Tây Phi. Tôi tin rằng chúng ta nên tiếp tục loại hợp tác đo trong các nước khác.
Chúng ta đã ở bên khác nhau trong rất nhiều mâu thuẫn ở châu Mỹ. Nhưng hôm nay, người Mỹ và người dân Cuba đang ngồi cùng nhau ở bàn đàm phán, và chúng ta đang giúp người dân Colombia để giải quyết cuộc nội chiến đã kéo dài nhiều chục năm. (Vỗ tay.) Loại hợp tác đó tốt cho tất cả mọi người. Nó đem hy vọng đến cho tất cả mọi người trong bán cầu này.
Chúng ta đã có những cuộc hành trình khác nhau để hỗ trợ cho người dân Nam Phi trong việc chấm dứt phân biệt chủng tộc. Nhưng cả hai, Chủ tịch Castro và tôi, có thể có mặt ở đó tại Johannesburg Cả hai để vinh danh di sản tuyệt vời của Nelson Mandela. (Vỗ tay.) Và khi nhìn lại đời và lời nói của ông, tôi chắc chắn rằng chúng ta biết rằng cả hai chúng ta có nhiều việc phải làm để thúc đẩy bình đẳng ở đất nước của chúng ta – để làm giảm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc trong đất nước của chúng ta. Và ở Cuba, chúng tôi muốn sự ràng buộc của chúng tôi sẽ giúp nâng đới sống những người Cuba gốc châu Phi lên – (vỗ tay) – những người đã chứng minh là không có gì họ không thể đạt được khi có cơ hội.
Chúng ta đã là một phần của các khối khác nhau của các quốc gia ở bán cầu, và chúng tôi sẽ tiếp tục có những khác biệt sâu sắc để thúc đẩy hòa bình, an ninh, cơ hội, và nhân quyền. Nhưng khi chúng ta bình thường hóa quan hệ của chúng ta, tôi tin rằng nó có thể giúp nuôi dưỡng một ý thức lớn hơn về sự hiệp nhất ở châu Mỹ – chúng ta đều là người Mỹ [todos somos Americanos]. (Vỗ tay.)
Từ đầu nhiệm kỳ tổng thống, tôi đã thúc giục người châu Mỹ hãy bỏ lại phía sau những trận chiến ý thức hệ của quá khứ. Chúng ta đang ở trong một thời đại mới. Tôi biết rằng nhiều trong số những vấn đề tôi đang nói đó thiếu kịch tính của quá khứ. Và tôi biết rằng một phần bản sắc của Cuba là niềm tự hào là một quốc đảo nhỏ có thể đứng lên bảo vệ quyền của nó, và lay chuyển thế giới. Nhưng tôi cũng biết đó Cuba sẽ luôn luôn độc đáo vì tài năng, chịu khó, và niềm tự hào của người dân Cuba. Đó là điểm mạnh của các bạn. (Vỗ tay.) Cuba không cần được định nghĩa bằng cách chống lại Hoa Kỳ, cuxng như nước Mỹ không nên được xác định vì cách chống lại Cuba. Tôi hy vọng vào tương lai vì sự hòa giải đang diễn ra giữa những người Cuba.
Tôi biết rằng đối với một số người Cuba trên đảo, có thể vẫn có một cảm giác những ai đã rời khỏi một cách nào đó vẫn hỗ trợ một loại trật tự cũ ở Cuba. Tôi chắc rằng vẫ có chuyện kể còn lưu lại ở đây cho rằng những người Cuba lưu vong đã không quan tấm đến những vấn đề trowsc cách mạng Cuba, và chối bỏ cuộc đấu tranh để xây dựng một tương lai mới. Nhưng tôi có thể nói với các bạn ngày hôm nay có rất nhiều người Cuba lưu vong mang theo mộtỗi lòng đau khổ – và đôi khi một ký ức bạo lực – vì sự chia ly. Họ yêu Cuba. Một phần trong số họ vẫn Cuba là quê hương thật sự của họ. Đó là lý do tại sao cảm xúc của họ quá mạnh. Đó là lý do tại sao nỗi đau của họ lại vĩ đại như vậy. Và đối với cộng đồng người Mỹ gốc Cuba mà tôi biết và tôn trọng, điều này không chỉ là về chính trị. Đây là vấn đề về gia đình – ký ức về một que hương đã mất; ước mơ xây lại một nhịp cầu đã gẫy; hy vọng cho một niềm hy vọng cho một tương lai tốt hơn, hy vọng trở về và hòa giải.
Đối với tất cả việc chính trị, người là người, và người dân Cuba là người dân Cuba. Và tôi đã đến đây – Tôi đã đi đoạn đường này – trên một cây cầu được người dân Cuba ở cả hai bên eo biển Florida xây dựng. Đó là lần đầu tôi nhận biết tài năng và niềm đam mê của người dân Cuba ở Mỹ. Và tôi biết làm họ đang đau khổ hơn nỗi đau của những người biệt xứ – Họ cũng thấm đậm những cảm nghiệm như những kẻ sống bên ngoài, và đấu tranh, và làm việc nhiều hơn để bảo đảm cho con của họ có thể đạt cao hơn nữa ở Mỹ.
Vì vậy, sự hòa giải của người dân Cuba – những người cháu và chít của cách mạng, vvới những con cháu của những kẻ tha hương – là nền tảng cho tương lai của Cuba. (Vỗ tay.)
Các bạn đã thấy nó ở Gloria Gonzalez, người đã đến đây vào năm 2013, lần đầu tiên sau 61 năm xa cách, và đã gặp cô em gái, Llorca. Gloria nói, Em nhận ra chị, nhưng chị không nhận được em.” và ôm lấy em của mình. Hãy tưởng tượng đó, sau 61 năm.
Các bạn cũng thấy nó trong Melinda Lopez, người đã tìm về ngôi nhà cũ của gia đình bà. Và khi đang đi bộ trên đường, một người phụ nữ lớn tuổi đã nhận ra co là con gái của mẹ cô, và bật khóc. Ba cụ đã đưa cô Melinda vào nhà và cho cô xem một đống ảnh trong đó co hiềm tấm ảnh của bé Melinda ngày nào mà mẹ cô đã gửi cho cụ ấy cách đây 50 năm. Melinda sau đó nói, “Vì thế, nhiều người trong chúng ta hiện nay đang nhận lại được rất nhiều.”
Các bạn nhìn thấy nó ở Cristian Miguel Soler, một thanh niên trẻ, trở thành người đầu tiên trong gia đình của ông về lại đây sau 50 năm. Và gặp người thân lần đầu tiên, ông nói, “Tôi nhận ra rằng gia đình là gia đình không có vấn đề khoảng cách giữa chúng tôi.”

Chủ tịch Cuba Castro và TT Mỹ Obama và phu nhân xem trận khúc côn cầu giao hữu giữa hai đội Tampa Bay Rays và đội tuyển quốc gia Cuba. Nguồn: Reuters.

Đôi khi những thay đổi quan trọng nhất bắt đầu ở những nơi nhỏ. Làn sóng của lịch sử có thể để lại những người trong cuộc xung đột và đời sống lưu vong và đói nghèo. Phải mất thời gian để thay đổi hòan cảnh. Nhưng ý thức chung về nhân bản, về sự hòa giải của người những người có quan hệ huyết thống và một niềm tin vào nhau – đó là nơi tiến bộ bắt đầu. Hiểu và lắng nghe, và tha thứ. Và nếu người dân Cuba phải cùng nhau đối diện với tương lai, nó sẽ có nhiều khả năng các bạn trẻ hôm nay sẽ có khả năng để sống với phẩm giá và đạt được ước mơ của họ ngay tại Cuba.
Lịch sử của Hoa Kỳ và Cuba gồm cách mạng và xung đột; đấu tranh và hy sinh; báo thù, và bây giờ, hòa giải. Bây giờ, đã đến lúc, chúng ta bỏ lại lại quá khứ sau lưng. Bây giờ là thời điểm để chúng ta cùng nhìn về tương lai – Một tương lai đầy hy vọng [un future de esperanza]. Và nó sẽ không phải dễ, và sẽ có bước thụt lùi. Nó sẽ mất thời gian. Nhưng thời gian của tôi ở Cuba làm hồi phục lại niềm hy vọng của tôi và sự tin tưởng của tôi vào những gì nhân dân Cuba sẽ làm. Chúng ta có thể đi chung cuộc hành trình này như những người bạn, và là hàng xóm, và như gia đình – với nhau. Vâng,  các bạn có thể. Cám ơn nhiều lắm [Si se puede. Muchas gracias]. (Vỗ tay.)
Hết
10:48 CST
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Remarks by President Obama to the People of Cuba. Gran Teatro de la Habana, Havana, Cuba.
The White House. Office of the Press Secretary. March 22, 2016.





No comments:

Post a Comment