Hoàng
Nguyên (theo Washington Post)
Thứ bảy, 29/8/2015 | 07:35 GMT+7
Khó
khăn gần đây về kinh tế và chính trị có thể làm sứt mẻ thế oai phong của Trung
Quốc khi ông Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng tới, nhưng chưa chắc khiến Bắc
Kinh có lập trường mềm mỏng hơn.
- Hai thách thức của mô hình phát triển Trung Quốc
- Nguy cơ kinh tế thách thức uy tín chính trị của ông Tập
Khi giới chức Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập
đến Washington vào tháng tới, có lẽ họ hình dung trong đầu cảnh tượng nhà lãnh
đạo Trung Quốc đến với dáng vẻ đạo mạo, trên một chiếc tàu sân bay sáng bóng với
biểu ngữ "giấc mơ Trung Quốc" tung bay. Thách thức khi đó với quan chức
chủ nhà là làm thế nào để ứng phó với một Bắc Kinh mạnh mẽ và vô cùng tự tin.
Tuy vậy, giờ Mỹ lại đối diện với một thách thức
khác. Sau cơn "địa chấn" kinh tế trong tháng này, ông Tập đang cầm
lái một chiếc tàu chòng chành, dù bên ngoài vẫn bóng bẩy nhưng đã có những chỗ
rò rỉ.
Giới quan sát Trung Quốc từ nhiều năm trước đã cảnh
báo Trung Quốc sẽ phải hứng chịu sự điều chỉnh kinh tế sau nhiều năm tăng trưởng
cao và tín dụng không được kiểm soát. Henry Paulson, cựu bộ trưởng tài chính Mỹ,
trong cuốn sách "Đối phó với Trung Quốc" xuất bản năm nay, khẳng định:
"Kinh tế tăng trưởng chậm lại còn nợ tăng mạnh hiếm khi nào là một sự kết
hợp dễ chịu, và hoạt động vay nợ ồ ạt tại Trung Quốc dường như chắc chắn sẽ dẫn
tới rắc rối".
"Thành thực mà nói, vấn đề không phải là có hay
không, mà là khi nào hệ thống tài chính Trung Quốc sẽ đối mặt với tổn thất",
Paulson nói. "Và thực tế cho thấy điều này đang thành hiện thực".
Ông Tập từng đề ra mục tiêu kép là cải cách thị trường
tự do và trấn áp nạn tham nhũng. Cả hai đều nhắm tới củng cố sự ổn định của
Trung Quốc và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Tuy nhiên, ông Tập vẫn chưa
đạt được những cải cách đề ra, trong khi chiến dịch chống tham nhũng có thể
đang khiến một số quan chức khác bất mãn.
Ông Tập được cho là muốn làm suy yếu ảnh hưởng của
những phe cánh do những "nguyên lão" tiền nhiệm che chở. Nhưng có
thông tin cho thấy những nhóm này đang trở nên mạnh hơn.
Ông sẽ tới Washington với nền tảng chính trị vừa bất
chợt lộ sự mong manh và tình hình chứng khoán hỗn loạn. Theo cây bút David
Ignatius của Washington Post, thành quả về quyền lực mà cuộc gặp
thượng đỉnh này tạo ra có thể sẽ là điều ông cần. Đồng thời, ông Tập sẽ tránh mọi
sự nhượng bộ công khai có thể bị dư luận trong nước xem là "mất mặt".
"Điều quan trọng hơn cả là cách người Mỹ thể hiện
sự tôn trọng ra bên ngoài", Kurt Campbell, người từng giúp hoạch định
chính sách châu Á của Tổng thống Obama nói.
"Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn đầy lo
lắng, nhưng điều này chưa hẳn đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ mềm mỏng hơn
trên trường quốc tế", Campbell nhận định. "Ông Tập có khả năng sẽ giữ
lập trường cứng rắn hơn để tránh bị cho là yếu đuối hoặc dễ tổn thương".
Cách
đối đãi của Mỹ
Câu hỏi được đặt ra là Mỹ có thể ứng phó ra sao với
một Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu. Có một nghịch lý là Trung Quốc
"bị tổn thương" luôn khó lường hơn khi còn "khỏe mạnh".
Các quan chức "diều hâu" trong chính giới
Mỹ cho rằng thời điểm Bắc Kinh đang gặp khó khăn chính là thời cơ để gia tăng sức
ép. Một số quan chức cấp cao Lầu Năm Góc gần đây đề xuất Mỹ phải cứng rắn hơn
trong việc khẳng định quyền tự do đi lại trên Biển Đông, bằng cách điều máy bay
và tàu tới thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Một cuộc tranh luận âm thầm về vấn đề Biển Đông đang
diễn ra tại Washington. Lầu Năm Góc lo ngại rằng Trung Quốc đang xây dựng các
cơ sở có thể phục vụ hải quân trong vùng tranh chấp mà Mỹ lại không có phản ứng.
Các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực như Philippines cũng ủng hộ Washington
giữ lập trường cứng rắn hơn.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Obama đến nay vẫn
tránh tiến hành động thái cứng rắn như vậy, với lập luận rằng nó có thể kích hoạt
một chuỗi phản ứng và phản kháng khó lường. Trước thềm chuyến công du của ông Tập,
Nhà Trắng gần như chắc chắn sẽ từ chối đưa ra động thái kiên quyết. Ông Obama
có thể sẽ phản ứng thận trọng giống như cách ông đối phó với vấn đề tại Syria
và Ukraine.
Khi kinh tế thế giới đang đầy bất ổn, ông Obama có lẽ
sẽ chỉ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế trong cuộc gặp thượng đỉnh với
ông Tập. Chủ đề chủ đạo có lẽ sẽ là Mỹ và Trung Quốc, với tư cách hai nền kinh
tế lớn nhất, sẽ hợp tác cùng nhau vì sự ổn định và phát triển toàn cầu.
Một số vấn đề có nhiều khả năng được đưa ra là cam kết
thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran của Trung Quốc, thành lập nhóm nghiên cứu
chung để tìm kiếm sợi dây liên kết giữa ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á mà
Trung Quốc khởi xướng, với các định chế hiện hữu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và
Ngân hàng Thế giới; lập nhóm công tác về an ninh mạng; ra tuyên bố chung về
quan ngại đối với Triều Tiên; và tái cam kết cắt giảm phát thải khí cac-bon trước
thềm hội nghị biến đổi khí hậu tháng 12 tới tại Paris.
Bất ổn trên các thị trường tài chính, với những biến
động khó lường từ ở Thượng Hải cho đến Manhattan trong tuần này, là một lời nhắc
nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới. Thực tế đó không mấy dễ chịu
với Mỹ và Trung Quốc. Mỗi bên đều muốn làm chủ số phận của mình và định hình thế
kỷ 21 theo cách riêng. Và cuộc gặp gỡ thượng đỉnh trong tháng tới sẽ là minh chứng
cho những giới hạn quyền lực mà ngay cả hai cường quốc thế giới cũng phải đối mặt.
Hoàng
Nguyên (theo Washington Post)
No comments:
Post a Comment