Viễn Châu
Cập nhật:
30/10/2015
Để chuẩn
bị cho chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình được suôn sẽ và nhất là
tạo sự an lòng cho Bắc Kinh về thái độ “khấu tấu” của Hà Nội không thay đổi, Bộ
chính trị CSVN lại cho Phùng tướng công tái xuất giang hồ sau thời kỳ bị giam lỏng
từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua.
Tái xuất
đầu tiên của Phùng tướng công là dẫn một phái đoàn quân sự CSVN sang Trung Quốc
dự Hội nghị bán chính thức giữa Bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN với Trung Quốc
lần thứ 5 diễn ra từ ngày 16-18 tháng 10.
Phùng
tướng công đang cố biện minh “Trung Quốc không hề lấn chiếm nước láng giềng”.
Chỉ cướp biển và đảo của An Nam mà thôi!
Trong dịp
tái xuất này, trả lời phỏng vấn của đài Truyền Hình Việt Nam tại Bắc Kinh,
Phùng tướng công đã lập lại câu nói của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường
Vạn Toàn rằng: Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm
lấn nước láng giềng.
Phùng
tướng công còn bình luận thêm rằng: "Điều đó thể hiện trách nhiệm của một
nước lớn, nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Tái xuất
lần thứ hai là mới đây trong buổi thảo luận tổ các đại biểu quốc hội hôm 22/10,
Phùng tướng công lại phát biểu: Trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt
Nam cần làm sao hữu nghị với cả hai. Chỉ cần lệch lạc, đứng về một nước
lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp.
Chưa hết,
Phùng tướng công đã lập lại chủ trương Ba Không như một thứ kinh nhật tụng của
cán bộ quốc phòng CSVN: Chúng ta không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn
khác và cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự hay lợi dụng lãnh thổ để chống nước
khác.
Nhưng
điều đáng nói là Phùng tướng công đã phát biểu để cho các đại biểu quốc hội an
lòng rằng: "Các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo,
không mất điểm nào". Tức là Bắc Kinh đã không động binh để chiếm thêm đảo
nào của Việt Nam (sic).
Với các
phát biểu nói trên, chắc chắn họ Tập sẽ vui khi thấy có một ủy viên trong Bộ
chính trị CSVN học rất thuộc bài đến như thế.
Sự tái
xuất của Phùng tướng công qua những phát biểu kiểu “o bế” Trung Quốc một cách
quá rõ rệt và được các báo đảng thổi lớn, cho thấy là Bộ chính trị CSVN rất lo
ngại những đòn trừng phạt từ họ Tập nếu Hà Nội không những đi quá gần với Hoa Kỳ,
Nhật Bản mà tìm cách triệt hạ phe nhóm thân Trung ở trong đảng hiện nay.
Nói
cách khác là việc Tập Cận Bình sắp xếp thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 trước khi
Trung ương đảng nhóm họp lần thứ 13 để quyết định sau cùng về vấn đề nhân sự
lãnh đạo cho 5 năm tới, cho thấy trọng tâm chính của họ Tập sang Hà Nội lần này
là cứu lấy phe thân Trung Quốc.
Thứ nhất,
hai phía nếu có bàn thảo về vấn đề thương mại cũng chỉ là bổn cũ soạn lại trong
khi phía Việt Nam đang nôn nóng gia nhập TPP để tìm cách thoát khỏi tình trạng
nhập siêu quá cao trong cán cân mậu dịch từ năm 1991 cho đến nay. Do đó, vấn đề
trao đổi kinh tế không là chủ đề chính để họ Tập mang ra thảo luận.
Thứ
hai, hai phía nếu có bàn thảo về biển Đông thì luận điệu của họ Tập cũng sẽ tiếp
tục khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng sau đó có làm gì khác thì sẽ
nói rằng đó là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc. CSVN không dám phê phán mà
chỉ kêu gọi Bắc Kinh hợp tác giải quyết chung chung. Do đó, vấn đề trao đổi biển
Đông sẽ xảy ra nhưng hoàn toàn là một “thủ tục” để trấn an lẫn nhau.
Do đó,
việc Bộ chính trị cho Phùng tướng công tái xuất không ngoài mục tiêu chứng tỏ với
Bắc Kinh là phe thân Trung không hề bị “giam lỏng” trong lúc cuộc đua nhân sự
đang ở hồi quyết liệt.
Sự thắng
thế của phe Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chắc chắn đã làm cho Bắc Kinh “sốt ruột”.
Hai nhân sự mà họ Tập muốn tiếp tục nằm trong Bộ chính trị là ông Nguyễn Phú Trọng
và Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bắc Kinh muốn nhất là Nguyễn Chí Vịnh vào Bộ chính trị
kiêm Bộ trưởng Quốc phòng vì Phùng tướng công khó trụ, để tiếp hát bài Ba Không
có lợi cho Bắc Kinh.
Trung
Quốc không đánh giá cao Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ vì là con
bài của Mỹ, thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng.
Không
biết là sau đại hội đảng XII, Phùng tướng công có còn được chọn làm con rối để
cử sang Trung Quốc tiếp tục múa cho Thiên triều phương Bắc hài lòng hay không?
Chờ Xem.
No comments:
Post a Comment