Monday, March 28, 2016

SỰ THẬT VỀ "DÂN CHỦ" NGÀY NAY Ở VIỆT NAM (Shawn W. Crispin - The Diplomat)





Shawn W. Crispin, Tạp chí Diplomat
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Mar 28, 2016

Trái với thực tế, dân chủ chỉ tồn tại bằng cái tên gọi tại đất nước đang chuẩn bị diễn ra cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.

Cuộc bầu cử quốc hội sắp tới bao gồm các ứng cử viên khác nhau, từ các nhà hoạt động cho giới học thuật đến nghệ sĩ biểu diễn, tất cả nhằm mục đích được vào Quốc hội 500 thành viên, vốn là cơ quan lập pháp của Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản. Một số người cho rằng số lượng ứng cử viên độc lập đông chưa từng có từ trước tới đây phản chiếu lại những cải cách chính trị được ghi nhận trong hiến pháp năm 2013, nhưng Đảng Cộng sản vốn đang nắm quyền dự kiến ​​sẽ không nhường quyền trong thời gian tới đối với cơ quan mà lâu nay các đảng viên cộng sản kiểm soát.

Gần 100 người tự ứng cử ở thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh, đang chạy đua để trong kỳ bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra ​​vào ngày 22 tháng Năm sắp tới. Một số người đã nói thẳng thắn trong giai đoạn đăng ký rằng Việt Nam cần thay đổi trong cơ chế nhà nước một đảng, khiến chiến dịch sơ bộ của họ mang màu sắc phản kháng chính trị. Báo chí truyền thông nước ngoài bình luận rằng các ứng cử viên ngoài Đảng, nhiều trong số họ ở độ tuổi 20 hoặc 30 tuổi, là lớp đại diện thuộc một thế hệ mới hơn với một xã hội đang thay đổi nhanh chóng.

Chính quyền Việt Nam đã cho phép cho các ứng cử viên tự ứng cử từ năm 2002, nhưng chỉ có một số ít đã thực sự được vào quốc hội. Đó chủ yếu vì Đảng Cộng sản Việt Nam – chứ không phải là người dân – là cơ quan kiểm soát các ứng cử viên độc lập và thường không cho phép các nhân vật bất đồng chính kiến ​​có tên chính thức trên phiếu. Theo Đài Á châu Tự do thì trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 13 hồi năm 2011, có ít nhất 83 người tự ứng cử nhưng chỉ có 15 người có tên trong lá phiếu chính thức, và trong số đó chỉ có bốn người được vào Quốc hội.

Một số nhà phân tích cho rằng Đảng Cộng sản có thể cho phép nhiều tự ứng cử như một tín hiệu gửi đến Hoa Kỳ rằng Việt Nam cho phép sự cởi mở hơn về mặt chính trị. Quan hệ Việt–Mỹ hiện đang bước vào một giai đoạn mới không chắc chắn sau sự ra đi bất ngờ của Thủ tướng Chính phủ ra Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 được tổ chức vào tháng Giêng vừa qua. Nhiều người đã dự đoán rằng ông Dũng, người được cho là thân Hoa Kỳ, sẽ trở thành tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và các đồng minh chính trị của ông sẽ điền vào ba vị trí hàng đầu khác của chính phủ, và rằng một chính quyền do ông Dũng dẫn đầu sẽ đưa Việt Nam gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhằm đối trọng lại với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn ở khu vực này.

Thay vào đó, ông Dũng đã bị qua mặt và buộc phải nghỉ hưu, trong khi nhân vật thân Trung Quốc Nguyễn Phú Trọng, năm nay 71 tuổi, tiếp tục giữ vững vị trí Tổng Bí thư dù ông đã quá tuổi. Trong khi kết quả trong nội bộ đảng đã được xem thường như một trở ngại đối với mối quan hệ chiến lược Việt–Mỹ, các nhà phân tích băn khoăn rằng liệu các lãnh đạo mới của Hà Nội hẳn sẽ làm chậm lại quá trình cải cách kinh tế, bao gồm cả những cam kết cần thiết cho các thành viên trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo. Các chuyên gia dự đoán Việt Nam sẽ có rất nhiều lợi thế về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong tương lai nếu hiệp định được ban hành như đã đề xuất.

Những nhà hoạt động hy vọng rằng nhân vật thân Hoa Kỳ như ông Dũng nếu nắm chính phủ có thể sẽ gợi lên nhiều bởi áp lực từ Washington nhằm thực hiện những cải cách liên quan đến TPP, và cuối cùng sẽ cho phép một không gian chính trị cởi mở hơn – mặc dù thời gian trong hai nhiệm kỳ ông làm thủ tướng đều có nhiều hành vi vi phạm nhân quyền. Những người khác đã nhìn thấy trước một kịch bản, tương tự như cơ chế chuyển giao tại Miến Điện do Tổng thống mãn nhiệm Thein Sein khởi xướng, rằng ông Dũng sẽ có những nhượng bộ về dân chủ đối với Hoa Kỳ, bao gồm cả việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và trao nhiều không gian cho tự do ngôn luận để đổi lấy mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ hơn [với Hoa Kỳ] và Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ sát thương.

Ông Trọng, người đã có chuyến thăm lịch sử tới Washington hồi tháng Bảy năm ngoái, dự kiến ​​sẽ duy trì mối quan hệ này giữa lúc Hoa Kỳ đang cân nhắc thông qua hiệp định, dù cơ quan lập pháp Hoa Kỳ đang bị chia rẽ giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa (mặc dù nhiều người cảm thấy nếu Hillary Clinton được bầu thì chính quyền của bà sẽ thúc đẩy xúc tiến hiệp định TPP). Một số người nghi ngờ rằng ông Trọng đã ngầm ủng hộ những cảnh tượng của các ứng cử viên độc lập và dùng sự kiện này để trao đổi về dân chủ với Tổng thống Obama trong chuyến thăm lịch sử của ông đến Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Năm.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói rõ rằng quá trình bầu cử và những tinh thần dân chủ khác sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ. Các ứng cử viên độc lập đã thông báo rằng họ thường xuyên bị quấy rối bởi các cơ quan nhà nước, bao gồm cả các cuộc thẩm vấn của công an, bêu xấu trên các phương tiện truyền thông nhà nước và đe dọa từ chối thẩm định thủ tục giấy tờ phức tạp mà họ phải nộp cùng với chính quyền địa phương. Các quan chức cũng đã tuyên bố rằng các ứng viên độc lập nào đó đang được bí mật tài trợ bởi các tổ chức phản động ở nước ngoài.

Việc kết tội và tuyên án hai blogger độc lập về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trong tuần này chỉ nhấn mạnh sự thiếu tiến bộ dân chủ mà nước này đạt được. Một số nhà hoạt động hy vọng rằng việc trả tự do trước thời hạn cho các tù nhân chính trị hoặc những người đã hoàn thành bản án, có thể là tín hiệu tốt đối với trường hợp của blogger Anh Ba Sàm. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tuyên bố rằng việc Việt Nam tiếp tục sử dụng luật hình sự để bóp nghẹt tự do ngôn luận là “đáng lo ngại”. Vì vậy, cuộc bầu cử giả mạo sắp tới tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info




No comments:

Post a Comment