Tuesday, January 26, 2016

ĐÂY LÀ LÚC BÀ AUNG SAN SUU KYI THỂ HIỆN TÀI NĂNG LÃNH ĐẠO (Vikram Nehru, Carnegie Endowment for International Peace)





Thiên Thanh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jan 27, 2016

Không một lời nào có thể miêu tả hết được tầm quan trọng chiến thắng vang dội của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng Mười một vừa qua tại Miến Điện. Cho dù chỉ tranh giành ¾ số ghế trong Quốc hội mà lực lượng quân đội chiếm 25% (theo hiến pháp do nhóm quân đội soạn thảo), Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy – NLD) của bà Aung San Suu Kyi vẫn dành được sự ủng hộ của đa số trong cả hai viện, chiến thắng với 80% số phiếu bầu vào theo kết quả ngày 17 tháng Mười một, 2015. Đảng Liên minh và Phát triển (Union Solidarity and Development Party – USDP) của quân đội nay đã giảm xuống đáng kể, chỉ dành được 41 ghế. Đây chính là sự ủng hộ dành cho “Người phụ nữ” khi bà có những ảnh hưởng rộng rãi, cũng như được xem là một bằng cứ chống lại Đảng Liên Minh và Phát triển. Thậm chí đến cả những cán bộ và viên chức trong quân đội ở Naypyitaw (các cử tri chính hay những cử tri sống ở các thủ đô xa xôi) đều ủng hộ sự thay đổi bằng cách đa số chọn Đảng NLD.

Và bây giờ thì bà Suu Kyi sẽ phải thực sự thể hiện tài năng lãnh đạo của mình. Cả quốc gia đang trông mong bà sẽ có thể chấm dứt tình trạng kinh tế khó khăn, bảo vệ quyền con người và bảo vệ quyền tự do chính trị. Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn bởi luật lệ hà khắc của quân đội đã làm quốc gia này tổn thương nặng nề trong suốt 60 năm vừa qua. Từ một người lãnh đạo của đảng đối lập, bây giờ bà phải đứng trên vị trí là lãnh đạo của tất cả người dân, cho dù bà vẫn bị kìm kẹp bởi thể chế quân đội. Bà phải tiếp quản một hệ thống trong đó quân đội không chỉ là lực lượng khống chế mạnh nhất mà còn là thể chế vẫn tiếp tục kiểm soát bộ máy bí mật của đất nước và bộ máy quan chức của các địa phương khác. Thể chế này đã được thiết lập để đảm bảo rằng bóng tối của quân đội vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chính quyền, vẫn tiếp quản được chính phủ nếu như những định hướng thay đổi đó không theo ý muốn của quân đội.

Thách thức đầu tiên của bà Suu Kyi là phải chèo lái sự thay đổi chuyến tiếp chính trị trong bốn tháng thành một chính quyền mới. Làm thế nào mà bà có thể tận dụng giai đoạn chuyển tiếp này để Đảng của bà đứng ở một vị trí tốt nhất khi tiếp quản chính phủ?

Là người lãnh đạo của Đảng NLD, ưu tiên lớn nhất của bà là sử dụng tiếng nói của mình và các phương tiện truyền thông để tạm làm dịu đi sóng gió, định hình những hi vọng mong ước của người dân và chạm đến được mọi tầng lớp của xã hội. Cho dù rõ ràng bà ấy có thể sẽ ưu tiên các chính sách của mình, bà ấy vẫn nên sử dụng bốn tháng tới để có được các nhà tham vấn với những đại biểu ở các vùng khác nhau trên toàn quốc: nhóm dân tộc, cộng đồng thiểu số, các thầy sư, các tổ chức xã hội dân sự, chính quyền địa phương và tất nhiên là cả quân đội nữa. Bằng việc lắng nghe quan điểm của họ, thông điệp của bà sẽ là một thông điệp cô đọng lại của các tầng lớp trên, vì vậy việc báo hiệu ngay từ ban đầu với chính quyền cũ sẽ tốt hơn là loại trừ họ.

Một ưu tiên nữa là xác định các ứng viên cho chức vụ tổng thống và phó tổng thống. Việc Đảng NLD chiếm đa số trong cả hai viện đã giúp bà Suu Kyi chọ lựa hai ứng cử viên đề cập trên dễ dàng hơn (phó tổng thống thứ hai sẽ là do quân đội bầu chọn). Cho dù bà đã nói là sẽ quyết định tất cả, và tổng thống sẽ không có quyền thế; tuy nhiên bà sẽ phải chọn một ứng viên tổng thống một cách khéo léo. Một khi đã chọn được, theo hiến pháp (điều 71) đảm bảo rằng tổng thống chỉ có thể bị tước quyền thông qua một quá trình buộc tội. Có lẽ điều quan trọng hơn là quân đội phải cảm thấy thoải mái với lựa chọn này của bà.

Hình: AP Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein chụp hình trước cuộc họp tại văn phòng tổng thống ở Naypyitaw, ngày 19 tháng 8, 2011

Sự kì vọng cao

Bà Suu Kyi cũng phải đối mặt với nhiệm vụ chọn một nội các có năng lực và có tư tưởng cải cách với khả năng để giải quyết những thách thức của một nền kinh tế và xã hội suy thoái. Thâm chí, hầu hết các cử tri đều nhận thấy khó có thể đạt được sự kì vọng to lớn đó. Tuy nhiên, Đảng NLD tuy ít nhưng nếu có thì toàn những nhà điều hành có kinh nghiệm, nhưng họ lại phải quản lí các bộ – nơi mà các quan chức cấp cao hầu hết là ở trong quân đội cũ. Chính vì vậy, nhiều người dân cũng cảm thấy nghi ngờ về chính quyền mới. Bà Suu Kyi không nên ngần nại chọn người không thuộc Đảng NLD cho các vị trí nội các tiếp theo. Thậm chí trong một vài trường hợp thì điều đó có nghĩa là phải chọn người từ Đảng USDP (một vài người trong họ có tư tưởng cải cách đáng tin cậy). Nếu sự chọn lựa này diễn ra nhanh chóng thì bốn tháng tới có thể dùng để nội các ngầm này làm quen với các chính sách ưu tiên và các thủ tục hành chính, cũng như tạo lập sự dàn xếp hợp tác của các bộ với nhau. Tân chính phủ cần phải chuẩn bị kĩ càng nếu điều đó đảm bảo một sự chuyển biến có trât tự, đáp ứng sự kì vọng của những người thực hiện ở giai đoạn sơ khai của chính quyền.
Theo định kì, những cuộc tham vấn mang tính chất xây dựng giữa các nhà lãnh đạo cũ và mới trong thời gian qua sẽ rất cần thiết để có cuộc chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng và yên ổn. Về mặt này, việc bà Suu Kyi yêu cầu gặp gỡ Tổng thống Thein Sein, Đại tá Min Aung Hlaing và người phát ngôn Nghị viện Shwe Mann trong thời gian sớm nhất được xem là rất khéo léo và thông minh. Liệu rằng các cuộc gặp gỡ này hay bà Suu Kyi đề nghị gặp gỡ riêng lẻ sẽ có nhiều điều để thảo luận nhằm tránh những bất ngờ ở cả hai bên hay không. Cuộc nói chuyện bao gồm một lịch trình được thông qua rõ ràng cho bốn tháng tới, những ưu tiên về luật pháp cho nghị viện sắp hết nhiệm kì (cho tới cuối tháng Một, các chi tiết về ngân sách năm 2016), những thỏa thuận để giải quyết tình trạng cấp bách mà có thể để lại cho chính quyền mới và những bộ máy để chuyển nhượng lần lượt tài chính công, trách nhiệm pháp lí, giấy tờ và nhân sự.

Bà cũng phải chuẩn bị những sáng kiến để có thể đưa ra ngay sau khi chính quyền của bà nắm được quyền lực. Hai ưu tiên cao nhất sẽ là kinh tế và bảo vệ hòa bình. Về mặt kinh tế, bà phải tập trung vào đảm bảo sự ổn định nền kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa cho các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào năng lượng và cơ sở hạ tầng giao thông. Về mặt bảo vệ hòa bình, bà nên ưu tiên việc đàm phán với các quốc gia lớn thực hiện lệnh ngừng bắn và đề xướng một cuộc đối thoại chính trị sớm để có thể thành lập một liên đoàn vững mạnh và ổn định.

Bà Suu Kyi cần thiết phải xây dựng những kết cấu có tổ chức, cho phép bà ủy thách trách nhiệm trong khi vẫn còn nắm quyền kiểm soát bởi có rất nhiều những ưu tiên hàng đầu, và thậm chí trong phạm vi rộng hơn, là trách nhiệm điều hành chính phủ từ tháng Tư.

Việc điều hành chính phủ sẽ yêu cầu cao hơn nhiều so với điều hành một đảng. Tất cả các nhà chức trách trước đây trong thời kì sau khi độc lập của Miến Điện (còn được gọi là Burma thay vì Myanmar) đã đưa nền kinh tế và xã hội trở nên hỗn độn, giúp cho quân đội có những cái cớ để có thể đạt được quyền hành. Đảng NLD cần phải phá vỡ truyền thống không may mắn ấy. Tài sản chính trị của cuộc bầu cử áp đảo vừa rồi không được phép biến mất nhanh chóng bởi sự bất tài của chính quyền mới.

Sự kiên trì của bà Suu Kyi chống lại những thế lực ghê gớm khác đã giúp bà, đảng của bà, và đất nước của bà tiên tới một dấu mốc quan trọng trong lịch sử. Trong khi Miến Điện cuối cùng cũng được dẫn dắt bởi những đường lối đúng đắn, đây mới chỉ là bước đầu tiên cho đoạn đường dài phía trước. Đây là lúc để bà thể hiện sự khác biệt trong cách lãnh đạo của mình so với những người lãnh đạo cũ, phải kết hợp giữa năng lực và nhiệt huyết để đưa đất nước đến một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng như nhiều người mong đợi.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





No comments:

Post a Comment