Friday, July 31, 2015
Phong trào cộng sản thế giới chỉ có 4 nhà tư tưởng.
Hai trong số đó là những nhà tư tưởng mang tính lý thuyết là Friedrich Engels
và Karl Marx. Hai còn lại là những nhà tư tưởng thực hành gồm Lenin và Mao Trạch
Đông. Những lãnh tụ còn lại không phải nhà tư tưởng, mà chỉ là những chính
khách thực hành theo tư tưởng của 4 vị kia.
Lịch sử Trung Hoa cũng chỉ có 3 lãnh tụ thống nhất
được giang sơn: Hán Cao Tổ, Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông. Nhưng mở rộng
giang sơn Trung Hoa to lớn nhất gấp 3 lần so với thời Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm
yết hầu Châu Á qua nguồn nước chi phối 80% các dòng sông lục địa này ở Tây Tạng,
thì chỉ có Mao. Một bài viết ngắn về tư tưởng của Mao không thể giải thích hết
ý nghĩa của 5 tư tưởng của ông, công tội của ông với nhân dân Trung Hoa và nhân
loại.
Mao Trạch Đông là một nhà tư tưởng mang dấu ấn đậm
nét nhất trong quá trình vận hành, và phát triển, cũng như sự tồn tại của các đảng
cộng sản cầm quyền trên thế giới. Có 5 tư tưởng được Mao vận hành rất thành
công trong lúc lãnh đạo, và nó đã được các đảng cộng sản cầm quyền khác thực hiện
theo.
Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra hằng năm ở Trung cộng là
một hội nghị bất thường, không quy định ngày tháng, vô cùng quan trọng. Nó giống
như Hội Nghị Diên Hồng của nước Việt ngày xưa. Hội nghị này lần đầu tiên được
Mao Trạch Đông tổ chức đầu tiên năm 1950 để lên danh sách tiêu diệt những đồng
đội vào sanh ra tử với mình trong Vạn Lý Trường Chinh, trong đó có người vợ đầu
ấp tay gối, đồng cam cộng khổ với Mao là Hạ Tử Trân. Vì Mao cho rằng vĩ nhân
cũng tầm thường với vợ, nên cần khớp mõm đầu tiên! Tất cả nhằm thâu tóm quyền lực
sau khi thống nhất Trung Hoa và giữ ngai vàng.
Trước Hội Nghị Bắc Đới Hà lần thứ nhất, Mao thức trắng
3 ngày 3 đêm và ghi ra danh sách cần thủ tiêu, cùng ý tưởng: "Họng
súng đẻ ra chính quyền". Mao có một sinh hoạt ngược đời là ngày ngủ,
đêm làm việc, rồi đưa ra những công việc mới cho hôm sau quan quân tùy tùng cộng
sản Trung Hoa thực hiện. Ban ngày khi Mao ngủ, không được ai đánh thức, nhưng với
Mao, có khi nửa đêm, ông triệu tập thường trực ban bí thư trung ương đảng cộng
sản họp khẩn cấp, nếu ông thấy cần, thì mọi người phải thức dậy đến nơi ông ngủ
với gái tơ để làm việc. Ý nghĩ phải có Hội nghị Bắc Đới Hà hằng năm của Mao
cũng xuất phát từ 1 đêm toan tính mưu đồ bá nghiệp này.
Kể qua chuyện này, để thấy Bắc Đới Hà nghị đàm là một
hội nghị vô cùng quan trọng với Trung cộng hằng năm. South China Morning Post, ngày 30/7/2015 đưa tin, các
nhà lãnh đạo cấp cao Trung Hoa đương nhiệm cũng như nghỉ hưu tuần tới sẽ tề tựu
về khu nghỉ mát Bắc Đới Hà nhóm họp để giải quyết các vấn đề hệ trọng, cấp bách.
Suy giảm kinh tế và những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyến
thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được cho là những nội dung chính của hội nghị này.
Sóng gió khu vực Thái Bình Dương sẽ nổi lên kể từ
cái Bắc Đới Hà nghị đàm sắp tới của họ Tập chăng?
Sau Đại Nhảy Vọt, Mao không còn uy tín trong đảng và
trong dân. Mao đẻ ra tư tưởng: "Nông thôn bao vây thành thị" nhằm
dùng dân ngu, đám đông vô thức để tiêu diệt đồng đội. Kết quả là, Lưu Thiếu Kỳ,
Chu Đức, Bành Đức Hoài và một số đồng đội bị tiêu diệt hoặc giam lỏng để ngai
vàng của mình được giữ vững. Sử dụng nông dân để đánh ai trong chính quyền mà
Mao e ngại sẽ chiếm quyền mình, và cũng đồng thời làm việc mà Mao ảo tưởng.
Để bóp họng trí thức và sai khiến dân ngu cùng đám
đông vô thức, Mao đưa ra tư tưởng: "Trí thức là cục phân" nhằm
biến khối lãnh đạo của cộng sản không phải là những chính khách có tầm vóc kỹ
trị, mà chỉ là những người hoạt động chính trị đi lên từ cơ sở. Nó cũng nhằm để
ông thao túng quyền hành và giữ ngai vàng. Có không biết bao nhiêu trí thức đã
bị tiêu diệt ở Trung Hoa trong số 37.5 triệu người mà Mao đã làm chết trong 2
cuộc cách mạng về kinh tế là Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa ở Trung Hoa
trong từ 2 thập niên 1950 và 1960. Nó là nguyên nhân biến các chế độ chính trị
cộng sản sống bằng bán tài nguyên và đi vay nợ để ăn chia, chứ không sáng tạo
ra của cải vật chất để tự lực, tự cường.
Cái cuối cùng mà Mao đưa ra để nhằm giữ khối đoàn kết
giả tạo, nhưng bền vững trong đảng cộng sản là tư tưởng "Hai
cái phàm là". Phàm là đảng và Mao nói là đúng, cấm cãi là thứ nhất.
Thứ hai là, cán bộ cốt cán của đảng phải có tỳ vết, là cái phàm là thứ hai như
cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu mỗi đảng viên, để họ trung thành tuyệt đối
với đảng, dù đảng có sai trăm phần. Hai cái phàm là này đã biến đảng cộng sản cầm
quyền thành một đảng ăn chia. Cái sổ hưu, cái lượng thì ít, lậu lậu thì nhiều,
v.v... vô cùng quan trọng trong khối đoàn kết, thống nhất trong đảng. Ai thoát
ra khỏi 2 cái phàm là, chắc chắn số đông còn lại sẽ trùm mền thủ tiêu hoặc hạ bệ.
Nhìn lại, hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền ở các
quốc gia trên thế giới từ Đông sang Tây đều áp dụng 5 tư tưởng trên của Mao.
Năm tư tưởng này, nó giúp hình thái kinh tế chính trị đơn nguyên, tập quyền của
những nhà nước cộng sản vẫn cứ tồn tại trên sự thói nát. Đó là vết nhơ của nhân
loại. Nó kéo nhân loại về lại thời kỳ Trung Cổ - chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu mới
rất tàn độc trong 3 sách lược cai trị Trung Hoa của Mao.
Ôn lại 5 tư tưởng của Mao để soi rõ quá khứ, và hiện tại nhằm hiểu những nhà nước cộng sản mà tránh, và nên xóa bỏ cái gì, xây dựng cái gì là điều phải làm. Tôi đã từng viết, đọc sách là đọc tư tưởng của sách, chứ đừng đọc những gì sách viết. Đọc tư tưởng các vĩ nhân là điều khó, nhưng đọc được thì sẽ thoát tư tưởng xấu của họ được, phải không?
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment