Tổ
Quốc 209 - Phát hành : 1/8/2015
Thứ hai 27-7-2015,
ngay sau khi Bắc Kinh công bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 7% cho sáu tháng đầu
năm, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mất 8,5%. Tại sao một tỷ lệ tăng trưởng
ngoạn mục, mà hiện nay không một nước nào có được, lại có thể kéo theo sự tuột dốc
của thị trường chứng khoán? Điều này trước hết có nghĩa là không còn ai tin lời
nói và những con số của Bắc Kinh nữa.
Nhưng không phải chỉ có thế. Biến cố này cũng có
nghĩa là người dân Trung Quốc cũng đã thấy được điều mà nhiều chuyên gia đã
tiên liệu từ lâu và giới kinh doanh cũng đã ý thức được, đó là Trung Quốc chắc
chắn sẽ lâm vào khủng hoảng lớn.
Cho tới năm 2007 kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng đều
đặn ở mức độ hai con số trong gần ba thập niên, gây kinh ngạc cho cả thế giới.
Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bất chấp môi trường
và bóc lột công nhân tối đa để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách
khác là xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất
nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính
sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc
kiệt quệ, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính
Trung Quốc trước đây.
Năm 2008 thế giới lâm vào khủng hoảng lớn và Trung
Quốc cũng không phải là ngoại lệ vì hoạt động xuất khẩu sút giảm mạnh. Thay vì
thắt lưng buộc bụng để thích nghi với tình huống mới và trực diện đối đầu với
khó khan thì chính quyền Bắc Kinh đã chạy trốn sự thực trong một cuộc phiêu lưu
mới: xây dựng. Ngân hàng được lệnh cấp tín dụng thả cửa cho các
công ty địa ốc trong khi chính quyền tung ra những chi tiêu khổng lồ
cho các công trình cơ sở hạ tầng không cần thiết. Từ một năm qua, khi sự thực
không thể che giấu được nữa và cái bong bóng địa ốc đã quá lộ liễu, chính quyền
Bắc Kinh lao vào một trò chơi mới: đầu cơ chứng khoán. Đặc tính của cái
gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là nhà nước
giành toàn quyền thao túng thị trường và Bắc Kinh đã tận dụng đặc quyền này. Tất
cả mọi phương tiện, ngân hàng cũng như báo chí, được sử dụng để thổi phồng trị
giá các cổ phiếu và lôi kéo thật nhiều người vào cuộc. Người ta vay tiền để mua
cổ phiếu và người ta tiếp tục vay để mua thêm nữa thay vì bán ra vì cổ phiếu tiếp
tục lên giá. Trong một năm qua thị trường chứng khoán Trung Quốc -Thượng Hải
cũng như Thẩm Quyến- trở thành một sòng bài khổng lồ, một sự điên dại trên qui
mô quốc gia. Dĩ nhiên trò chơi này không qua mắt được các quỹ đầu tư và họ đồng
loạt quyết định rút khỏi Trung Quốc. Ngay cả tư bản Trung Quốc cũng tháo
chạy. Trong ba tuần lễ cuối tháng 6, thị trường chứng khoán đã xuống hơn 30% và
chính quyền Bắc Kinh đã dùng những biện pháp rất mạnh để trấn tĩnh, đồng thời
đưa ra con số tăng trưởng hoang tưởng 7%. Nhưng thị trường chứng khoán vừa
chứng tỏ mọi xảo thuật đều vô ích, kinh tế Trung Quốc đã hoảng hốt.
Họ sẽ còn làm được gì khác trước khi thú nhận phá sản?
Cuộc phiêu lưu chứng khoán này có thể là cố gắng thoát hiểm cuối cùng của Bắc
Kinh. Nó đã thảm bại và cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa" đã lộ chân tướng của nó: một sai lầm lố bịch.
Đảng CSVN đã lấy Trung Quốc làm quan thầy, mẫu mực
và chỗ dựa trong suốt ba thập niên qua. Chỗ dựa này đang sụp đổ.
Ban
Biên Tâp Tổ Quốc
Liên lạc: toquocmagazine@yahoo.com
No comments:
Post a Comment