Được đăng ngày Thứ bảy, 29 Tháng 8 2015 14:39
…các doanh nghiệp cơ khí không thể nào sản xuất nhỏ, đầu tư lớn, bởi sản
lượng phải nhiều, thì họ mới có chi phí để đổi mới công nghệ, đầu tư
lớn được.
"Nên câu chuyện không sản xuất được ốc vít cho
ô tô là hoàn toàn không đúng."..
*
Vì
sao Song Nam từ chối đơn hàng Toyota ?
Công ty Sông Nam đã từng từ chối đơn hàng sản xuất ốc
vít cho Toyota từ những năm 2006-2007, vì sản lượng yêu cầu của hãng ô tô này
chỉ là 2000 sản phẩm/tháng, quá ít nên không có hiệu quả về mặt kinh tế.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 27/8, ông Phạm Ngọc Hưng
- Phó Chủ Tịch Thường trực Hiệp Hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết
: "Đối với việc sản xuất các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ thì việc đầu tiên
cần làm là phải xác định thị trường có đủ để đầu tư hay không.
Bởi vì, thứ nhất, yêu cầu của
các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp cao phải đảm bảo chất lượng theo yêu
cầu đơn đặt hàng ; thứ hai, chất lượng phải ổn định.
Do đó, một doanh nghiệp muốn sản xuất sản phẩm hỗ trợ
sẽ phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất ra được một phần linh kiện,
cho một bộ phận công nghiệp nào đó, có quy trình quản trị chất lượng rất ổn định
để sản phẩm không bị lỗi, trong quy trình sản xuất.
Khi giao sản phẩm lỗi, thì cả một ô tô chở hàng có sản
phẩm lỗi sẽ phải thu hồi lại, nên yêu cầu đầu tư rất cao, mà như vậy thì phải
có thị trường ổn định và số lượng lớn để họ thu hồi vốn nhanh chóng, đầu tư
thêm về công nghệ. Nên nếu chỉ cung cấp cho một doanh nghiệp hay một bộ phận
khác thì chắc chắn sẽ không đủ sức đầu tư, nên về mặt thị trường là rất quan trọng.
Giả sử một doanh nghiệp như Sông Nam nếu chỉ sản xuất
ốc vít cho Toyota Việt Nam thì mức độ sử dụng như vậy sẽ không đủ để người ta vận
hành sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị.
Giả sử như cũng với linh kiện đó mà cung cấp
cho cả Toyota Việt Nam, Thái Lan, đặt số lượng lớn, chắc chắn doanh nghiệp
sẽ đầu tư, nếu có hợp đồng dài hạn".
Doanh
nghiệp Việt thúc thủ vì...
Theo ông Hưng, trước đây, cũng có nhiều doanh nghiệp
họ đầu tư nhưng khi làm đến một giai đoạn nào đó, thì các doanh nghiệp
khác thay đổi mẫu mã, thay đổi thiết bị, nên họ cũng phải chạy theo để
thay đổi, nên không phải Việt Nam không làm được mà Việt Nam không xác định
được thị trường.
Còn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư vào
Việt Nam, sau đó chuyển sản phẩm đi nước này, nước khác, cũng bởi vì họ xác định
được thị trường quốc tế, họ có thể sản xuất ở Việt Nam, cung ứng qua Trung
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ.
Có một câu chuyện xảy ra những ngày qua, có một số
người Thái Lan qua Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu dây xích Honda do các doanh
nghiệp Thái sản xuất, để bán cho các hãng xe gắn máy, thậm chí họ có thể bán
cho rất nhiều hãng cũng sử dụng dây xích đó, đó là cách đi tìm kiếm thị trường
tiềm năng, Việt Nam nên học hỏi, không thụ động đợi mối hàng.
"Chính vì thế, nói doanh nghiệp Việt không thể
sản xuất được ốc vít cho ngành sản xuất ô tô là không chính xác. Vừa rồi, Hiệp
hội cũng có tổ chức một cuộc Hội thảo về quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái
Lan, chính Thái Lan cũng có đề nghị muốn mua mô tơ của Việt Nam sản xuất, thay
vì mua mô tơ của Trung Quốc. Để thấy, doanh nghiệp Việt có thể sản
xuất được mô tơ, nhưng vấn đề là số lượng cũng như thị trường tiêu thụ
không ổn định để có thể đầu tư sản xuất.
Có những vấn đề còn khó khăn hơn chúng
ta còn làm được nói gì đến ốc vít, nên tôi nhấn mạnh rằng việc quan trọng
nhất hiện nay là thị trường ở đâu ?".
Bên cạnh đó, theo ông Hưng, hiện nay có rất nhiều sản
phẩm hoàn toàn của Việt Nam, từng bước nội địa hóa. Thế nhưng,
Thứ nhất, cũng có những sản phẩm vì thị
trường Việt Nam quá nhỏ, cơ sở sản xuất không nhiều, nên nếu nhập
khẩu ở nước ngoài về đôi lúc sẽ có lợi hơn, chưa nói đến các chính sách về
thuế sẽ tác động đến một số doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với
doanh nghiệp Việt sản xuất các linh kiện nội địa, kể cả sản xuất một sản
phẩm hoàn chỉnh như ô tô của Vinaxuki, đến một ngày nào đó không phải không nội
địa hóa được đến các sản phẩm Việt Nam, mà kẹt về sản phẩm tài chính nên không
làm được, chứ không phải về mặt kỹ thuật, nên người ta chỉ có thể chọn
lắp ráp hay sản xuất một phần.
Đơn giản, bởi vì các doanh nghiệp họ sẽ chỉ làm những
gì có lợi nhuận cao nhất, vì vậy đó là lý do vì sao ngành công nghiệp ô tô của
Việt Nam sau một thời gian dài vẫn không phát triển được. Trong khi, ở Ấn Độ,
Thái Lan thì ô tô sản xuất rất nhiều, thậm chí đến hiện nay nhiều doanh nghiệp
đầu tư tại Việt Nam đã chuyển sang thị trường sản xuất tại Thái Lan. Bên cạnh
đó, cũng do chính sách của chúng ta chứ không riêng kỹ thuật Việt Nam làm không
được.
Trước việc chúng ta gần như không đáp ứng được sản
phẩm đặt hàng của Samsung hay các doanh nghiệp FDI nước ngoài, ông Hưng khẳng định
: "Tôi thấy ở đây có hai nguyên nhân, thứ nhất, là các
doanh nghiệp Việt thiếu thông tin, ở Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có câu chuyện
làm ván ép xuất khẩu qua Dubai, qua Trung Đông, sau một thời gian, họ thấy
không có lời, mới tìm cách tiếp cận bán cho doanh nghiệp sản xuất đầu tư tại Việt
Nam.
Thứ hai, yêu cầu về quản trị chất lượng sản phẩm ván
ép rất kỹ càng, sau một thời gian thì hiện nay đã bán được cho một
doanh nghiệp Nhật Bản, sau đó họ bán được cho nhiều doanh nghiệp khác, thậm chí
sản xuất không kịp cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở Thành phố Hồ Chí
Minh đặt mua".
Chia sẻ về những khó khăn của các doanh nghiệp Việt
hiện nay, theo ông Hưng, có những vấn đề công ty không nhất thiết phải đầu tư,
thì lại đầu tư, đó là cách đầu tư không hiệu quả. Chúng ta không nên hậu quả
nào cũng đổ thừa cho vốn, vốn chỉ là một yếu tố vô cùng nhỏ, do đó, có những
doanh nghiệp nhỏ và vừa, dù có lệ thuộc vào nguồn vốn vay họ vẫn làm
được, như Sông Nam.
Ông Hưng kể : "Tôi xin kể một ví dụ điển hình ở
Thành phố Hồ Chí Minh có một doanh nghiệp bánh kẹo ABC, sản xuất bánh là
chính, nhưng khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở các nhãn hàng thức ăn nhanh
như KFC, Lotteria...thì bản thân doanh nghiệp này đã phải quay sang chọn một
con đường khác. Họ quyết định mua các thiết bị hiện đại về làm bánh mỳ, bánh mỳ
rất đủ chuẩn để cung cấp cho các công ty thức ăn nhanh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, các cửa hàng này càng nhiều khách, càng mở
rộng thì doanh nghiệp này càng bán được nhiều bánh mỳ, đáp ứng đúng theo chuẩn
quốc tế, vì vậy mà nguồn lợi nhuận luôn ổn định.
Để thấy điều quan trọng ở đây là các doanh
nghiệp lựa chọn phân khúc nào, chọn thị trường nào, chọn lối nào để đi, trong
chuỗi giá trị sản phẩm nếu chọn đúng và bảo đảm chất lượng thì sẽ thành công,
không phải cạnh tranh".
Thà
đi đóng tàu còn hơn làm ốc vít cho Samsung
Trong khi đó, ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết : "Thực tế các doanh
nghiệp Việt không nhận lời sản xuất bởi vì số lượng quá ít này rất đúng với thực
trạng hiện nay, các doanh nghiệp cơ khí không thể nào sản xuất nhỏ, đầu tư lớn,
bởi sản lượng phải nhiều, thì họ mới có chi phí để đổi mới công nghệ,
đầu tư lớn được.
Nên câu chuyện không sản xuất được ốc vít cho ô tô
là hoàn toàn không đúng, vì thực chất chúng ta đã từng có đối tác muốn cung cấp
hàng".
Theo ông Long, đáng buồn là hiện
nay, chúng ta bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị trường một
cách rất dớ dẩn. Riêng với các trường hợp như Hiếu Songnam thì rất dễ để nhân rộng,
nhưng với cơ chế quản lý ngành cơ khí hiện nay còn yếu kém, để cho ngành thả nổi
thì sẽ khó hiệu quả.
"Tôi đã từng tuyên bố : "Chúng tôi thà đi đóng một
con tàu, đi làm một công việc khác, còn hơn đi làm ốc vít cho Samsung",
ông Long nhấn mạnh.
Bảo
Hân
********************
Thu
Phương -
Báo
Đất Việt
Thứ Tư, 26/02/2014 06:50
Chiếc
xe ôtô điều kiển bằng smartphone được sản xuất tại Campuchia mang tên ngôi đền
cổ Angkor - Angkor EV có giá 5.000 USD.
- Cận cảnh xe Campuchia khiến ngành ô tô Việt Nam "ngượng"
- Thua Campuchia, công nghiệp ôtô VN còn cơ hội phát triển?
Thông tin trên tờ The Phnom Penh Post, bà Seang Chan
Heng, Tổng giám đốc Heng Development Company khẳng định mức giá cho Angkor EV sẽ
không vượt quá 10.000 USD.
Angkor EV sẽ có 2 chỗ ngồi với thiết kế cửa mở theo
chiều dọc và ngoại hình có thể giống chiếc minivan Nissan Quest, theo nhận định
của trang green.autoblog.
Ô tô Angkor EV 2014 được điều khiển bằng điện thoại
thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận
tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.
"Đây là cơ hội cho Campuchia giới thiệu với thế
giới về sản phẩm "made in Campuchia" với ý tưởng của người
Campuchia", Bà Chan Heng nói. Hồi tháng 3/2011, công ty Heng Development
Company và kỹ sư Nhean Phaloe cùng Chou Leang Alliance Group đã ký thỏa thuận
xây dựng nhà máy sản xuất Angkor tại quận Takhmao, tỉnh Kandal, Campuchia trị
giá 20 triệu USD, để phục vụ kế hoạch sản xuất từ 500 - 1.000 chiếc xe và sẽ được
chia theo tỉ lệ 80/20 tương ứng cho các bên.
Ý tưởng về một chiếc xe "made in
Campuchia" đã được nhà sáng chế Nhean Phaloek ôm ấp từ năm 2003, khi ông tự
sản xuất cho riêng mình model Angkor-2003 đầu tiên sử dụng máy Honda C100,
model thứ 2 ông sản xuất sau đó một năm, với khả năng chạy 120km/h và có thể chở
được 4 người. Năm năm sau đó, ông trình làng chiếc Angkor 2010.
Đúng một thập niên sau, chiếc xe "thân thiện với
môi trường" Angkor EV 2013 mới chính thức "lên kệ".
Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian vừa qua Madaz rồi
đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt
Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.
Sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất linh
kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào
các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản,...
Giá ô tô Việt Nam hiện cũng thuộc hàng đắt nhất thế
giới. Tại Thái Lan, chiếc Toyota Yarris phiên bản E có giá bán 17.700 USD tức
chưa đến 400 triệu đồng, khi nhập khẩu về Việt Nam giá lên tới 661 triệu đồng.
Suzuki Swift lắp ráp tại Việt Nam có giá bán 550 triệu đồng, nhưng tại Thái Lan
giá bán ra chỉ có 15.000 USD tức hơn 300 triệu đồng.
Thu nhập bình quân đầu người Thái Lan năm 2013 đạt
trên 10.000 USD, còn Indonesia cũng đạt trên 5.000 USD, trong khi Việt Nam chưa
nổi 2.000 USD/người/năm. Vậy nhưng giá xe ôtô tại Việt Nam cao hơn 1,5 lần so với
2 nước này.
Thu
Phương
No comments:
Post a Comment