BBC Tiếng Việt
29-10-2015
Trung
Quốc quyết định chấm dứt chính sách một con, theo Tân Hoa Xã.
Mọi công dân giờ đây sẽ được phép có hai con, theo
hãng tin nhà nước.
Chính sách gây tranh cãi đưa ra năm 1979 nhằm giảm tỉ
lệ sinh và làm chậm lại tỉ lệ gia tăng dân số.
Nhưng lo ngại về dân số già hóa đã dẫn đến kêu gọi
thay đổi.
Gần đây, chính sách một con cũng đã được nới lỏng ở
một số tỉnh.
Hai năm trước, Trung Quốc cho phép các cặp đôi, có
ít nhất một người là con một, được phép có con thứ hai.
Phân
tích của phóng viên BBC John Sudworth, Bắc Kinh:
Trong suốt hơn ba thập niên, Trung Quốc thực hiện
chính sách một con, nhiều nơi đã phải chịu hậu quả nặng nề, chẳng hạn như huyện
Như Đông, nơi có chưa tới một triệu người ở tỉnh Giang Tô.
Chính sách một con bắt đầu có hiệu lực ở đây từ thời
Mao Chủ tịch, và cũng bắt đầu từ đây, chính sách được nâng thành tầm quốc gia.
Năm 1979, các cán bộ kế hoạch hóa gia đình cần mẫn thực thi chính sách với nhiệt
huyết chưa từng có.
Một cán bộ đã nghỉ hưu gần đây trả lời phỏng vấn của
truyền thông nhà nước Trung Quốc và kể lại ông đã đi truy lùng phụ nữ mang thai
như thế nào, rồi hộ tống họ tới bệnh viện và canh gác trong lúc họ bị ép phá
thai.
Một đội ngũ y tế chuyên đi rình mò được giao nhiệm vụ
giám sát dạ con của chị em dùng các thiết bị siêu âm cầm tay, cũng như ghi chép
lại chu kỳ phụ nữ để đảm bảo sao cho không một ai âm thầm sinh nở.
Cách làm này không chỉ xảy ra ở riêng Như Đông,
nhưng đây là vùng vô địch quốc gia, là “kiểu mẫu” và được dán đầy khẩu hiệu tự
hào tuyên bố đây là chiến thắng của đất nước trước khả năng sinh sản của chị
em.
Bom
nổ chậm
Ngày nay, ảnh hưởng của chính sách này có thể nhìn
thấy ở khắp nơi.
Trong khoảng 15 năm qua, nửa số trường tiểu học và
phổ thông trong vùng đã đóng cửa.
Khoảng 30% dân số ở trên tuổi 50 – đây là quả bom nổ
chậm làm tăng chi phí xã hội và số nhân công giảm, và con số ở tầm quốc gia chỉ
thấp hơn chút đỉnh.
Quây quần bên bàn ăn ở Như Đông, tôi được giới thiệu
với một gia đình là ví dụ điển hình của cuộc khủng hoảng dân số ở Trung Quốc.
Kị bà ngồi một bên, rồi lần lượt kéo tới đầu kia
bàn, trải qua năm thế hệ là một cháu gái bốn tuổi.
Bước
ngoặt
Bên dưới sự bất cân bằng thế hệ là câu chuyện đau đớn
mà có lẽ rất quen thuộc đối với hàng trăm triệu gia đình trên khắp Trung Quốc.
“Tôi đã mang bầu lần hai,” người phụ nữ ngồi giữa
bàn nói với tôi, “nhưng tôi phải phá thai”.
“Bà có lựa chọn nào khác không?” Tôi hỏi.
“Tôi không thể giữ nó được,” bà nói. “Hoặc là phải tự
nguyện đi, hoặc chính quyền đến bắt đi.”
Cuối cùng Như Đông cũng nhận ra những khó khăn khổng
lồ về kinh tế, và thực hiện bước ngoặt lớn.
Già
và cô đơn
Dưới chính sách được nới lỏng 2 năm trước, những cặp
đôi có vợ hoặc chồng, hoặc cả hai là con một trong gia đình, nay được phép có
hai con.
Như Đông ra sức khuyến khích họ đẻ thêm bằng cách
thưởng 5.000 nhân dân tệ.
Nhưng với nhiều người, thưởng cũng đã quá muộn.
Cao Đức Quyền, 63 tuổi là một trong rất nhiều người
già đi trong cô đơn.
Người con trai duy nhất của ông sống xa nhà nhưng
đáng ra ông còn có hai người con khác, nếu vợ ông không bị ép phá thai.
“Nỗi lo lớn nhất của tôi bây giờ là điều gì sẽ xảy
ra khi tôi không còn tự chăm sóc bản thân được nữa,” ông nói với tôi.
Hai
con?
Tuần này, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã thực hiện cuộc họp tuyệt mật để đề ra “Kế hoạch Năm năm” tiếp theo, và chính
sách dân số đã nằm trong nghị trình.
“Quyết định càng sớm càng tốt cho phát triển kinh tế,
xã hội,” Giáo sư Lư Kiệt Hoa từ Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc nói.
Nhưng thói quen cũ khó bỏ.
Dù Trung Quốc có chính sách hai con nhằm khuyến
khích phát triển dân số và với sự nới lỏng chính sách trước đó, các gia đình một
con đã trở thành chuẩn mực xã hội.
Rất nhiều cặp nằm trong diện được sinh nhiều con, có
lẽ phải tới 90%, đã chọn không sinh thêm con thứ hai.
Và tất nhiên, mặc dù tinh thần thi hành chính sách
có thể không còn khe khắt ở những nơi như Như Đông, đối với những phụ nữ muốn
có hơn hai con, sự giám sát nghiệt ngã của đảng Cộng sản đối với thân thể và khả
năng sinh sản của họ vẫn là tuyệt đối.
---------------------
No comments:
Post a Comment