Việt cộng vừa tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm
(21/06/1925-2015) của cái gọi là “Ngày Báo chí Cách mạng VN”. Từ điển bách khoa
điện tử mở Wikipedia Tiếng Việt -nơi Hà Nội từ lâu thao túng kiểu “quỷ lộng
chùa hoang”- viết về nó như sau: “Ngày Báo chí Cách mạng VN 21-6 là
ngày kỉ niệm ra đời của báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập
21-6-1925. Trong lịch sử báo chí VN, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia
Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một
vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh Niên" đã mở ra một dòng báo chí
mới: báo chí cách mạng VN. Từ khi có báo Thanh Niên, báo chí VN mới giương cao
ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc VN và chỉ rõ phương hướng
đấu tranh của nhân dân VN vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó,
Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đã ra Quyết định số 52 ngày 5-2-1985 lấy ngày
21-6 hằng năm làm Ngày báo chí VN nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của
báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với báo chí.”
Mới đây, nhân họp mặt kỷ 90 năm nền báo chí Việt cộng,
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tái khẳng định với ý hướng chỉ đạo: “Các
cơ quan quản lý vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với
báo chí”, dù sau đó có vuốt đuôi kiểu mỵ dân đầy mâu thuẫn: “vừa phải đảm bảo
quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được thông tin của nhân dân mà Hiến
pháp đã quy định”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua bài viết: “Phát
huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất
nước”, cũng cùng giọng điệu:“Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần
nâng cao chất lượng công tác tham mưu, xây dựng chủ trương, đường lối phát triển
và quản lý báo chí, bảo đảm nguyên tắc: Báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế
phát triển chung hiện nay. Báo chí phải là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của
Đảng trên mặt trận tư tưởng. Nhân đây, cũng cần nhắc lại rằng, báo chí là công
cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Báo chí cách mạng
không chỉ là phương tiện thông tin thuần túy, càng không phải là công cụ giải
trí đơn thuần, mà nó có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần
chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành động của các tầng lớp xã
hội”.
Tuy nhiên ai cũng thấy cái mác “báo chí cách mạng” của
CS chỉ là một sự cưỡng từ đoạt lý và tuyên truyền lừa gạt. Vì “cách mạng” theo
nghĩa đơn giản là biến đổi tận gốc, canh tân cuộc sống, theo Đào Duy Anh là
“thay một chế độ cũ mà xấu bằng một chế độ mới mà tốt, mà hoàn hảo hơn”. Nhưng
rõ ràng cả hai: “chế độ cách mạng” và nền “báo chí cách mạng” phục vụ nó đã đưa
tới kết quả gì, hậu quả gì cho đất nước và dân tộc sau 90 năm hiện diện và hoạt
động trên đất Việt?
Rồi ai cũng thấy cái định nghĩa “báo chí là
vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng” cũng là một sự cưỡng từ đoạt
lý và thao túng áp đặt. Bởi lẽ “báo” từ Hán Việt có nghĩa là “nói cho biết”. Giữa
thế giới con người là sinh vật có lương tri và lương tâm, thì chỉ có thể nói
cho biết sự thật. Do đó mà nhân loại văn minh đều thừa nhận tờ báo phải là diễn
đàn của sự thật và người làm báo phải là tôi tớ của sự thật. Rồi ở mọi chế độ tự
do dân chủ, ngay cả chế độ tự do dân chủ còn sơ khai là VN Cộng Hòa, mọi tờ báo
đều là của tư nhân, nhà nước cùng lắm chỉ có tờ “Công báo” để đăng các văn kiện
của chính phủ. Chính Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định điều này trong cuốn sách
của ông mang tên “Bản án chế độ thực dân Pháp”:“Mãi đến bây giờ,
chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ
báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở
châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập
và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những
kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và
ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay
bốn tờ đấy”.
Khốn nạn thay, tại VN, nơi mà theo lời khoe của Nguyễn
Phú Trọng trong bài nói trên: “Chưa bao giờ chúng ta có nhiều loại hình
báo chí với đội ngũ những người cầm bút hùng hậu như hiện nay. Theo báo cáo của
Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện có 849 cơ quan báo in, 67 đài phát
thanh - truyền hình, 98 báo, tạp chí điện tử, một hãng Thông tấn quốc gia. Nếu
năm 2009 mới có 31.000 người làm việc trong lĩnh vực báo chí thì đến nay lực lượng
ấy đã là 35.000 người, trong đó có gần 18.000 là nhà báo chuyên nghiệp; tỉ lệ
người làm báo có trình độ đại học và trên đại học là 95,9%”, thế nhưng
tất cả đều là của đảng và nhà nước, tất cả đều có một tổng biên tập là Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương với những chỉ đạo cụ thể đưa ra hàng tuần, tất cả đều
phải làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối chủ trương, chính sách
của Đảng, theo Chỉ thị 08/CT-TW 1992, Chỉ thị 12 /CT-TW 1997, Chỉ thị 05/CT-TW
2006, Luật Báo chí 1999, tất cả đều phải trở thành “chiến sĩ cách mạng, giữ vai
trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng”!
Nhưng vì cái đảng này luôn đặt quyền lợi của mình
trên quyền lợi đất nước, luôn sinh ra những nhóm lợi ích chỉ biết tư ích của
mình mà bất biết công ích của toàn dân tộc, lại luôn tìm cách bịt miệng, ngăn cản
những tiếng nói cổ vũ các giá trị tinh thần, luân lý, nhân bản, dân chủ, do đó
đảng đã tạo nên một môi trường mà đạo đức xã hội ngày càng tha hóa, khiến cho đạo
đức nghề nghiệp của nhiều nhà báo ngày càng xuống thấp. Theo nhận xét của tác
giả Song Chi, tính vô đạo đức nghề nghiệp này được thấy qua những nét như sau:
- Xã hội VN hiện thời đã lắm thối tha, băng hoại,
nhưng chính một số nhà báo, bằng những bài viết vô lương tâm, vô trách nhiệm,
đã ném thêm rác rưởi vào đời sống tinh thần của người đọc. Loại rác rưởi dễ thấy
nhất là những bài báo “lá cải” chạy theo các đề tài, yếu tố tình dục hay bạo lực
để câu khách. Trên một số báo giấy và báo mạng, ngày nào cũng tràn ngập tin tức
về các vụ "lộ ngực, hở mông” nóng bỏng như chuyên trang "ihay" của
Thanh Niên, tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên VN, về các vụ “cướp, giết, hiếp”
đủ kiểu, trong và ngoài nước. Ở đây không chỉ có vấn đề số lượng mà còn ở cách
thức khai thác thông tin, từ kiểu giật tít nhằm câu khách đến nội dung đi sâu
quá chi tiết vào những vụ án tình, hiếp dâm hoặc giết người man rợ. Có những vụ
án được báo chí khai thác liên tiếp hàng chục bài, từ lúc mới xảy ra đến khi bắt
được hung thủ, xử tòa, kết án, thậm chí khi hung thủ đã vào trại giam một thời
gian, báo chí cũng xới lại.
- Cách đưa tin của báo chí VN nhiều khi phải nói là
rất thiếu lương tâm. Trong nhiều vụ bán dâm, hiếp dâm, giết người, kẻ phạm tội
bị phơi bày tên tuổi mặt mũi đã đành, còn nạn nhân, tuy cũng có để tên tắt, tên
giả nhưng lại tiết lộ thông tin về quê quán, nhà cửa, nơi học, nơi làm việc...
nên bà con làng xóm, bạn bè quen biết với nạn nhân cũng dễ đoán ra. Các nhà báo
dường như không hề nghĩ đến chuyện nạn nhân hay kể cả người thân, con cái kẻ thủ
ác sẽ sống tiếp cuộc đời họ thế nào. Người ta còn nhớ vào năm 1990, có một vụ
đau lòng làm nhức nhối lương tri xã hội, do sự thiếu lương tâm và vi phạm nghiệp
đức của nhà báo. Đó là vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ Đức) với một sĩ quan
công an dính vào và bị đưa hình lên báo, khiến đứa con gái 16 tuổi của ông phải
uống thuốc tự tử vì không chịu nổi cảnh nhục nhã trước bạn bè, còn người vợ của
viên sĩ quan đó cũng dở điên dở khùng vì xấu hổ... Ðời tư của các nghệ sĩ, giới
biểu diễn cũng là một đề tài được báo chí lá cải thường xuyên khai thác. Những
thông tin kiểu ngồi lê đôi mách, với các hình ảnh khoe thân, “lộ hàng”, các lần
cặp bồ hò hẹn đại gia, các cuộc hôn nhân rồi li dị, các kiểu sắm sửa, tiêu xài
hàng hiệu... Thật ra dân chúng ở đâu trên thế giới cũng thích tìm hiểu những
thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn như vậy, và báo chí lá cải ở đâu cũng rất
biết cách khai thác đề tài này. Nhưng ở các nước dân chủ pháp trị, có luật pháp
hẳn hoi, báo chí đưa tin không đúng sự thật sẽ bị kiện ra tòa, có khi sập tiệm.
Còn ở VN, báo chí cứ tha hồ viết, một số người bị đưa tin không đúng hoặc bị
xâm phạm đời tư cũng ít khi muốn kiện, vì chỉ mất giờ, mệt mỏi mà chẳng đi đến
đâu.
- Nhưng đáng nói hơn hết là những bài viết liên quan
đến những nhân vật, những vụ án có yếu tố chính trị, chẳng những không khách
quan mà còn xuyên tạc sự thật, bôi nhọ đời tư, vu khống đủ kiểu. Từ những vụ biểu
tình phản đối Tàu cộng bị đài truyền hình nhà nước xuyên tạc thành gây rối trật
tự công cộng, xuống đường vì tham tiền hay bị các thế lực thù địch xúi giục...
đến bất cứ ai bị coi là kẻ thù giai cấp hay kẻ thù chế độ. Nào bà Cát Hanh
Long, những trí thức vụ Nhân văn Giai phẩm, vụ Xét lại Chống đảng; nào giới
quân nhân, viên chức, văn nhân, nghệ sĩ VNCH thua trận; nào những người yêu nước,
bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ từ sau 1975 cho đến nay, bất kể là đảng
viên phản tỉnh, tướng lãnh giác ngộ, trí thức phản biện, chức sắc đòi độc lập,
sinh viên đòi tự do, dân oan đòi quyền sống… thậm chí những giáo phái sung túc
tiền bạc như Ân Đàn Đại Đạo. Tất cả đều là nạn nhân của hệ thống báo chí truyền
thông chỉ biết nhắm mắt, quên liêm sỉ, giết lương tâm để làm theo lệnh đảng, trở
thành nô ngôn, bồi bút, công cụ cho đảng. Báo chí bôi nhọ đời tư, xuyên tạc lý
do và mục đích đấu tranh của họ: vì yêu đất nước đồng bào, vì mong muốn VN sẽ
thay đổi trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, thoát khỏi lạc hậu đói nghèo và
nguy cơ xâm lược từ Trung Quốc. Trong khi họ hoàn toàn không có điều kiện để
tranh luận, chứng minh ngược lại.
May thay, cuộc cách mạng kỹ thuật hiện đại là
internet đã và đang giúp hình thành một nền báo chí đúng nghĩa tại VN, một nền báo
chí của tư nhân, của tự do, của dân chủ mà ngày càng chiếm lĩnh trận địa truyền
thông và càng đẩy báo chí nhà nước vào con đường bế tắc của báo lá cải bậy bạ
và báo công cụ đê hèn. Tuy thế, VC vẫn không ngớt nuôi tham vọng giành lại trận
địa. Như mới đây Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu đại ý rằng "Bộ
TT-TT giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và
danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post". Nhưng với tôn chỉ
gieo rắc dối trá, cổ vũ hận thù, làm tôi cho đảng độc tài bạo ngược, xưa nay có
tờ báo nào trong thế giới CS, kể cả ở Liên Xô và Trung Quốc, đạt được tăm tiếng
quốc tế và uy tín công luận đâu? Tai tiếng thì có! Vì theo lời triết gia kiêm
nhà báo Pháp Albert Camus, "Báo chí tự do, dĩ nhiên, có thể tốt
cũng có thể xấu, nhưng hầu như chắc chắn nếu không có tự do, báo chí chỉ có thể
là xấu".
Ban
Biên Tập
DOWNLOAD
:
No comments:
Post a Comment