Saturday, August 29, 2015

Trốn tránh trách nhiệm giữ đảo để giữ đảng. (Người Buôn Gió)





Thứ Sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2015

VIDEO :

Nhân 70 năm thành lập ngoại giao CHXHCN Việt Nam, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh có một bài phát biểu. Bài phát biểu này được báo chí giật cho một tiêu đề hoàng tráng có tên là.

http://nguyentandung.org/vi-the-cua-viet-nam-tren-truong-quoc-te-chua-bao-gio-cao-nhu-luc-nay.html

Vị thế Việt Nam có thật sự lên cao hay không.? Vấn đề này đã có bài phân tích, tất nhiên nếu không có bài phân tích thì hiển nhiên bằng mắt thường, tai nghe người dân nào cũng cảm nhận được vị thế Việt Nam đang lên. Qua việc giá cả tăng, các loại thu phí tăng, đồng tiền mất giá.

 Trong bài báo này chỉ nhắc đến một luận điểm của ngoại trưởng Phạm Bình Minh. Đề cập tới vấn đề khu vực, phóng viên đặt câu hỏi về chủ quyền biển đảo. Ông Minh trả lời rằng.

'' Đó là  bài học về đường lối độc lập, tự chủ để đảm bảo ta giữ vững được qhan hệ với các nước và giải quyết những mâu thuẫn. Thứ hai, đặt lợi ích dân tộc cao nhất, nhưng trên phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến, trong đó cái bất biến là lợi ích dân tộc. Thứ ba là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, một bài học xuyên suốt từ thành lập nước tới nay, làm sao giành được sự ủng hộ quốc tế, dựa trên lập trường chính nghĩa, sự hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của chúng ta để tập hợp dư luận. Kể cả đấu tranh bảo vệ chủ quyền ngày nay cũng dựa trên lòng yêu chuộng hòa bình và sự chính nghĩa đó.''

Nhưng điều ông Minh nói đều choang choang, toàn những từ ngữ hoa mỹ như độc lập, lợi ích dân tộc...nhưng người nghe có thể thấy sự né tránh đụng chạm đến Trung Quốc, nước đang thực hiện ráo riết dã tâm thôn tính chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

 Khi các nước trong khu vực như Phi, Nhật, Đài , Hàn liên kết quân sự với Hoa Kỳ, mang lại hiệu quả hơn hẳn Việt Nam trong việc giữ chủ quyền. Việt Nam lại tìm cho mình con đường độc lập, tự chủ...nghĩa là con đường một mình đơn độc đối phó với mọt cường quốc mạnh đầy tham vọng như Trung Hoa.  Đó không phải là đấu tranh, đó là sự hợp tác. Điều hiển nhiên khi anh bé nhỏ, chiến đấu với tên khổng lồ cướp phá nhà anh, anh khước từ sự giúp đỡ của người khác.  Đó là sự hợp tác với tên khổng lồ chứ chẳng phải là đấu tranh gì hết.

Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là gì.? Kết hợp nó thế nào để giữ chủ quyền.? Chẳng ai giải thích được hai mệnh đề này rõ ràng. Một dân tộc mà mỗi người dân gánh trên đầu món nợ công 110 tỷ usd trên 90 triệu đầu người, và còn tiếp tục gia tăng. Trong khi trình độ công nghệ luyện kim không đạt để làm được một con ốc vít thì thử hỏi sức mạnh dân tộc ấy là gì, ở đâu .?

Sức mạnh thời đại mà ông ngoại trưởng Việt Nam nói là thời đại nào.? Thời đại của công nghệ, thời đại của hội nhập toàn cầu hay thời đại của cách mạng vô sản quốc tế...?

Công nghê thì không luyện được thép cho con ốc vít, hội nhập nhưng lại nói tự chủ độc lập giữ chủ quyền, vô sản quốc tế giãy đành đạch từ bao nhiêu nước giờ còn 4 nước, trong đó Cu Ba cũng đang thay đổi. Chắc thời đại ông Phạm Bình Minh nói là thời đại Hồ Chí Minh chỉ diễn ra ở Việt Nam. Một thời đại mà thảm sát lan tràn , mại dâm lan tràn, tham nhũng, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo cũng lan tràn.

Đem cái sức mạnh dân tộc ấy với sức mạnh thời đại ấy để huỷ diệt đất nước thì còn dễ nghe. Chứ nói để giữ nước thì thật nực cười.

Cũng trong dịp 70 năm thành lập ngành ngoại giao của nước CHXHCH Việt Nam, trả lời một câu hỏi khác cũng về đấu tranh giữ chủ quyền, ông ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nói.


Nếu việc xung đột lợi ích giữa Mỹ, Nga, Trung diễn ra ở Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ hay nơi xa lắc xa lơ nào đó thì Việt Nam nói không để bị lôi kéo còn dễ hiểu. Sự thực là dù ở xa như thế nhưng Việt Nam vẫn chõ mõm lên tiếng, phản đối, tổ chức cho sinh viên trong nước biểu tình trước đại sứ quán Mỹ  trong chiến tranh I Rắc. Lên án phương Tây can thiệp vào cách mạng Ả Rập, Bắc Phi hay Tây Tạng.

Nhưng xung đột ở biển Đông là xung đột của Việt Nam, quyền lợi của dân tộc Việt Nam, lợi ích cốt lõi của đất nước Việt Nam. Tại sao ông ngoại trưởng VN có thể tráo trở, điềm nhiêm coi đó như là mâu thuẫn giành quyền lợi của các cường quốc, và ông tự hào cho rằng Việt Nam  tỉnh táo không bị lôi kéo vào những xung đột đó. Hoa Kỳ có quyền lợi ảnh hưởng ở biển Đông, nhưng Việt Nam có quyền lợi thiết thực nhìn thấy rành rành đó là đảo, là biển của cha ông tổ tiên. Ảnh hưởng cường quốc ở khu vực có lúc tăng, lúc giảm ..nhưng đất đai, biển đảo không thể co giãn và biến động như vậy được.

Đem cái vô hình át đi cái hữu hình để che đậy bản chất hèn hạ của mình, là biện pháp giữ chủ quyền của Cộng sản Việt Nam. 

Hèn hạ thì né tránh trách nhiệm , né tránh thì phải đưa ra những lời nguỵ biện. Nguỵ biện thì phải đánh tráo khái niệm, lừa đảo. Bởi thế bỗng nhiên biển đảo của Việt Nam lại không là vấn đề cấp bách hàng đầu để  giữ gìn. Lại đặt vấn đề ưu tiên là giữ gìn không sa vào tranh chấp, ảnh hưởng của cường quốc nào. 

Nhìn lại 70 năm thành lập ngành ngoại giao CHXHCN Việt Nam là nội chiến tương tàn, là nô lệ tiền đồn cho các cường quốc CNXH, là số lượng gái mại dâm, nô lệ lao động xuất khẩu nhiều hơn. Nợ quốc tế nhiều hơn. Và cuối cùng là chủ quyền đất nước bị mất mát cũng nhiều hơn. Tất cả là do sự né tránh trách nhiệm, sự lừa đảo nguỵ biện của chế độ cộng sản Việt Nam để cốt giữ quyền lực của mình . Chẳng có nguyên nhân nào khác.


Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 21:21 







No comments:

Post a Comment