Kiều Phong, Việt
Đại Kỷ Nguyên
2 Tháng Chín , 2015
Trung
Cộng có hoang tưởng hay không khi lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tổ chức
lễ duyệt binh kỷ niệm ngày kết thúc thế chiến thứ 2 tại Châu Á
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Người Liên Xô trước
đây và nay là người Nga, cứ định kỳ 5 năm hoặc 10 năm họ tổ chức lễ duyệt binh
kỷ niệm 1 lần: ngày chiến thắng phát xít hay ngày kết thúc chiến tranh thế giới
thứ 2 hay ngày kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại… Cả thế giới cùng
nghiêng mình với họ để tưởng nhớ về những người đã khuất, họ có lý của họ khi tổ
chức định kỳ những sự kiện này, vì họ là người trong cuộc và có ảnh hưởng to lớn
đến sự kết thúc của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Nhưng đây lại là lần đầu tiên Trung Quốc đứng ra tổ
chức một lễ duyệt binh với tên gọi là “kỷ
niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 tại Châu Á”. Tại sao
70 năm qua Trung Quốc chưa một lần thì nay, lần đầu tiên đứng ra tổ chức với
quy mô lớn chưa từng thấy và
Trung Quốc kỷ niệm cái gì ở cái cuộc chiến mà họ chẳng có vai trò gì cả.
Nếu Đài Loan đứng ra tổ chức thì còn có lý vì ngày xưa Trung Hoa Dân Quốc dù gì
cũng là một lực lượng kháng phát xít Nhật. Còn cái chuyện giải phóng
Trung Quốc khỏi tay phát xít Nhật thì là công lao của cả phe Đồng Minh chứ
không phải của bất cứ một tổ chức nào, chính quyền nào của Trung Quốc cả, chỉ
vì phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh nên mới trao trả lại
Trung Quốc, và người Nhật khi ấy chỉ biết đến Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch
và quân đội của Trung Hoa Dân Quốc chứ có biết Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và
Trung Cộng là ai và là cái gì đâu.
Khi mà cuộc chiến tranh giữa phát xít Nhật với quân
đội của Tưởng Giới Thạch và các tổ chức tự phát của nhân dân Trung Hoa đến hồi
ác liệt nhất thì cái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay còn gọi là Trung Cộng
này chỉ
là một nhóm quân ô hợp không khác gì thổ phỉ, chúng chỉ đứng ngoài nhìn và
áp dụng chiêu bài “ngao sò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”, lợi dụng thời thế đứng
ngoài cuộc chiến để xây dựng lực lượng chờ đợi thời cơ. Nếu là vì dân vì nước
thì tại sao không cùng tham gia với các tổ chức khác, gánh vác một phần
trách nhiệm, đồng lòng đánh đuổi phát xít Nhật?
Khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh thì cũng là lúc
quân đội các bên đã rệu rã, sức chiến đấu không còn lại bao nhiêu, cộng với
phong trào vô sản đang lên cao trên toàn thế giới, chúng mới nắm lấy thời cơ hô
hào nhân dân đứng lên “đòi lại quyền tự do cho mình”, người dân Trung Quốc sau
một thời gian dài sống dưới nhiều tầng áp bức, đã quá cực khổ, quá cùng kiệt rồi,
sự nhẫn nhịn và chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, khi nghe lời kêu gọi đứng
lên lật đổ tất cả, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xây dựng một cuộc sống
bình đẳng, ấm no, xóa bỏ hoàn toàn giai cấp…thì ai lại không nghe theo, ai lại
không bị mê hoặc. Trong cuộc nội chiến này Trung Cộng thắng vì đã mê hoặc được
lòng dân, biết lợi dụng thời cơ đúng lúc để kích động, để chiếm chính quyền,
nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cũng do quân lính Tưởng Giới Thạch đã chủ động
buông vũ khí vì không muốn bắn vào đồng bào của mình.
Tính cho đến ngày hôm nay thì 70 năm đã trôi qua,
Trung Cộng đã tuyên truyền cho người dân những gì về cuộc chiến và vai trò của
Trung Cộng như thế nào trong các cuộc chiến đó, những người năm xưa biết rõ sự
thật thì nay còn mấy ai, mấy ai còn minh mẫn mà nhớ lại và mấy ai dám nói ra sự
thật? Có khi không ít người dân Trung Quốc được học và nghĩ rằng Trung Cộng
đang tiến hành kỷ niệm ngày mà Trung Cộng có vai trò rất lớn trong việc quyết định
chấm dứt chuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng nên.
Sau 6 năm lên năm chính quyền, đến năm 1955 thì
Trung Quốc bắt đầu một thời kỳ đen tối nhất, đồng tiền mất giá thậm tệ, siêu lạm
phát đã phá hủy hoàn toàn nền kinh tế vốn đã èo uột sau chiến tranh. Trung
Cộng quyết định đổi tiền, với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất chỉ còn 10
NDT, có nghĩ là 10.000 Tệ cũ thì đổi được 10 Tệ mới và giới hạn số tiền được đổi
là rất nhỏ, nó tương đương với sư ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, có
hàng núi tiền không đổi được trở thành giấy lộn vô giá trị, có biết bao nhiêu
người khánh kiệt và tự sát. Sau khi đổi tiền, xã hội Trung Quốc cơ bản đã giải
quyết được một vấn đề “xóa bỏ giai cấp”, chỉ còn lại 1 giai cấp duy nhất, đó là
“giai cấp vô sản” theo đúng nghĩa đen với hầu hết những người nghèo đói như
nhau. Thời kỳ đen tối này kéo dài đến năm 1966 thì lên đến cực điểm, người dân
Trung Quốc, kể cả những người nằm trong hàng ngũ của Trung Cộng đã nhận ra bộ mặt
thật của chúng, không còn tin tưởng vào Trung Cộng nữa. Đến bước này Trung Cộng
quyết định “được ăn cả ngã về không”, thế là cuộc “đại cách mạng văn hóa” ra đời,
thực chất là một cuộc thanh trừng trên diện rộng, ngoài xã hội thì vì sự sống
còn của bản thân mà mọi người đấu tố, chém giết nhau, anh đấu tố em, cha đấu tố
con…trong nội bộ chính quyền là một cuộc thanh trừng với quy mô chưa từng thấy,
những nhà trí thức cấp tiến, những nhà cách mạng chân chính, những người chống
đối lại ĐCSTQ, những người nhận thức ra hoặc lờ mờ nhận thức ra…đều bị thẳng
tay thanh trừng hết. Cho đến khi “ hoàn thành xong cuộc đại cách mạng văn hóa”
thì ít
nhất là 7,7 triệu người đã bị giết hại, đất nước đi đến tận cùng của
suy thoái, nhất là kinh tế.
Năm 1989, khi mà Liên Xô và chế độ cộng sản ở các nước
Đông Âu đã sụp đổ, chuyển qua chế độ Dân Chủ, cùng với phong trào dân chủ trên
toàn thế giới đang lên cao, hàng
trăm ngàn sinh viên đứng lên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đòi Dân Chủ,
đa nguyên đa đảng. Đặng Tiểu Bình lãnh tụ Trung Cộng thời điểm đó tuyên bố :
“hy sinh 200 ngàn mạng người để đổi lấy 20 năm ổn định” và một cuộc đàn áp dã
man nổ ra, Trung Cộng dìm cuộc biểu tình ôn hòa của 200 ngàn sinh viên trong biển
máu…
Năm 1999, khi phong trào luyện tập Pháp Luân Công, một
môn khí công thượng thừa của Phật Gia đang lên cao, người người tập, nhà nhà tập,
trong 70 triệu đảng viên ĐCSTQ thì có hơn 30 triệu đảng viên tham gia, trong đó
phần lớn là đảng viên cao cấp, có chức có quyền trong chính phủ… Có thể nói cứ
sáng sớm, chiều tối khi các công viên, sân vận động các bãi đất trống… cất lên
tiếng nhạc tập công là một hình ảnh vô cùng đẹp vô cùng ấm áp, và vô cùng trang
nghiêm diễn ra khắp mọi nơi, những hàng người ngay ngắn. im lặng đứng hoặc ngồi
tập công, họ đến tập công chỉ vì đơn giản là làm cho họ khỏe ra, tinh thần tốt
lên. Thế rồi Giang Trạch Dân lãnh tụ Trung Cộng thời điểm đó tuyên bố “Tôi
không tin rằng ĐCSTQ không thể chiến thắng Pháp Luân Công!” và ra lệnh đàn
áp dã man trên diện rộng tất cả những ai còn theo luyện tập Pháp Luân Công. Hơn
16 năm qua Trung Cộng dùng toàn lực với nguồn kinh phí khổng lồ để đàn áp và tận
diệt Pháp Luân Công với những
thủ đoạn tàn độc và bỉ ổi nhất nhưng không những không diệt được Pháp Luân
Công mà còn phải chứng kiến Pháp Luân Công phát triển ra toàn thế giới, được
nhân dân và chính quyền các nơi trên thế giới đón nhận và trao tặng nhiều chứng
nhận và thư khen ngợi.
Như vậy thế chiến thứ 2 kết thúc vào năm 1945, mãi đến
năm 1949 Trung Cộng mới cướp được chính quyền và thành lập nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa, vậy thì Trung Cộng có vai trò hoặc dính dáng gì mà lại tùy tiện
đứng ra tổ chức cái gọi là “ lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ
2 tại Châu Á”. Nếu là người Nga, người Mỹ, người Anh thì không ai nói làm gì,
và nếu là Trung Hoa nhưng mà là Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan thì cũng chẳng ai
phàn nàn, nhưng ở đây bi hài ở chỗ nó lại là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Vậy mục đích của Trung Cộng là gì ? Cũng chẳng khó để
hiểu được những thông điệp và mục đích của Trung Cộng đằng sau những động thái
này.
- Cũng như những năm 1955 đến 1969 trước đây, giờ cũng là thời điểm tất cả những nhẫn nhục, chịu đựng của nhân dân Trung Quốc đã đi đến tột cùng của giới hạn rồi, “tức nước thì vỡ bờ”. Trung Cộng quá hiểu điều này, muốn phô trương thanh thế với người dân rằng: dưới sự lãnh đạo của đảng, Trung Hoa ngày nay đã trở thành một siêu cường, mặc dù những thế lực thù địch bên ngoài là rất nhiều và rất mạnh, nhưng đứng trước một Trung Hoa hùng mạnh do đảng lãnh đạo này thì mọi chuyện không là gì cả, là người dân yêu nước thì trước tiên phải yêu đảng, phải trung thành với đảng, vì đảng đã cho người dân một cuộc sống ấm no, thịnh vượng như ngày hôm nay, toàn dân phải biết ơn đảng, hãy vứt đi những hận thù trong quá khứ, cùng đảng đấu tranh chống lại các thế lực thù địch kia, hãy hy sinh tất cả để đảng được sống như một cách báo ơn và tỏ lòng trung thành, yêu nước, theo đảng thì sống, chống đảng thì chết…
- Những hành động đơn phương gây bất ổn của Trung Cộng gần đây ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra phản ứng bài Trung Quốc trên toàn thế giới, không ai, không đất nước nào còn tin tưởng vào Trung Cộng nữa, trước nguy cơ bị cô lập và bị dồn ép trên tất cả các phương diện, bốn bề đều là địch, Trung Cộng buộc phải chơi một nước cờ liều, một nước cờ giống như một con thú làm trước khi giãy chết: phùng mang, trợn mắt, gầm vang lên những tiếng cuối cùng để thị uy và đe dọa…để nếu có chết thì cũng chết cho oai hùng.
- Gần đây những hành động của chính quyền Nhật Bản (thủ tướng Shinzo Abe) như thay đổi hiến pháp, cải cách quân đội, thay đổi những điều luật về vũ khí và quân sự…giống như hình ảnh một người khổng lồ thức dậy sau 70 năm ngủ quên, oái oăm thay người khổng lồ này thức dây lại được những người xung quanh hoan hô nồng nhiệt, Trung Cộng như con thú giãy chết lại gặp phải lúc người khổng lồ năm xưa thức giấc, còn cách nào hay hơn là cố gắng phùng mang, trợn mắt mà gầm lên những tiếng cuối cùng cho nó oai hùng một chút.
Dư luận quốc tế nói rằng nếu để đến năm 2019 Trung Cộng
mới tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Quốc Dân Đảng hay kỷ niệm
ngày thành lập nước gì đó thì có phải hay hơn không, có phải “danh chính ngôn
thuận” không, sao lại phải đi kỷ niệm cái ngày mà chả dính dáng gì đến mình cả.
Có lẽ Trung Cộng cũng tự hiểu và hiểu thông suốt hơn ai hết đấy chứ, nhưng
Trung Cộng còn hiểu rõ hơn về tình hình của chính mình hiện nay, hoặc bây giờ
hoặc không bao giờ, nếu chờ cho đến năm 2019 thì chắc chắn rằng Trung Cộng sẽ
chẳng có cơ hội để phùng mang, trợn mắt, gầm vang lên tiếng gầm cuối cùng của một
con thú dãy chết .
Quan điểm trong bài viết này thể hiện ý kiến của tác
giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
No comments:
Post a Comment