Thứ Hai, 01/06/2015 22:29
Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh đề nghị các nước có điều kiện hỗ trợ Việt Nam các loại
tàu tuần tra để thực thi luật pháp, bảo vệ ngư dân…
Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng
Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đồng chủ trì buổi họp
báo chung.
Hỗ
trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm huấn luyện gìn giữ hoà bình
Bộ trưởng Ashton Carter cho biết, tại cuộc hội đàm,
cả hai Bộ trưởng đã cùng cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ quốc phòng 2 nước, đặt
ra nền tảng cho quan hệ đối tác của hai bên trong vòng 20 năm tới.
“Theo sau quyết định
của Mỹ năm ngoái, cho phép dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, 2
nước chúng ta bây giờ đã cùng cam kết, hợp tác cùng nhau đẩy mạnh thương mại và
quốc phòng và lần đầu tiên sẽ phấn đấu việc cùng chế tạo.
Tất cả những việc
này khó có thể tưởng tượng ra được cách đây 20 năm và cũng giống như chuyến
thăm ngày 31/5 của tôi tại Hải Phòng, khi tôi là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên
của Mỹ đã đến thăm một căn cứ quân sự của Việt Nam và thăm 1 tàu tuần tra của Cảnh
sát biển Việt Nam.
Tất cả những điều
này cho thấy một hướng đi tích cực và mang tính tiếp nối của mối quan hệ quốc
phòng giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh biển”, ông Carter chia sẻ.
Ông Carter công bố Mỹ sẽ cung cấp một gói 18 triệu
USD cho Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm một số các tàu tuần tra và cũng đang
hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển trung tâm huấn luyện gìn giữ hoà bình
cho quân đội Việt Nam.
Chia sẻ về những vũ khí Việt Nam mong muốn từ Mỹ, Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, mong muốn của Việt Nam là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn
lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
“Những trang bị
phía Việt Nam đề nghị, chúng tôi không chỉ đề nghị riêng với Mỹ. Tôi cũng đã từng
nói với các bạn bè quốc tế ở diễn đàn Đối thoại Shangri-La, khi gặp Bộ trưởng
quốc phòng các nước ASEAN mở rộng, tức là với 18 nước, Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN + 1 (với Trung Quốc), đó là chúng tôi mới thành lập lực lượng cảnh sát biển
mới hơn 15 năm, lực lượng vẫn còn rất mới, rất cần được các nước chia sẻ về mặt
kinh nghiệm, đào tạo, hỗ trợ về mặt trang bị.
Tất cả các nước,
các bạn hỗ trợ chúng tôi không đặt điều kiện gì, tôn trọng chủ quyền, độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì chúng tôi rất hoan nghênh các bạn.
Đề nghị các nước có
điều kiện nên hỗ trợ Việt Nam các loại tàu tuần tra để thực thi luật pháp, bảo
vệ ngư dân, bảo vệ luật pháp trên biển, phù hợp với yêu cầu trang bị của phía
Việt Nam. Nếu như được hỗ trợ trang bị mới thì càng tốt”, Bộ trưởng Thanh cho biết.
Mỹ
làm gì nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông?
Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, Mỹ
phản đối sử dụng vũ lực và tăng thêm tính căng thẳng cũng như quân sự hóa các
tranh chấp đang diễn ra ở khu vực này.
“Mỹ là nước không
có tranh chấp về mặt lãnh thổ. Tuy nhiên, chúng tôi có mối quan tâm cũng như lợi
ích liên quan đến khu vực này. Những quan tâm lợi ích đó có liên quan đến tự do
hàng hải, tự do lưu thông và tự do thương mại.
Quan điểm của chúng
tôi là không có một hoạt động nào của bất kỳ một quốc gia nào có thể làm thay đổi
hoạt động của Mỹ. Chúng tôi tiếp tục bay, tiếp tục căng buồm và tiếp tục hoạt động
ở những nơi mà luật pháp và quy định quốc tế cho phép giống như chúng tôi đã
làm trong nhiều năm qua.
Chúng tôi cũng đề
nghị các quốc gia trong khu vực cân nhắc đề xuất của chúng tôi là dừng ngay và
mãi mãi công việc liên quan đến cải tạo và bồi đắp. Làm sao khu vực này có sự ổn
định tự do hàng hải, tự do lưu thông để các quốc gia phát triển thịnh vượng”.
Liên quan đến việc Mỹ kêu gọi các nước ở trong khu vực
dừng ngay việc bồi đắp, tôn tạo các đảo trong khu vực, Bộ trưởng Thanh nhấn mạnh:
Quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng là chủ
trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hòa
bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển 1982 và thực hiện đầy
đủ DOC không có mở rộng tranh chấp làm phức tạp thêm.
Các nước ASEAN sẽ nỗ
lực cùng với Trung Quốc để sớm có bộ quy tắc COC. Việt Nam vừa qua có củng cố
các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Như các bạn biết Việt Nam đóng quân trên
9 đảo nổi và 12 đảo chìm.
Các đảo nổi chỉ kè
xung quanh cho khỏi lở để đảm bảo an toàn cho người dân và các lực lượng đóng
quân trên đảo. Các đảo chìm chỉ xây các nhà rất nhỏ ở ít người và không có mở rộng
ra. Tính chất quy mô hoàn toàn là vấn đề dân sự”.
An
Nhiên (Tổng hợp)
____
01-06-2015
‘Các vấn đề về nhân
quyền không nên được liên kết với quyết định của Hoa Kỳ về việc hoàn toàn tháo
gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam’. Đó là quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sau khi gặp Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ hôm nay.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi liệu vấn đề nhân quyền
có nên đóng một vai trò trong quan hệ quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ nói rằng các giới chức Mỹ thường xuyên có những
cuộc thảo luận rất thẳng thắn về các vấn đề chính trị và có tính cách nội bộ với
giới lãnh đạo Việt Nam, và ông nói rằng các vấn đề đó chồng chéo với các vấn đề
về an ninh.
Các quốc gia Tây phương và các tổ chức bênh vực nhân
quyền đã nhiều lần nêu lên quan ngại về các vụ vi phạm nhân quyền bởi chính quyền
Việt Nam. Hội Ân xá Quốc tế nói rằng hàng chục người vẫn đang bị cầm tù chỉ vì
đã hành xử quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà.
Lên tiếng tại một cuộc họp báo sau cuộc hội kiến giữa
hai vị bộ trưởng quốc phòng, ông Phùng Quang Thanh nói rằng việc tháo bỏ hoàn
toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ phù hợp với các lợi ích của
cả hai nước. Ông lặp lại rằng ông tin rằng không nên gắn kết vấn đề nhân quyền
với quyết định ấy.
Ông Thanh bênh vực chính sách của Hà Nội, nói rằng
nhà nước tôn trọng các quyền và tự do của dân chúng.
Hôm thứ Bảy vừa qua, Thượng nghị sĩ John McCain nói
Hoa Kỳ nên bán vũ khí cho Việt Nam, trong bối ảnh căng thẳng đang leo thang
trong khu vực vì những hoạt động ráo riết của Trung Quốc để xây đảo nhân tạo ở
Biển Đông.
Ông McCain nói ông muốn Hoa Kỳ dần dà tháo gỡ lệnh cấm
vũ khí sát thương cho Việt Nam, và theo ông, Mỹ nên cung cấp các vũ khí phòng vệ
phụ trội cho Việt Nam, có thể được sử dụng trong trường hợp xung đột xảy ra với
Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông McCain nói ông tin rằng Mỹ nên tiếp tục
cấm các vũ khí có thể được sử dụng để kiểm soát đám đông, hay để thực hiện các
hành động vi phạm nhân quyền.
Nguồn:
AP, GMA.
Tin
liên hệ
No comments:
Post a Comment