Saturday, July 4, 2015

Những điểm sai trong bản báo cáo về nhân quyền ở Mỹ do Trung Quốc soạn thảo (Larry Ong - Epoch Times)





Larry Ong, Epoch Times 
4 Tháng Bảy , 2015

Chọn ra những vụ vi phạm nhân quyền bê bối nhất tại Mỹ do truyền thông, các văn bản của chính phủ và bài viết của Mỹ báo cáo. Đưa thêm vào một vài vấn đề khác không thực sự liên quan tới vấn đề nhân quyền, chắp vá tất cả lại thành một văn bản với những lời mở đầu bằng các tính từ chỉ trích. Đó là tổng hợp về phiên bản báo cáo năm nay của Trung Quốc, một phản ứng trả đũa của Trung Quốc đối với báo cáo về nhân quyền thường niên của Bộ ngoại giao Mỹ.

Theo ghi nhận của bản báo cáo bảy trang của Trung Quốc, Mỹ được coi là “vùng đất” “sử dụng súng tràn lan”, áp dụng “tra tấn tàn bạo bừa bãi”, có số lượng bầu cử thấp trong các cuộc bầu cử và hệ thống chính trị bị “tiền và vốn” thao túng, có “vấn đề trầm trọng” trong phân biệt chủng tộc và thể chế. Sự phổ biến của bệnh tâm thần thậm chí cũng được đưa ra để chống lại Mỹ.

Báo cáo này có tiêu đề là “Kỷ lục về nhân quyền của Mỹ trong năm 2014″. Đây là báo cáo duy nhất Trung Quốc đưa ra hàng năm.

Như các năm trước, báo cáo này của Trung Quốc được công bố một ngày sau khi báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ về tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới – bao gồm 195 quốc gia trong đó có Trung Quốc, được xuất bản.

Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt rõ rệt trong hai báo cáo của hai nước.

Dưới đây là một loạt những vấn đề sai nghiêm trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh giá về tình hình nhân quyền tại Mỹ:

Mục đích của bản báo cáo không phải vì thực sự thúc đẩy nhân quyền

Từ năm 1997, Trung Quốc chỉ xuất bản một bản báo cáo thường niên về nhân quyền của quốc gia khác, và Mỹ luôn là quốc gia đó.

Thậm chí khó có thể gọi những gì Trung Quốc viết là “một bản báo cáo” – thực ra là một văn bản được viết với giọng điệu chỉ trích, chăm chăm nhấn mạnh vào những tin tức hoặc vấn đề tiêu cực nhất tại Mỹ thay vì đưa ra đánh giá và phê bình khách quan về tình hình nhân quyền của Mỹ.

Trong một mục truyền hình của Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York, nhà bình luận chính trị Chen Pokong đã ví bản báo cáo hàng năm của Trung Quốc như bắt nạt trong trường học hay phản ứng nhỏ mọn “vừa ăn cắp vừa la làng.”

Cũng phải nói rằng để tìm những báo cáo tiêu cực về cuộc sống tại Mỹ là điều quá dễ dàng bởi sự tự do ngôn luận báo chí của đất nước này. Các nhà báo được phép theo đuổi bất kỳ vụ việc nào họ muốn và các trường hợp về vi phạm nhân quyền hay bạo lực tội phạm kích thích sự tò mò của đọc giả hay góp phần tăng lượng xem truyền hình.

Trong khi để tìm kiếm chứng cứ về vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc sẽ tốn công sức điều tra và đối chiếu thực tế bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc chỉ muốn quảng bá mặt tốt đẹp và kiểm duyệt các báo cáo tiêu cực trong truyền thông của Trung Quốc đại lục vốn nằm trong kiểm soát của nhà nước.

Những lập luận phi lý

Vấn đề sức khỏe tâm thần của người Mỹ, hay việc trẻ em 3 tuổi tại Mỹ có đi học không, không thực sự được coi là vi phạm nhân quyền. Và cả việc hệ thống chính trị Mỹ được coi là “mục nát theo thời gian” cũng không nằm trong vấn đề này. Thế nhưng chúng vẫn được đưa ra làm ví dụ cho sự vi phạm nhân quyền của Mỹ trong báo cáo năm 2014 của Trung Quốc.

Ngược lại, báo cáo của Bộ Ngoại Giao chỉ ra sơ hở pháp lý hay chính trị dẫn đến lạm dụng và tra tấn các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, từ chối các quyền tự do cơ bản của con người, và sự phân biệt thể chế đối với các nhóm thiểu số ở Trung Quốc.

Lấy giáo dục làm một ví dụ, Trung Quốc có một luật quy định phổ cập giáo dục bắt buộc là chín năm, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy rằng nhiều trẻ em ở vùng nông thôn không hoàn thành quy định phổ cập giáo dục bắt buộc này, ngay cả khi các em có thể được đi học. Trong khi đó, luật pháp ở Mỹ không có yêu cầu trẻ 3 tuổi phải đăng ký đi học.

Báo cáo này phản ánh luận điệu tuyên truyền mới của Đảng trong phát ngôn về nhân quyền

Đảng cộng sản Trung Quốc đã không còn chối bỏ nạn vi phạm nhân quyền diễn ra tại Trung Quốc- chiến lược này đã không còn tác dụng bởi sự gia tăng mạnh mẽ các trang mạng xã hội và nhận thức của toàn xã hội về việc vi phạm nhân quyền.

Thay vào đó, luận điệu tuyên truyền được chuyển thành cái gọi là “tỉ lán” trong tiếng Trung Quốc nghĩa là “so sánh các mặt khuyết điểm”. Ý tứ là “Chúng ta đều không hoàn hảo và Mỹ cũng vậy. Hãy nhìn xem họ xấu như thế nào.” Cách này có tác dụng nhằm hạ thấp tiêu chuẩn chung.

Hầu hết các vấn đề tại Mỹ đều không rõ ràng và thuộc về sai phạm trong chính sách nhà nước.

Hay ví như nạn phân biệt chủng tộc. Trong khi phân biệt chủng tộc chắc chắn vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ và phân biệt đối xử vẫn diễn ra, có những quy định pháp luật và pháp chế đưa ra để đặc biệt tìm cách ngăn chặn những trường hợp này và cho phép các nạn nhân có cơ hội khiếu kiện công khai.

Ở Trung Quốc, sự phân biệt đối xử đã ăn sâu vào thành văn hóa. Ví dụ, người Duy Ngô Nhĩ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc tại cực Tây, không được phép giữ các vị trí cán bộ Đảng cấp cao của tỉnh; theo luật, chỉ có Đảng viên thuộc dân tộc Hán mới được phép giữ các chức vụ này.

Mục đích nhằm đánh lạc hướng sự tập trung chú ý vào sai phạm của Đảng cộng sản Trung Quốc

Và cách này đã có hiệu quả. Truyền thông phương Tây đã coi bản báo cáo của Trung Quốc ngang hàng với báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ mặc dù hai bản này khác nhau một trời một vực.
Hãng tin Quartz đã khai thác báo cáo của Trung Quốc và biên soạn một danh sách dở dang về “vi phạm nhân quyền” của Hoa Kỳ, trong đó có nhiều mục được liệt kê nhưng không có sự giải thích rõ ràng, đáng chú ý là “sự thu hẹp tầng lớp trung lưu” của Mỹ – theo tiêu chuẩn quốc tế, không được coi là xâm phạm nhân quyền.

Tờ New York Times cũng rơi vào cái bẫy của Trung Quốc khi mô tả lại một số trường hợp gây nhiều tranh cãi được đề cập trong báo cáo của Trung Quốc – như vụ nổ súng Ferguson và báo cáo về tra tấn của Ủy ban Tình báo Thượng viện.

Cứ cho là cả Quartz và the Times đều chỉ ra rằng tuyên truyền chính thức của Đảng coi quyền kinh tế là nhân quyền nhằm giải thích tại sao thước đo sự thịnh vượng kinh tế được xem xét bên cạnh các vấn đề nhân quyền thuần túy.

Nhưng tại sao ngay từ đầu lại chấp nhận những tiêu chí nhằm củng cố lập luận được những kẻ tuyên truyền của Đảng đưa ra?

Thông qua tất cả các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và sắc tộc mà cần phải được giải quyết tại Hoa Kỳ, mục đích cuối cùng của báo cáo Trung Quốc là tung ra nhưng thông tin lệch lạc và đánh lạc hướng công chúng khỏi sự vi phạm nhân quyền của chính hệ thống Đảng, thể chế, từ trên xuống dưới với sự lãnh đạo của nhà nước Trung Quốc. Thật không may, một số tổ chức phương Tây đã rơi thẳng vào cái bẫy này.








No comments:

Post a Comment