17:45
23-02-2016
Hệ
thống rửa tiền bẩn có dính líu tới các ngân hàng Trung Quốc tại nhiều quốc gia
được xem là một trong những hệ thống rửa tiền lớn nhất thế giới, hầu hết
là các ngân hàng quốc doanh.
Có
thể nói, sự kiện Trung Quốc mở cửa và vươn lên trở thành một trong hai nền kinh
tế lớn nhất thế giới từ một nước nghèo đói cách đây hơn ba thập kỷ có thể được
xem là có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 20,
đầu thế kỷ 21. Trong vòng gần ba mươi năm, sự tăng trưởng nóng của Trung Quốc
trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu, góp phần đưa nền kinh
tế thế giới ngày càng thịnh vượng hơn.
Nhưng,
cái gì cũng có hai mặt của nó. Nhu cầu nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc trong
hàng chục năm qua đã tạo nên sự thịnh vượng cho nhiều nước trên thế giới, thì
ngược lại nước này cũng đang tạo ra những cái vòi bạch tuộc xấu xí lan tỏa ra
khắp thế giới.
Sự
việc cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ 5 lãnh đạo của chi nhánh Ngân hàng công nghiệp
và thương mại Trung Quốc (ICBC) vào ngày 17.2 và thêm 1 người nữa vào ngày 19.2
vừa qua, về những nghi vấn bị cáo buộc rửa tiền tại Madrid, được xem là hồi
chuông gióng lên cho các nhà chức trách thuộc Liên minh châu Âu trước vấn đề rửa
tiền bẩn thông qua các ngân hàng đến từ Trung Quốc.
Cụ
thể, 6 lãnh đạo chi nhánh ICBC tại Madrid này bị cáo buộc đã tiến hành rửa một
khoản tiền lên tới 40 triệu euro, tương đương 44,6 triệu USD. Số tiền này được
cho là có được từ các hoạt động buôn lậu và gian lận thuế của các nhóm tội phạm
có tổ chức người Trung Quốc kiếm được một cách bất hợp pháp và đã chạy chọt chi
nhánh ICBC tại Tây Ban Nha để chuyển số tiền bẩn này về Trung Quốc một cách
trót lọt nhất có thể.
Đây
được xem là thủ đoạn thường thấy của các tổ chức tội phạm đến từ Trung Quốc và
xuất hiện trên khắp thế giới. Theo đó, các băng nhóm tội phạm có nguồn gốc
Trung Quốc này sẽ tiến hành buôn lậu và nhập khẩu bất hợp pháp các hàng hóa
Trung Quốc vào nước sở tại để tránh các khoản thuế, tiền thu được sẽ được chi
nhánh các ngân hàng Trung Quốc tại các nước này tiếp nhận và chuyển về Trung Quốc
một cách trót lọt, mà nếu qua một ngân hàng quốc tế khác chắc chắn sẽ không được
chấp nhận.
Tờ
El Pais của Tây Ban Nha cho biết, tổng số tiền mà các cơ quan cảnh sát Tây Ban
Nha và châu Âu nghi ngờ chi nhánh ICBC đã rửa và chuyển về Trung Quốc trong thời
gian qua cho các tổ chức tội phạm có thể đã lên tới 300 triệu euro, tương đương
333 triệu USD.
Trên
thực tế, vụ rửa tiền bẩn do gian lận thương mại và buôn lậu tại chi nhánh ICBC
tại Madrid mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Mức độ nhúng tay vào các
giao dịch bẩn trên thế giới dính líu tới các ngân hàng Trung Quốc còn lớn hơn
thế rất nhiều.
Các
ngân hàng Trung Quốc đang có chi nhánh tại hầu hết mọi quốc gia trên khắp thế
giới, nó đã gần như trở thành một hệ thống rửa tiền quy mô nhất thế giới. Không
chỉ rửa tiền cho các phi vụ buôn lậu và trốn thuế của các băng nhóm tội phạm gốc
Trung Quốc, các ngân hàng Trung Quốc còn rửa tiền cho nhiều hoạt động bất hợp
pháp khác, từ buôn người cho đến buôn ma túy.
Theo
thống kê của Global Financial Integrity, tổng số tiền bẩn được rửa thông qua
các hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đã lên mức cao nhất thế giới, đạt trung
bình khoảng 139 tỷ USD mỗi năm.
Hình
thức rửa và chuyển tiền bẩn của các ngân hàng Trung Quốc cũng rất đa dạng. Một
trong số đó là các băng nhóm tội phạm Trung Quốc ở nước ngoài chuyển tiền bẩn về
nước thông qua các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc tại địa phương.
Điển
hình là việc chi nhánh ngân hàng Trung Quốc (Bank of China – BOC) ở thành phố
Milan, Italia, vào tháng 6.2015 đã bị chính quyền vùng Tuscany truy tố
cùng với 297 cá nhân, phần lớn là người Trung Quốc, về nhiều tội danh, trong đó
có việc chuyển bất hợp pháp hơn 4,5 tỷ euro (tương đương 5,1 tỷ USD) về Trung
Quốc trong giai đoạn 2006-2010. Trong số 4,5 tỷ euro nói trên thì có tới 2,2 tỷ
euro là được chuyển qua chi nhánh BOC tại Italia và ngân hàng này đã nhận được
khoản thù lao lên tới 857.000 euro.
Hình
thức thứ hai là giúp đỡ rửa tiền cho các hoạt động buôn bán ma túy trên toàn cầu.
Mới đây, tòa án Brooklyn tại New York, Mỹ, vừa kết án ba tội phạm người
Colombia vì đã vận hành một mạng lưới rửa tiền toàn cầu có trụ sở tại Quảng
Châu, Trung Quốc. Cụ thể, mạng lưới rửa tiền này đã đem lại khoảng 5 tỷ USD cho
đường dây buôn bán ma túy từ Mỹ, Mexico, Colombia, Panama, Guatemala, Canada
cùng một số khu vực tại châu Âu và châu Phi. Tiền bẩn thu được từ buôn bán ma
túy sẽ được chuyển qua các tài khoản tại Hồng Kông và Trung Quốc, sau đó được rửa
và chuyển về tay các trùm ma túy ở Nam Mỹ.
Điều
đáng chú ý ở đây là, hầu hết các ngân hàng thực hiện các phi vụ rửa tiền và
giao dịch mờ ám trên khắp toàn cầu của Trung Quốc lại là các ngân hàng nhà nước.
Phần lớn các ngân hàng Trung Quốc có quy mô lớn và có hệ thống chi nhánh trên
toàn cầu đều là các ngân hàng quốc doanh, mà ICBC hay BOC là những ví dụ điển
hình. Và hệ thống ngân hàng khổng lồ trên khắp thế giới này lại đang trở thành
một công cụ hữu hiệu cho giới tội phạm có tổ chức, các băng nhóm trên khắp thế
giới rửa tiền bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng tội phạm gia
tăng.
Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sự lớn mạnh và phình ra quá nhanh trên
khắp thế giới của hệ thống ngân hàng Trung Quốc, trong khi lại không có một hệ
thống kiểm soát tiền tệ chặt chẽ và nghiêm ngặt như các ngân hàng lớn khác trên
thế giới.
Nhàn
Đàm (theo
The Diplomat/The Saigon Times, Mof)
------------------------------
Saturday,
February 20, 2016 12:33:04 PM
MADRID,
Tây Ban Nha (NV) – Một
thẩm phán Tây Ban Nha ra phán quyết bắt giữ sáu giám đốc chi nhánh ngân hàng quốc
doanh Trung Quốc ICBC ở Madrid để điều tra tội rửa tiền và lậu thuế.
Fox News trích dẫn một phán quyết của tòa án đưa ra
hôm Thứ Bảy, nói rằng ba quan chức ngân hàng Industrial and Commercial Bank of
China (ICBC) bị giam mà không được đóng tiền tại ngoại trong thời gian đang tiến
hành cuộc điều tra.
Ba quan chức khác được phép tại ngoại với số tiền tại ngoại 100,000 euro.
Năm giám đốc Trung Quốc bị bắt hôm Thứ Tư vì tình nghi rửa tiền và gian lận thuế.
Người thứ sáu, trước đây từng làm việc tại văn phòng của ICBC ở Madrid, nhưng nay qua làm tại một chi nhánh ở Luxembourg và mới bị bắt hôm Thứ Sáu.
Mọi cuộc cung khai tại tòa đều có sự hiện diện của thông dịch viên và tất cả sáu bị can đều khước từ quyền không khai báo.
Thông cáo của tòa Tây Ban Nha nói rằng, ngân hàng ICBC ở Madrid vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường.
NewsMax trích thuật lời của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Madrid nói rằng, chính quyền Trung Quốc “đòi hỏi các công ty Trung Quốc phải tuyệt đối tuân hành theo luật lệ.”
Cảnh sát Tây Ban Nha nói, Cơ Quan Điều Tra Gian Lận Quốc Gia và cơ quan cảnh sát Liên Âu (EUROPOL) cùng hợp tác trong cuộc điều tra.
Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Liu Xing hôm Thứ Sáu nói với giới chức tòa đại sứ Tây Ban Nha ở Trung Quốc, rằng quyền pháp lý của doanh nghiệp lẫn cá nhân của người Hoa ở Tây Ban Nha phải được bảo đảm. (TP)
Ba quan chức khác được phép tại ngoại với số tiền tại ngoại 100,000 euro.
Năm giám đốc Trung Quốc bị bắt hôm Thứ Tư vì tình nghi rửa tiền và gian lận thuế.
Người thứ sáu, trước đây từng làm việc tại văn phòng của ICBC ở Madrid, nhưng nay qua làm tại một chi nhánh ở Luxembourg và mới bị bắt hôm Thứ Sáu.
Mọi cuộc cung khai tại tòa đều có sự hiện diện của thông dịch viên và tất cả sáu bị can đều khước từ quyền không khai báo.
Thông cáo của tòa Tây Ban Nha nói rằng, ngân hàng ICBC ở Madrid vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường.
NewsMax trích thuật lời của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Madrid nói rằng, chính quyền Trung Quốc “đòi hỏi các công ty Trung Quốc phải tuyệt đối tuân hành theo luật lệ.”
Cảnh sát Tây Ban Nha nói, Cơ Quan Điều Tra Gian Lận Quốc Gia và cơ quan cảnh sát Liên Âu (EUROPOL) cùng hợp tác trong cuộc điều tra.
Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Liu Xing hôm Thứ Sáu nói với giới chức tòa đại sứ Tây Ban Nha ở Trung Quốc, rằng quyền pháp lý của doanh nghiệp lẫn cá nhân của người Hoa ở Tây Ban Nha phải được bảo đảm. (TP)
---------------
Bài liên quan
No comments:
Post a Comment