Tuesday, April 26, 2016

BẢN TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM





Posted by adminbasam on 27/04/2016


TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên – Huế,… đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Đại hoạ thảm khốc trên không chỉ hủy hoại ngư trường của hàng vạn người dân ven biển miền Trung, hủy hoại môi sinh ven bờ, gây ra tình trạng lan tràn thực phẩm độc hại cho các vùng khác, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam như dịch vụ nghề cá, sản xuất muối, nuôi trồng thủy hải sản ven sông biển, du lịch, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng ven biển…

Tình trạng ô nhiễm biển nặng nề như trên không chỉ gây hậu quả xấu đối với kinh tế biển Việt Nam mà chắc chắn sẽ lan sang một số nước khác trong khu vực.

Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được.

Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải.

Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội.

Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản – tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia – đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy.

Không thể không nhắc đến những ưu đãi khác thường mà lãnh đạo Hà Tĩnh và trung ương đã dễ dãi cấp cho Formosa Hà Tĩnh, từ thời hạn sử dụng dài hết mức (70 năm) đối với một diện tích đất đai rộng lớn tại một vị trí xung yếu về quốc phòng, đến những lỏng lẻo trong quản lý, như về lao động (với số lượng lớn lao động đơn giản China Đại lục không có giấy phép lao động), về thuế, về kiểm soát nước thải (hoàn toàn lệ thuộc công ty). Những người có quyền quản trị quốc gia đã cho phép Formosa Hà Tĩnh được hoạt động như một đặc khu, các cơ quan chức năng của Việt Nam không dễ gì được vào để kiểm tra kiểm soát về an toàn môi trường cũng như mọi hoạt động của nó, như thực tế đã cho thấy trong vụ cá chết vừa qua.

Trước đại nạn biển miền Trung nhiễm độc và những hệ lụy của nó, chúng tôi, những người tha thiết với vận mệnh đất nước, yêu cầu nhà cầm quyền:

1/ Thi hành mọi biện pháp hỗ trợ người dân ven biển miền Trung nạn nhân vụ biển bị nhiễm độc khôi phục sự sống cả trước mắt và lâu dài. Tạm đình chỉ ngay việc sử dụng đường ống xả thải này trước khi các cơ quan chức năng bảo đảm được công tác kiểm tra an toàn nước thải do nó xả ra biển.

2/ Sử dụng mọi quyền lực nhà nước và biện pháp cần thiết, huy động mọi lực lượng xã hội như giới khoa học kỹ thuật, luật gia, nhà báo độc lập, nếu cần thì mời cả chuyên gia quốc tế, để nhanh chóng đưa thủ phạm vụ đầu độc biển miền Trung ra trước pháp luật; trừng trị nghiêm khắc, đích đáng, bắt chúng bồi thường mọi thiệt hại về người và của cho người dân bị liên lụy, cho những tác hại môi sinh của nước nhà.

3/ Gấp rút điều tra để trả lời câu hỏi: Vì sao Formosa, một công ty sản xuất thép với công nghệ lạc hậu và những thành tích bất hảo phá hoại môi sinh ở nhiều nước, như gần đây đã bộc lộ, lại được hưởng những ưu đãi chưa từng có, vi phạm chủ quyền quốc gia như thế?

4/ Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không để Formosa thi hành việc xả thải gây ô nhiễm từ từ thay vì gây độc cấp tính như vừa qua, làm công luận phẫn uất. Hậu quả của biện pháp đối phó này sẽ là cá, người và biển chết từ từ.

5/ Sẵn sàng xoá bỏ dự án Formosa, nếu những nguy hiểm tiềm tàng mà dự án gây ra không thể triệt tiêu được.

6/ Kỷ luật các quan chức trung ương và địa phương vô trách nhiệm và có thể có tham nhũng, tiêu cực trong việc xử lý vụ đầu độc biển miền Trung.

Đây là giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai hoạ do các dự án từ khai khoáng (như bauxite Tây Nguyên) đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan khắp đất nước bất chấp những cảnh báo tâm huyết của trí thức và nhân dân. Đã đến lúc nhà cầm quyền phải nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, nếu cần thì hủy bỏ các dự án bất lợi cho sự phát triển bền vững, cho an ninh quốc phòng, nhất là các dự án của China, không để tiếp tục xảy ra những tai hoạ về môi sinh cũng như về các mặt khác.

Người dân Việt Nam quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi sinh của đất nước, hi sinh quyền lợi của dân nghèo, hi sinh chủ quyền quốc gia;

Người dân Việt Nam quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì lợi lộc, tham vọng cá nhân và phe đảng;

Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!


DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
  1. Nguyễn Quang A, TS Khoa học Điện tử viễn thông, nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển IDS, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hà Nội
  2. Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá – Văn nghệ báo Lao Động, TPHCM
  3. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
  4. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  5. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng
  6. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
  7. Phan Hoàng Oanh, TS Hoá, TPHCM
  8. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý nông nghiệp II, TPHCM
  9. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  10. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán-Nôm, Hà Nội
  11. Vũ Ngọc Tiến, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
  12. Đào Tiến Thi, Thạc sĩ Ngữ văn, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  13. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
  14. B. Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, nhà báo tự do, Hà Nội
  15. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TPHCM
  16. Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
  17. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège Bỉ, TPHCM
  18. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, TPHCM
  19. Phạm Toàn, nhà văn, nhà giáo dục, người sáng lập nhóm giáo dục Cánh Buồm, Hà Nội
  20. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  21. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
  22. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TPHCM
  23. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, TPHCM
  24. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
  25. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  26. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  27. Trần Đức Quế, chuyên viên Bộ Giao thông Vận tải hưu trí, Hà Nội
  28. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
  29. Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên Đại học về hưu, Pháp
  30. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Pháp
  31. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM
  32. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  33. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  34. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  35. Tô Hải, nhạc sĩ, Sài Gòn
  36. Lâm Thị Ái, Nội trợ, Sài Gòn
  37. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn 
  38. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TPHCM
  39. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội
  40. Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội
  41. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), TS Sinh học, Đà Lạt
  42. Nguyễn Tường Thụy, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hà Nội
  43. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  44. André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp
  45. Vũ Linh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội
  46. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Hà Nội
  47. Nguyễn Thị Mười, TPHCM
  48. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM
  49. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
  50. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS Văn học, Hà Nội
  51. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
  52. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TPHCM
  53. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa chất, Hà Nội
  54. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ 
  55. Trần Thị Tuyết, thành viên Cánh Buồm, nhân viên Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội
  56. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội
  57. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Trưởng khoa Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội
  58. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
  59. Dương Thuấn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
  60. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  61. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà nội 
  62. Lê Mai Đậu, chuyên viên Địa chất Công trình (hưu trí), Hà Nội
  63. Nguyễn Duy, nhà thơ, TPHCM
  64. Từ Quốc Hoài, nhà thơ, TPHCM
  65. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
  66. Nguyễn Hoàng Anh Thư, giáo viên, Huế
  67. Trần Kiêm Đoàn, TS Tâm lý học, GS, nhà văn, Hoa Kỳ
  68. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu văn học – lịch sử, Pháp
  69. Lê Hiền Đức, Hà Nội
  70. Nguyễn Thái Nguyên, TS Kinh tế Nông nghiệp, Hà Nội
  71. Lê Tuấn Khanh, Sài Gòn
  72. Nguyễn Huy Chương, San Jose, Hoa Kỳ 
  73. Lê Thanh Bình, kỹ sư Xây dựng, Cử nhân Kinh tế, Huế
  74. Phan Thành Vinh, Bình Định
  75. Manh Phu Nguyen, Philadelphia, PA, USA
  76. Nguyễn Văn Nhân, Thạc sĩ Kinh tế, Khánh Hòa
  77. Nguyễn Minh Tâm (Lộc Sơn Hải), giáo viên, Krông Buk, Đắc Lắc
  78. Nguyễn Thanh Tâm, cựu Phó Chủ tịch Nội vụ Ban Chấp hành Cộng đồng Việt Nam Oregon, Portland, Oregon, Hoa Kỳ
  79. Nguyễn Hùng Cường, nhân viên văn phòng, Hà Nội
  80. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM
  81. Hà Văn Thùy, nhà văn, TPHCM
  82. Chien Tran, Nürnberg, Đức
  83. Nguyễn Anh Tuấn, Tester – Coder Web & Application, Sài Gòn
  84. Văn Thị Nghĩa, giáo viên về hưu, Phan Thiết, Bình Thuận
  85. Trịnh Quốc Hậu, thương nhân, TP Ninh Bình, Ninh Bình
  86. Đinh Đức Long, TS, bác sĩ Y khoa, TPHCM
  87. Đặng Công Thiệu, kinh doanh, Nha Trang, Khánh Hòa
  88. Ngô Hoàng Hưng, kinh doanh, Sài Gòn
  89. Tăng Bá Hùng, giáo viên cấp 2, Hải Dương
  90. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
  91. Antôn Phan Trọng Khánh, Nghệ An
  92. Trần Song Hào (Sao Hồng), hưu trí, TP Nha Trang, Khánh Hoà
  93. Nguyễn Trọng Thành, công dân Việt Nam, Vilnius, Lithuania
  94. Thành Đoàn, kỹ sư phần mềm, Thạc sĩ, London, Vương quốc Anh
  95. Nguyễn Anh Tuấn, kỹ sư, Hà Nội
  96. Phạm Thanh Nghiên, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, cựu Tù nhân Lương tâm, Hải Phòng
  97. Huỳnh Anh Tú, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, Sài Gòn
  98. Vũ Chí Cương, giáo viên, Hải Dương
  99. Trần Tuấn Lộc, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, kế toán trưởng, TPHCM
  100. Nguyễn Văn Hải, kỹ sư, Tân Bình, TPHCM
  101. Nguyễn Thanh Nhàn, thương binh, giáo viên nghỉ hưu, Hà Đông, Hà Nội
  102. Đào Hiếu, nhà văn, TPHCM
  103. Le Thanh Hong, TPHCM
  104. Lê Vương, giáo viên, Thanh Hóa
  105. Nguyễn Thị Hoàng Ý, sinh viên, điều tra viên tự do, TPHCM
  106. Nguyễn Hoàng Khôi, TPHCM
  107. Hoàng Quân, sinh viên, Tampa, Hoa Kỳ
  108. Tiết Hùng Thái (Hiếu Tân), dịch giả, Vũng Tàu
  109. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn độc lập (Kinh tế Đối ngoại), Hà Nội
  110. Ly Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác, TPHCM
  111. Đoàn Thanh Liêm, luật sư đã nghỉ hưu, Califonia, Hoa Kỳ
  112. Nguyễn Đình Nguyên, TS, bác sĩ, Australia
  113. Trần Trung Chính, nhà báo, Hà Nội
  114. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM
  115.  
Xin mời quý ông/bà/anh/chị/em ký tên vào Tuyên bố này với tên họ, nghề nghiệp/ chức danh (nếu có), nơi cư trú, và gửi về địa chỉ: tuyenboformosa@gmail.com





No comments:

Post a Comment