Monday, October 26, 2015

MỘT MIẾN ĐIỆN MỚI (Bill Whitaker - CBS News)





Bill Whitaker  -  CBS News
Monday, October 26, 2015

Cảm ơn Khiem Nguyen đã giới thiệu bài và đã cùng tôi dịch bài phỏng vấn 60 phút trên CBS NEWS.

Bài gốc: The New Burma

Khi Miến Điện đi vào cuộc bầu cử lịch sử, Bill Whitaker tường thuật về phong trào dân chủ của quốc gia này và người phụ nữ đảm trách phong trào dân chú ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi

Chương trình truyền hình "The New Burma" được CBS News phát sóng vào ngày 25 tháng 10, năm 2015. Bill Whitaker là phóng viên. Rachael Morehouse và Henry Schuster, người sản xuất.

Một bước ngoặt sắp diễn ra tại một vùng đất kỳ lạ nhất hành tinh về việc đóng và mở cửa bang giao với thế giới bên ngoài, một đất nước chúng ta biết có tên là Miến Điện. Trong khoảng 50 năm Miến Điện đã được điều hành bởi một chính quyền quân sự tàn bạo. Các tướng lãnh đổi tên đất nước này từ Burma thành Myanmar. Không ai biết chính xác lý do tại sao, nhưng gần như chỉ qua một đêm chính quyền quân sự Miến Điện đã quyết định nó trở thành một nền dân chủ. Điều đó gây sự chú ý của toàn thế giới và đã dẫn đến các chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ, Obama. Ông đã gặp hai lần với công dân nổi tiếng nhất của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi. Sau hai thập niên bị quản thúc, bây giờ Bà đã sẵn sàng để lãnh đạo đảng ủng hộ dân chủ của mình nhằm chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Đó là một thời điểm quan trọng, vì vậy chúng tôi quyết định đích thân xem xét nếu những thay đổi tại Miến Điện là thật.

Có một phẩm chất vô hạn đối với Miến Điện. Đó là một nơi gần như còn nguyên vẹn chưa có bàn tay làm thay đổi của thế giới bên ngoài. Trong khoảng một nửa thế kỷ, quân đội Miến Điện đã khóa chặt đất nước trong nghèo khổ, như thể nó được bọc kín trong một tổ kén trong một thời gian tồi tệ.

Trong ký ức, ai cũng nhớ đến Miến Điện với các nhà sư trong bộ y vàng từ các tu viện đi khất thực vào mỗi buổi sáng. Ở đất nước Phật giáo là quốc giáo này, các tín hữu đến trung tâm của thành phố lớn nhất của Miến Điện, Rangoon, để cầu nguyện tại đền thờ thiêng liêng nhất.

Nhà báo Bill Whitaker và Bà Aung San Suu Kyi - CBS NEWS

Nhưng có một biểu tượng sống của Miến Điện nổi tiếng nhất mà chúng tôi muốn gặp: Aung San Suu Kyi, người phụ nữ đã có can đảm để đứng lên đối đầu với chính quyền quân sự. Chỉ cần một vài năm trước đây thôi, người ta có thể bị bỏ tù chỉ vì tàng trữ hình ảnh của Bà. Bây giờ hình ảnh của Bà ở khắp mọi nơi. Bà là gương mặt của Miến Điện mới.

Aung San Suu Kyi: Mọi người đều muốn một kết thúc có hậu. Họ muốn Miến Điện là một câu chuyện thành công. Có quá ít những câu chuyện thành công và quá ít kết thúc có hậu trong thế giới ngày nay. Nhưng tôi luôn luôn nói rằng không đơn giản mà bạn đạt được một cái gì đó chỉ bằng việc bạn muốn có nó.

Bill Whitaker: Hiện tại, Bà có tin rằng Miến Điện đang trên con đường dân chủ?

Aung San Suu Kyi: Không chắc là Miến Điện đang trên con đường dân chủ. Chúng tôi đang trên con đường dân chủ trong khuôn khổ.

Bill Whitaker: Dân chủ trong khuôn khổ là gì?

Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ rằng đó là dân chủ theo cách nhìn của các nhà lãnh đạo độc tài quân sự.

“Mọi người đều muốn một kết thúc có hậu. Họ muốn Miến Điện là một câu chuyện thành công. Có quá ít những câu chuyện thành công và quá ít kết thúc có hậu trong thế giới ngày nay… Nhưng tôi luôn luôn nói rằng không đơn giản mà bạn đạt được một cái gì đó chỉ bằng việc bạn muốn có nó.”  Aung San Suu Kyi

Bill Whitaker: Liệu nó có phù hợp với ý tưởng của Bà về dân chủ?

Aung San Suu Kyi: Không, chính xác là không.

Để gặp Suu Kyi, chúng tôi đi năm giờ bằng đường bộ từ Rangoon sâu vào thủ đô của Miến Điện - có khoảng 50 triệu dân Miến Điện. Phương tiện di chuyển bằng đường bộ là cách hầu hết dân Miến Điện đang sống. Đích của chúng tôi là một thành phố xa hoa, nơi mà các tướng lĩnh hà khắc vừa mới thát khỏi lối sống rừng rú của mình - lớn hơn Washington, DC 40 lần. Nó được gọi là Nay Pyi Daw, người Miến Điện đặt cái tên cho thủ đô của mình có nghĩa là "chỗ ngồi của nhà vua." Họ đã dời thủ đô từ Rangoon đến đây từ một thập niên trước. Nó được xây dựng trong vòng bí mật và không ai có thể cho chúng tôi biết nó đã tốn kinh phí bao nhiêu. Nó cho chúng tôi một cảm giác như là đang ở Trại Súc Vạt của George Orwell(Orwellian) với các tòa nhà hoành tráng, bỏ hoang đường cao tốc 10 làn xe và kỳ lạ nhất - gần như không có người đi lại. Nơi này dành cho những người cai trị, không phải công dân và nó không phải là một nơi Suu Kyi cảm thấy thoải mái. Bà ở đây chỉ bởi vì bây giờ Bà là một thành viên của quốc hội.

Bill Whitaker: Khi Bà nhìn vào thủ đô và quyền lực mà nó đại diện thì cái gì làm cho Bà nghĩ rằng Bà có thể thay đổi được?

Bà Aung San Suu Kyi - CBS NEWS

Aung San Suu Kyi: Nó không tự thể hiện như là một phần của đất nước, như là một phần của nhân dân. Và dẫu là gì đi nữa, phức hợp ấn tượng này nó không thực sự đại diện cho nhân dân.

Khi chúng tôi gặp Bà Aung San Suu Kyi, Bà ấy có vẻ bình tĩnh, gần như thanh thản. Nhưng sau khi nói chuyện với Bà một thời gian, chúng tôi nhận ra được một quyết tâm sắt đá ở trong Bà sau gần hai thập niên bị quản thúc tại gia.

Bill Whitaker: Bà là một người cứng rắn có đầu óc, không phải là bà?

Aung San Suu Kyi: Tôi chưa bao giờ nghĩ về mình như là một người can trường - Tôi đã từng là một đứa trẻ sợ bóng tối. Và tôi không xử sự tốt với những điều tệ hại và những gì như thế. Nhưng tôi phải đối mặt với những gì cần phải đối đầu và tôi hy vọng làm tốt nhất cái mà tôi có thể làm.

Bill Whitaker: Bà có biết rằng bà đang được toàn thế giới nhìn như một biểu tượng của nền dân chủ.

Aung San Suu Kyi: Không, tôi không thích được xem là một biểu tượng. Và tôi không muốn được gọi là một hình mẫu. Tôi sẽ chỉ nói rằng tôi phải làm việc rất, rất khó khăn. Vì vậy, tôi muốn được biết đến như là một người chăm chỉ. Tôi không nghĩ nhiều đến biểu tượng hoặc một hình mẫu nào cả.

Thế giới chú ý đến Suu Kyi khi bà bị bắt lần đầu tiên Bà bị bắt vào năm 1988. lúc mà Bà đã cố gắng để mang lại nền dân chủ cho Miến Điện. Các tướng lĩnh đàn áp phong trào của Bà, những người đi theo phong trào dân chủ của Bà bị giết và bỏ tù và Bà bị quản thúc tại gia. Sau một cuộc nổi dậy trên toàn quốc do các nhà sư được gọi là cuộc Cách mạng Áo Vàng(Saffron Revolution), các tướng cuối cùng phóng thích Suu Kyi vào năm 2010. Trong vòng hai năm, Bà đã giành một ghế trong quốc hội. Hiện nay Bà đang ráo riết vận động cho đảng ủng hộ dân chủ của mình nhằm giành quyền kiểm soát quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng tới.

Bill Whitaker: Bà đã tham gia những cuộc bầu cử sắp tới, đó là những cuộc bầu cử quan trọng. Bà có tin rằng những cuộc bầu cử này được diễn ra trong tự do và công bằng?

Aung San Suu Kyi: Tôi không nghĩ rằng niềm tin là những gì chúng ta cần bây giờ. Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta cần bây giờ là làm việc chăm chỉ nhất có thể để đảm bảo rằng những cuộc bầu cử này có tự do và công bằng. Vì vậy, đây là thời gian thử thách. Và những thách thức có nghĩa là những cơ hội là tốt.

Một cơ hội mà Bà có thể sẽ không trở thành tổng thống. Đảng của bà dự kiến ​​sẽ giành được một đa số lớn, nhưng các tướng lĩnh đã viết lại hiến pháp và họ lừa bịp bằng một điều khoản nghiêm cấm bất cứ ai có gia đình được sinh ra ở nước ngoài trở thành tổng thống. Hai con trai Suu Kyi là những công dân Anh; với người chồng quá cố của Bà.

Bill Whitaker: Bà có nghĩ rằng hiến pháp được viết riêng cho Bà, để ngăn cho Bà trở thành tổng thống Miến Điện?

Aung San Suu Kyi: Oh tôi nghĩ vậy. Tôi dám nói công khai và công khai rằng điều khoản cụ thể được viết ra trong hiến pháp là chỉ dành cho tôi.

Bill Whitaker: Bà có muốn trở thành tổng thống?

Aung San Suu Kyi: Những gì tôi muốn là để người dân chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã thực sự giành được chiến thắng, cuộc đấu tranh cho dân chủ đã được trao vương miện. Và nếu người dân được phép tự do lựa chọn người đứng đầu chính quyền của họ và họ đã chọn, chọn tôi, đó là điều tốt.

Ai cai trị Miến Điện sẽ phải đối phó với điều này: một cuộc xung đột bạo lực giữa Phật giáo và một thiểu số Hồi giáo gọi là Rohingya. Chính phủ hiện nay không quan tâm đến công dân. Ba năm trước đây những kẻ cực đoan Phật giáo đã đốt làng Rohingya khi người đàn ông Hồi giáo bị cáo buộc cưỡng hiếp một người phụ nữ Phật giáo. Hơn 120.000 người Hồi giáo dân tộc thiểu số phải trốn đến trại tị nạn được chính phủ kiểm soát. Nhân viên của Tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng những trại tỵ nạn giống như các trại tập trung. Một số nhân viên cứu trợ đã gọi điều này là thanh lọc sắc tộc. Các trại thường hạn chế tuyệt đối với người bên ngoài, nhưng đội ngũ quản lý thì đầy hà khắc ở bên trong. Chúng tôi tìm thấy những người tuyệt vọng vì thiếu thức ăn, chăm sóc sức khỏe kém. Thừa sự sợ hãi.

Abdusalem chạy trốn những kẻ cực đoan Phật giáo với vợ và con gái của ông.

Đám đông và các tu sĩ đuổi theo họ, ông nói với chúng tôi, đánh đập và giết chết họ. Nhiều trẻ em đã chết, trong đó có một cô con gái của anh ấy.

Với sự đau khổ bên trong các trại tỵ nạn và những kẻ cực đoan Phật giáo bên ngoài, hàng ngàn người Rohingya đã chen lấn lên những chiếc thuyền ọp ẹp để trốn sang các nước láng giềng bằng đường biển. Hầu hết đã bị trả trở lại, bị giam giữ, đã kết thúc cuộc đời trong trại tập trung một lần nữa.

Khi bạn nghĩ về Phật giáo, bạn nghĩ ngay đến hòa bình và tĩnh lặng. Vì vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết một số lớn những kẻ xúi giục bạo lực chống lại người Rohingya lại là những tu sĩ Phật giáo.

Một trong những người thẳng thắn và có ảnh hưởng nhất trong giới tu sĩ Phật giáo Miến Điện là Sayadaw Ashin Wirathu. Ông là con người của bất cứ thứ gì ngoài sự hòa bình và tĩnh tâm. Hãy nghe những gì ông nói với chúng tôi sau đây.

Tu sĩ Sayadaw Ashin Wirathu - CBS NEWS

Bill Whitaker: Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án kiểu Phật giáo theo chủ nghĩa cực đoan.

Ashin Wirathu: Tôi chấp nhận cực đoan hạn với sự kiêu căng. Tôi không tôn trọng Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta là một kẻ môi giới quyền lực chính trị. Đức Dalai Lama không xứng đáng với tôi.

Nhà hùng biện Wirathu là một con người cực đoan, nhưng thần chú của ông ta - Miến Điện là của đạo Phật – đã được tuyên truyền rộng rãi, thậm chí bởi những người được cho là thánh khác. Wirathu là một kẻ khích, người thắp lên ngọn lửa đam mê với các bài phát biểu bốc lửa. Ông đã thu hút một lượng lớn dân chúng và ngày càng tăng.

Bill Whitaker: Liệu người Hồi giáo có một chỗ đứng ở Miến Điện?

Chúng tôi không thể lặp lại những câu trả lời của ông ta một cách trần trụi, nó không nên đưa vào bài viết vì tính thô tục(It’s R-rated). Nhưng về cơ bản, ông nói người Hồi giáo đang thải phân vào đất nước Miến Điện; đe dọa sự tồn tại của Miến Điện.

Ashin Wirathu: Tôi không chấp nhận chúng.

Bill Whitaker: Tại sao?

Ashin Wirathu: Bởi vì họ đang lừa dối thế giới họ muốn thâu tóm cả nước Miến Điện. Nhưng dù họ đã thâu tóm đất nước này thì họ vẫn không hài lòng. Họ sẽ chỉ có thể hài lòng khi cả thế giới này chuyển sang đạo Hồi.

Có nhiều nhà sư hơn số lượng lính ở Miến Điện và họ đang rất được tôn kính. Quan điểm của Wirathu về Bà Suu Kyi có thể là một vấn đề đối với Bà.

Bill Whitaker: Ý kiến ​​của ông về bà Aung San Suu Kyi là gì?

Ashin Wirathu: Khi nói đến chủ nghĩa dân tộc và an ninh của đất nước, cô ấy là vô ích.

Bill Whitaker: Không có ích?

Ashin Wirathu: Đúng vậy.

Sự thất bại của Bà trong việc lên tiếng bảo vệ người Rohingya đã làm mờ đi hình ảnh của Bà đối với quốc tế. Và đảng của bà không có những ứng cử viên Hồi giáo trong cuộc bầu cử sắp tới.

Aung San Suu Kyi: Bây giờ, thật là thú vị bởi vì thế giới bên ngoài chỉ trích tôi vì tôi đã không lên án các Phật tử. Và bên trong nước, tôi đã bị lên án bởi vì tôi sẽ không lên án những người Hồi giáo. Bởi vì tôi căn cứ trên thực tế đơn giản rằng những gì chúng tôi đang cố gắng xây dựng sự hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Bill Whitaker: Ngay bây giờ, Nghe Bà nói chuyện, tôi nghe như các chính trị gia.

Aung San Suu Kyi: Tôi đã luôn luôn là một chính trị gia.

Bill Whitaker: Làm thế nào để chính trị gia kéo đất nước này ngồi lại với nhau?

Aung San Suu Kyi: Câu trả lời là rất đơn giản và rất khó khăn. Niềm tin. Chúng tôi phải xây dựng lòng tin giữa các dân tộc, sắc tộc khác nhau của chúng tôi.

Bà cũng phải tin tưởng các tướng lãnh cầm quyền sẽ giữ lời hứa của họ về dân chủ. Để tìm hiểu, chúng tôi đã hỏi tổng thống đương nhiệm của Miến Điện, ông Thein Sein, cho một cuộc phỏng vấn. Ông mời chúng tôi đến dinh tổng thống. Lối vào chuyện của ông có vẻ phù hợp hơn cho một vị vua. Nó cho chúng tôi cảm thấy mình giống như một khán giả xem một cuộc phỏng vấn với một diễn viên sành sỏi.

Tổng thống Thein Sein - CBS NEWS

Bill WhitakerTôi đã ở đây trong năm 1990 chứng kiến các cuộc bầu cử sau đó. Và phe đối lập đã thắng áp đảo các cuộc bầu cử. Nhưng các tướng vô hiệu hóa các kết quả của cuộc bầu cử và hủy bỏ phe đối lập. Ông có thể đảm bảo với chúng tôi rằng một cái gì đó như thế sẽ không xảy ra lần này?

Tổng thống Thein Sein: Tôi tin rằng nó sẽ như thế - không có cơ hội cho một cái gì đó xảy ra như tình hình trong năm 1990. Tôi tin chắc rằng các cuộc bầu cử năm nay sẽ được tự do và công bằng.

Bill Whitaker: Mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi là gì?

Tổng thống Thein Sein: Không có vấn đề lớn giữa hai chúng tôi. Chúng tôi có thể không là những đối tác, nhưng chúng tôi không phải là kẻ thù. Cho dù đảng của bà Aung San Suu Kyi hay bất kỳ đảng nào chiến thắng, sẽ có một chuyển giao quyền lực hòa bình.

Bất chấp những lời thân mật và thể hiện hình ảnh của một chính trị gia(photo-ops), Tổng thống Thein Sein vừa thanh trừng các thành viên thuộc đảng của ông đang làm việc thân mật với Suu Kyi. Hơn tất cả là, tổng thống, là một nhà lãnh đạo của chính quyền đã cố gắng đập nát Bà với gần 20 năm quản chế - sự tàn nhẫn đó đến với Bà khi chồng Bà chết ở Anh, nhưng Bà sợ rằng Bà không thể trở lại Miến Điện, nếu Bà đi lo đám tang cho chồng. Bà đã ở lại và không bao giờ nhìn thấy chồng mình một lần cuối. Sự kiên cường đó đã làm cho Bà đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991. Aung San Suu Kyi đã và đang chờ đợi một phần tư thế kỷ để có cơ hội này cho nền dân chủ.

Bill Whitaker: Bà đã hy sinh quá nhiều. Bà đã vứt bỏ rất nhiều cái riêng của mình cho cái chung của đất nước của Bà, ngay cả gia đình của Bà. Tại sao Bà làm điều đó?

Aung San Suu Kyi: Tôi đã làm điều đó bởi vì tôi tin vào điều đó và tôi muốn làm điều đó. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng nó nên được gọi là một sự hy sinh.

Bill Whitaker: Tại sao Bà nói đó không phải là một sự hy sinh?

Aung San Suu Kyi: Vâng, làm thế nào bạn có thể gọi nó là một sự hy sinh khi bạn chọn để làm một cái gì đó bởi vì bạn tin vào nó?

Các cuộc bầu cử dự kiến ​​diễn ra ngày 8 tháng mười một. Chính phủ đương quyền đã cấm bất kỳ người Hồi giáo Rohingya nào được phép đi bỏ phiếu.

© Bản quyền của CBS Interactive Inc 2015.

Asia Clinic, 15h36' ngày thứ Hai, 26/10/2015
Posted by Hồ Hải at 3:36 PM 

------------------------------------







No comments:

Post a Comment