Nhiều người cho rằng sự nhạo báng chế giễu (NBCG) đội
ngũ lãnh đạo của CSVN là thiếu tôn trọng đối phương, không hiệu quả và thể hiện
sự bất lực của bản thân.
Tôi không đồng ý vì những lý do sau:
NBCG là một hành vi bất tuân dân sự vì nó đi ngược lại
với ý muốn của chế độ là dân phải tuân phục và sùng bái lãnh tụ.
NBCG tạo nên một tiềm thức phản kháng thay vì phục
tòng trong lòng người dân.
NBCG là một cách giải toả áp lực (xả stress) cho người
dân bị trị.
NBCG thể hiện ý chí bất khuất của người dân chứ
không phải là một cử chỉ bất lực. Họ dùng một thứ vũ khí mà không ai có thể tước
đoạt được.
Tất cả những nền báo chí tự do đều có một mảng truyền
thông chuyên về trào phúng chính trị (political satire). Đôi khi những chương
trình này lại được xem là những bình luận thời cuộc sắc bén còn hơn là những
chương trình chính thống.
Dưới một chế độ độc tài, hoạt động NBCG thường được
nguỵ trang khéo léo để tác giả có thể chối tội, hoặc được tán phát ngầm. Đây là
cả một kho tàng văn hoá chưa được hoàn toàn đưa ra ánh sáng ở một nước còn bị
CS cai trị trầm kha như VN.
Chính trị gia và những kẻ quá khích rất sợ bị châm
biếm vì biết rằng những mánh khoé của họ sẽ bị lột trần không nương tay. Không
thiếu những ví dụ để chứng minh điều này.
Ngày nào người dân còn nhạo báng chế giễu lãnh đạo,
ngày đó còn có hy vọng cho tự do dân chủ.
26/8/2015
26/8/2015
Trần
Hạnh
----------------------------
Trần Hữu Hạnh
Dân Làm Báo vừa nhận được tin nhà báo Trần Hạnh (tên
thật là Trần Hữu Hạnh) vừa đột ngột qua đời tại Melbourne (Úc) ở tuổi 61.
Ông Trần Hữu Hạnh là người Việt đầu tiên làm trưởng
ban tiếng Việt BBC từ năm 1997-2001, với bạn đọc Dân Làm Báo ông thường được biết
qua các bản dịch với bút danh Hanh Tran.
Sinh năm 1954 tại Huế, ông Trần Hữu Hạnh rời Việt
Nam sang Úc du học. Ông tốt nghiệp cử nhân khoa học (ANU) và cao học truyền
thông (Canberra University).
Sau khi rời BBC, ông Hạnh còn giữ chức vụ Giám đốc
đài Australia (2007-2010).
Mặc dù đã về hưu, ông vẫn tiếp tục các hoạt động truyền thông qua mạng xã hội. Trên facebook cá nhân, ông cũng đã cho phổ biến rất nhiều bài viết có giá trị về phương pháp đấu tranh nhằm lật đổ chế độ độc tài.
Từ giữa năm 2013, nhà báo Trần Hạnh bắt đầu âm thầm cộng tác với Dân Làm Báo.
Là một người luôn ủng hộ truyền thông độc lập và
phong trào dân chủ tại Việt Nam, nhà báo Trần Hạnh ra đi đột ngột khi giấc mơ
“mong quê hương được thực sự dân chủ khi mình còn sống” đang dang dở.
Thay mặt bạn đọc, Dân Làm Báo xin chân thành chia buồn
cùng gia đình nhà báo Trần Hạnh!
3/9/2015
-------------------------------
3-9-2015
.
Hà
Mi -
BBCVietnamese.com
3-9-2015
No comments:
Post a Comment