Andrew F. Krepinevich Jr., Foreign Affairs
neofob chuyển ngữ
Posted on Jun 15, 2015
Đối với quân đội Hoa Kỳ, ít ra là chuyện “xoay trục”
sang Châu Á đã xảy ra rồi. Đến năm 2020, lực lượng hải quân và không quân hoạch
định bố trí 60 phần trăm lực lượng của họ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ngũ
Giác Đài, trong khi đó đang đầu tư một phần lớn những máy bay ném bom tầm xa và
tàu ngầm hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong vùng có nhiều đe dọa.
- Xem thêm Phần II
Quân đội Trung Quốc
tập luyện trong thời tiết âm 22 độ ở tỉnh Heilongjiang, ngày 16 tháng Mười hai
năm 2014. Ảnh: Reuters
Những sự chuyển đổi này rõ ràng có dự tính để kiềm
chế một Trung Quốc ngày càng táo tợn hơn. Hơn nữa có lý do của nó: những tuyên
bố chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh đe dọa gần như tất cả các nước dọc theo
vùng thường biết đến là “chuỗi đảo thứ nhất” khoanh vùng nhiều phần của
Nhật Bản, Philippines, và Đài Loan—tất cả được Washington phải có bổn phận bảo
vệ. Thế nhưng để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc có hiệu quả, Ngũ Giác
Đài buộc phải làm hơn nữa. Những năng lực đang lên của Trung Quốc có chủ đích
làm thui chột khả năng của Washington lo liệu yểm trợ quân sự cho đồng minh và
đối tác. Dẫu cho việc ngăn chặn bằng viễn cảnh của trừng phạt, thông qua hình
thức không tập và phong tỏa hải quân, có một vai trò đáng kể trong việc làm nản
chí chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, mục tiêu của Washington và đồng minh và
của đối tác nên là đạt được mục tiêu ngăn chặn bằng việc phủ nhận—để thuyết phục
cho được Bắc Kinh rằng là họ đơn giản không thể đạt được các mục tiêu bằng vũ lực.
Tận dụng khả năng tiềm tàng của các lực lượng lục
quân của Hoa Kỳ, đồng minh, và đối tác, Washington có thể đạt được mục tiêu kể
trên tốt nhất bằng việc thiết lập một chuỗi những phòng thủ liên hoàn dọc theo
chuỗi đảo thứ nhất—một “Phòng ngự Quần đảo”—và bằng cách đó khước từ Bắc
Kinh khả năng để đạt được những mục tiêu theo chủ nghĩa xét lại thông qua xâm
lược hoặc cưỡng chiếm.
Những
hiểm họa của Chủ nghĩa Xét lại
Trung Quốc tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có chủ
đích hòa bình thế nhưng hành xử của họ lại cho thấy một câu chuyện khác hẳn: rằng
một cường quốc mới nổi đang tìm cách thống lĩnh phía tây Thái Bình Dương. Bắc
Kinh tuyên bố chủ quyền không chỉ đối với Đài Loan mà còn cả Quần đảo Senkaku của
Nhật Bản (được biết là Điếu Ngư Quần đảo ở Trung Quốc) và hầu hết 4.3 triệu km
vuông chiếm phần lớn Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông–ND). Đây là nơi
mà sáu quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải. Và Trung Quốc
chẳng ngượng ngùng gì về chuyện theo đuổi những mục tiêu đó. Ví dụ vào năm
2010, bộ trưởng bộ ngoại giao lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì gạt bỏ những quan
ngại về sự bành trướng của Trung Quốc trong chớp mắt “Trung Quốc là một nước
lớn và những nước khác là nước nhỏ, và đó là một thực tế.”
Nói đến chuyện Bắc Kinh bắt nạt các nước khác gần
đây ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2014, tàu hải giám của Trung Quốc ngăn cản tàu
của Philippines không cho tiếp cận các tiền đồn của họ ở Quần đảo Trường Sa.
Hai tháng sau đó, Trung Quốc di chuyển một giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, đụng độ với tàu cá của Việt Nam. Những hành động này lặp lại những
vụ trước đó ở Biển Hoa Đông. Vào tháng 10 năm 2010, để trả đũa cho việc bắt giữ
thuyền trưởng tàu đã đâm vào hai tàu duyên của Nhật Bản, Trung Quốc tạm thời
không xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản—đất hiếm là nguyên liệu cần thiết để sản
xuất điện thoại di động và máy tính. Và vào tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đơn
phương tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” lên không phận thuộc quần đảo
Senkaku đang trong tranh chấp và những vùng khác của Biển Hoa Đông buộc các máy
bay phải tuân theo quy định không lưu của họ. Họ cảnh báo rằng sẽ có hành động
quân sự đối với máy bay không tuân thủ quy định của họ.
Một số đã cho rằng một khi sức mạnh quân sự của họ lớn
mạnh hơn và các nhà lãnh đạo của họ cảm thấy an tâm hơn, Trung Quốc sẽ tiết chế
những hành động như vậy. Thế nhưng điều ngược lại xem ra có vẻ đúng hơn. Quả thực
là những hành động khiêu khích của Bắc Kinh đã trùng khớp với sự khuyếch trương
dữ dội sức mạnh quân sự của họ. Trung Quốc đang đầu tư vào một số năng lực mới
mà chúng đặt ra một mối đe dọa trực tiếp cho ổn định của khu vực. Lấy ví dụ
Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) Trung Quốc đang tăng cường những khả năng
của cái gọi là chống xâm nhập, phủ nhận vùng kiểm soát nhằm để ngăn chặn quân đội
các nước khác khỏi chiếm giữ hoặc di hành qua những vùng lãnh thổ trải rộng với
mục đích hiển nhiên là làm cho vùng Tây Thái Bình Dương thành một vùng không lối
thoát cho quân đội Hoa Kỳ. Điều này bao gồm chuyện phát triển những biện pháp để
nhắm đến những hệ thống bộ tư lệnh của Ngũ giác Đài mà chúng phụ thuộc mạnh mẽ
vào vệ tinh và Internet để phối hợp hành quân và hậu cần. QĐGPND đã có tiến bộ
đáng kể về mặt này trong những năm gần đây như thử nghiệm tên lửa chống vệ
tinh, dùng laser để làm mù vệ tinh của Hoa Kỳ, và phát động những vụ tấn công mạng
tinh vi vào hệ thống mạng của quốc phòng Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng đang tăng cường khả năng của họ để
nhắm đến những quân cụ và giới hạn khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ hoạt động trong
hải phận quốc tế. QĐGPND đã có tên lửa đạn đạo quy ước và tên lửa hành trình có
thể đánh các cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực như Căn cứ Không quân
Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Và họ đang phát triển máy bay tàng hình có khả năng
tấn công nhiều mục tiêu dọc theo chuỗi đảo thứ nhất. Để phát hiện và nhắm bắn
các chiến hạm ở tầm xa hơn, QĐGPND Trung Quốc đã triển khai các trạm radar mạnh
mẽ và vệ tinh do thám cùng với máy bay không người lái có thể thi hành các nhiệm
vụ trinh sát tầm xa. Và để theo dõi các hàng không mẫu hạm cũng như các chiến hạm
bảo vệ chúng, hải quân Trung Quốc đang tậu tàu ngầm võ trang với ngư lôi tối
tân và tên lửa hành trình được thiết kế để đánh tàu tầm xa.
Những hành động của Bắc Kinh không thể thanh minh
như thể là một phản ứng đáp trả việc tăng cường lực lượng quân sự của Hoa Kỳ.
Trong thập niên vừa qua, Washington đã tập trung sức lực và tài nguyên chủ yếu
vào việc yểm trợ quân đội ở Afghanistan và Iraq. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ,
chiếm ở mức trên bốn phần trăm GDP của quốc gia trong những năm gần đây, được dự
đoán là sẽ sụt giảm xuống dưới hơn ba phần trăm vào cuối thập niên này. Nói đơn
giản là Ngũ giác Đài đang cắt giảm các năng lực quân sự trong khi QĐGPND [Trung
Quốc] thì đang tăng cường chúng.
Dẫu cho nếu quá khứ là đoạn mở đầu, Trung Quốc sẽ
không tìm cách giải quyết những mục tiêu bành trướng của họ bằng gây hấn công
khai. Chiếu theo tập quán chiến lược của họ, họ muốn chậm mà chắc dịch chuyển
cán cân lực lượng quân sự khu vực theo chiều có lợi cho họ. Điều này nhằm để
khu vực chẳng có lựa chọn nào khác ngoài chuyện phục tùng cưỡng bức của Trung
Quốc. Phần nhiều là các quốc gia láng giềng của Trung Quốc tin rằng cam kết ngoại
giao và ràng buộc kinh tế sẽ chẳng làm suy chuyển thực tế đơn giản này. Nhiều
quốc gia trong số đó, kể cả Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam, đang tăng cường
chú trọng quân đội của họ vào nhiệm vụ chống lại những tham vọng quân sự của
Trung Quốc. Họ biết rõ mười mươi là những hành động riêng lẻ sẽ không đủ để ngăn
chặn Bắc Kinh khỏi việc xúc tiến tham vọng của họ. Chỉ có yểm trợ trang thiết bị
của Hoa Kỳ họ mới có thể thiết lập một mặt trận chung nhằm ngăn chặn Trung Quốc
khỏi những hành động xâm lược hoặc cưỡng chiếm.
Ngăn
chặn bằng việc Khước từ
Nếu Washington muốn làm thay đổi tính toán của Bắc
Kinh, họ phải phủ nhận Trung Quốc khả năng kiểm soát không phận và hải phận
quanh chuỗi đảo thứ nhất. Do là QĐGPND [Trung Quốc] sẽ phải làm chủ cả hai chiến
trường kể trên để cô lập quần đảo. Hoa Kỳ cũng phải tích hợp hệ thống chiến trường
của đồng minh và tăng cường khả năng của họ—cả hai sẽ hỗ trợ cho việc cân bằng
những nỗ lực của QĐGPND nhằm phá vỡ sự ổn định của cân bằng quân sự khu vực.
Nói chung thì những mục tiêu đó có thể đạt được bằng các lực lượng trên bộ mà
chúng sẽ không thay thế những lực lượng không quân và hải quân mà hỗ trợ họ
thêm.
Khi nói đến phòng không, các quốc gia dọc theo chuỗi
đảo thứ nhất có thể củng cố khả năng của họ để phủ nhận kiểm soát của Trung Quốc
đối với không phận bằng việc triển khai các đơn vị lục quân trang bị với tên lửa
đánh chặn tầm ngắn cơ động và tương đối đơn giản (ví dụ như tên lửa Evolved Sea
Sparrow–Én Biển đời mới–yểm trợ bởi các hệ thống radar GIRAFFE để phát hiện mục
tiêu). Trong khi đó Lục quân Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh như Nhật Bản, có thể
sử dụng các hệ thống tầm xa tinh vi hơn có khả năng đánh chặn các tên lửa hành
trình của Trung Quốc và hủy diệt các máy bay tối tân của họ. Cho dù không thuộc
chuỗi đảo thứ nhất, Việt Nam đã đang nâng cấp khả năng chống xâm nhập không phận
và có thể hỗ trợ vào nỗ lực phòng thủ chung lớn hơn.
Rồi thì còn có nhiệm vụ khước từ QĐGPND quyền kiểm
soát hải phận mà họ sẽ cần để tiến hành những cuộc hành quân tấn công các hòn đảo.
Các thành viên thâm niên của Quốc hội đã khuyến khích Lục quân Hoa Kỳ xem xét
phục hồi lại lực lượng pháo binh cho phòng vệ duyên hải, một nhiệm vụ mà họ đã
từ bỏ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ý tưởng thì thật đơn giản và có tính thuyết phục.
Thay vì phải mạo hiểm phái tàu chiến vào trong tầm của lực lượng phòng thủ của
QĐGPND hoặc tái phối trí tàu ngầm từ những nhiệm vụ quan trọng hơn, Hoa Kỳ và
các đồng minh có thể dựa vào các lực lượng lục quân có căn cứ dọc theo chuỗi đảo
thứ nhất và vũ trang với các bệ phóng lưu động và tên lửa chống hạm để đảm nhiệm
các sứ mệnh như vậy. Quân đội Nhật Bản đã làm y như vậy; họ triển khai những
đơn vị tên lửa hành trình chống hạm ở ven bờ ở một số đảo của quần đảo Ryukyu
trong những cuộc tập trận. Việt Nam đã triển khai những hệ thống tương tự. Các
quốc gia tiền phương khác có thể theo đó mà làm một cách độc lập hoặc là với sự
hỗ trợ tài chính, huấn luyện, và kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Một sứ mệnh khác mà lục quân của Hoa Kỳ và đồng minh
có thể đóng góp là chiến tranh thủy lôi. Truyền thống mà nói thì tàu hải quân đặt
mìn và phá mìn để giới hạn hoặc cho phép quá cảnh qua các vùng biển hẹp và eo
biển. Cho dù việc phá mìn sẽ vẫn là nhiệm vụ của hải quân, các lực lượng lục
quân có thể đóng góp một vai trò lớn hơn vào việc thả mìn, đặc biệt là nếu họ
đóng quân gần các eo biển nối liền biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển
Đông–ND) đến đại dương. Vũ trang với khả năng đặt mìn từ những căn cứ từ đất liền
bằng cách sử dụng tên lửa tầm ngắn, trực thăng, hoặc sà lan. Các lực lượng lục
quân của Hoa Kỳ và đồng minh có thể làm cho một vùng biển rộng nằm ngoài tầm với
cho Hải quân Trung Quốc. Các bãi mìn ở những nút cổ chai then chốt dọc theo chuỗi
đảo thứ nhất sẽ gây rắc rối cho thế tấn công trên biển của Trung Quốc và cản trở
khả năng của Trung Quốc quấy rối các lực lượng hải quân của đồng minh. Các khẩu
đội tên lửa chống tàu ven bờ biển, trong khi ấy có thể làm cho cuộc hành quân
phá mìn của chiến hạm QĐGPND rủi ro.
Về lâu về dài thì những lực lượng lục quân cũng có
thể yểm trợ cho các cuộc hành quân chống lại lực lượng tàu ngầm đang lớn mạnh của
Trung Quốc. Một tàu ngầm cốt dựa vào sự bí mật để phòng ngự; một khi bị phát hiện,
nó phải lẩn tránh đụng độ hoặc là chuẩn bị nguy cơ cao bị hủy diệt. Bằng cách đặt
các thiết bị thu nhận tần số thấp và thu âm ở vùng biển quanh chuỗi quần đảo thứ
nhất, Hoa Kỳ và đồng minh có thể bổ sung khả năng của họ nhằm phát hiện sự hiện
diện của tàu ngầm Trung Quốc. Các đơn vị pháp binh duyên hải tiếp theo có thể
dùng các ngư lôi phóng từ hỏa tiễn để buộc các tàu ngầm hủy bỏ nhiệm vụ và rút
lui.
Nếu Trung Quốc xâm chiếm một đồng minh hoặc đối tác
của Hoa Kỳ, ngay cả một lực lượng nhỏ lục quân cũng có thể yểm trợ các lực lượng
địa phương kháng cự mãnh liệt. Những cuộc xung đột gần đây ở Đông Nam Á và
Trung Đông đã cho thấy rằng những kết quả gì một lực lượng lục quân không chính
quy cỡ trung bình có thể gặt hái được nhờ sự yểm trợ của vũ khí hiện đại và các
cố vấn có khả năng. Nhờ sự trợ giúp của các cố vấn Hoa Kỳ và không lực, một
quân đội miền Nam Việt Nam bị áp đảo về quân số co thể chống trả lại một cuộc tấn
công toàn diện bởi các lực lượng Bắc Việt vào năm 1972. Gần ba thập niên sau
đó, vào năm 2001, một lực lượng nhỏ Đặc Nhiệm Biệt phái của Hoa Kỳ, yểm trợ bởi
máy bay cường kích, đã giúp Lực lượng Liên minh Phương Bắc Afghanistan đánh bại
Taliban. Và vào năm 2006, các chiến binh Hezbollah ở Lebanon với sự giúp đỡ của
các cố vấn Iran, đã đánh cho Lực lượng Phòng Vệ Do Thái đến chỗ bế tắc trong một
tháng. Một nỗ lực tương tự ở Thái Bình Dương của các lực lượng lục quân Hoa Kỳ
có thể khiến cho chuyện xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ là chuyện phải trả giá
cực kỳ đắt cho Trung Quốc, đặc biệt là nếu các lực lượng địa phương cũng được
huấn luyện kỹ càng và trang bị tốt. Có súng cối, tên lửa, và hỏa tiễn phòng
không vác vai tầm ngắn và dẫn đường chính xác sẽ tối đa hóa tầm sát thương của
các đơn vị du kích nhỏ.
Bằng việc gánh vác trách nhiệm lớn hơn cho chuyện
khước từ QĐGPND kiểm soát không phận và hải phận mà họ cần để triển khai các cuộc
hành quân tấn công, các lực lượng lục quân có thể giải vây cho các lực lượng
không quân và hải quân của Hoa Kỳ và đồng minh để thi hành các nhiệm vụ mà chỉ
có họ có thể hoàn thành như viễn thám và không tập. Giả như chuyện ngăn chặn
không thành, những lực lượng không quân và hải quân sẽ là then chốt để phòng thủ
chuồi quần đảo thứ nhất và cân bằng những lợi thế của QĐGPND. Lấy ví dụ, QĐGPND
có thể tập trung lực lượng ở bất kỳ điểm nào dọc theo chuỗi quần đảo thứ nhất
nhanh chóng hơn Hoa Kỳ và đồng minh vì họ có quân đội phân tán mỏng hơn. Và họ
không cần phải lo về những lợi ích quốc gia trái ngược nhau. (Trong trường hợp
bị Trung Quốc tấn công cấp tập vào một hòn đảo, những quốc gia dọc theo chuỗi
quần đảo sẽ có khuynh hướng cầm chân những lực lượng của họ để phòng thủ quê
nhà của họ.) Bằng cách giảm thiểu chuyện cần đến các lực lượng không quân và hải
quân cho những nhiệm vụ như chống xâm nhập không và hải phận, các lực lượng lục
quân sẽ cho phép những lực lượng không quân và hải quân ở vị trí dự bị, sẵn
sàng nhanh chóng tiến vào bảo vệ những nút bị đe dọa trong chuỗi đảo.
Còn
tiếp…
*
*
Andrew F. Krepinevich Jr., Foreign Affairs
Đối với quân đội Hoa Kỳ, ít ra là chuyện “xoay trục”
sang Châu Á đã xảy ra rồi. Đến năm 2020, lực lượng hải quân và không quân hoạch
định bố trí 60 phần trăm lực lượng của họ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ngũ
Giác Đài, trong khi đó đang đầu tư một phần lớn những máy bay ném bom tầm xa và
tàu ngầm hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong vùng có nhiều đe dọa.
- Xem thêm Phần I
Ngăn
chặn bằng việc Khước từ
Nếu Washington muốn làm thay đổi tính toán của Bắc
Kinh, họ phải phủ nhận Trung Quốc khả năng kiểm soát không phận và hải phận
quanh chuỗi đảo thứ nhất. Do là QĐGPND [Trung Quốc] sẽ phải làm chủ cả hai chiến
trường kể trên để cô lập quần đảo. Hoa Kỳ cũng phải tích hợp hệ thống chiến trường
của đồng minh và tăng cường khả năng của họ—cả hai sẽ hỗ trợ cho việc cân bằng
những nỗ lực của QĐGPND nhằm phá vỡ sự ổn định của cân bằng quân sự khu vực.
Nói chung thì những mục tiêu đó có thể đạt được bằng các lực lượng trên bộ mà
chúng sẽ không thay thế những lực lượng không quân và hải quân mà hỗ trợ họ
thêm.
Khi nói đến phòng không, các quốc gia dọc theo chuỗi
đảo thứ nhất có thể củng cố khả năng của họ để phủ nhận kiểm soát của Trung Quốc
đối với không phận bằng việc triển khai các đơn vị lục quân trang bị với tên lửa
đánh chặn tầm ngắn cơ động và tương đối đơn giản (ví dụ như tên lửa Evolved Sea
Sparrow–Én Biển đời mới–yểm trợ bởi các hệ thống radar GIRAFFE để phát hiện mục
tiêu). Trong khi đó Lục quân Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh như Nhật Bản, có thể
sử dụng các hệ thống tầm xa tinh vi hơn có khả năng đánh chặn các tên lửa hành
trình của Trung Quốc và hủy diệt các máy bay tối tân của họ. Cho dù không thuộc
chuỗi đảo thứ nhất, Việt Nam đã đang nâng cấp khả năng chống xâm nhập không phận
và có thể hỗ trợ vào nỗ lực phòng thủ chung lớn hơn.
Rồi thì còn có nhiệm vụ khước từ QĐGPND quyền kiểm
soát hải phận mà họ sẽ cần để tiến hành những cuộc hành quân tấn công các hòn đảo.
Các thành viên thâm niên của Quốc hội đã khuyến khích Lục quân Hoa Kỳ xem xét
phục hồi lại lực lượng pháo binh cho phòng vệ duyên hải, một nhiệm vụ mà họ đã
từ bỏ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ý tưởng thì thật đơn giản và có tính thuyết phục.
Thay vì phải mạo hiểm phái tàu chiến vào trong tầm của lực lượng phòng thủ của
QĐGPND hoặc tái phối trí tàu ngầm từ những nhiệm vụ quan trọng hơn, Hoa Kỳ và
các đồng minh có thể dựa vào các lực lượng lục quân có căn cứ dọc theo chuỗi đảo
thứ nhất và vũ trang với các bệ phóng lưu động và tên lửa chống hạm để đảm nhiệm
các sứ mệnh như vậy. Quân đội Nhật Bản đã làm y như vậy; họ triển khai những
đơn vị tên lửa hành trình chống hạm ở ven bờ ở một số đảo của quần đảo Ryukyu
trong những cuộc tập trận. Việt Nam đã triển khai những hệ thống tương tự. Các
quốc gia tiền phương khác có thể theo đó mà làm một cách độc lập hoặc là với sự
hỗ trợ tài chính, huấn luyện, và kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Một sứ mệnh khác mà lục quân của Hoa Kỳ và đồng minh
có thể đóng góp là chiến tranh thủy lôi. Truyền thống mà nói thì tàu hải quân đặt
mìn và phá mìn để giới hạn hoặc cho phép quá cảnh qua các vùng biển hẹp và eo
biển. Cho dù việc phá mìn sẽ vẫn là nhiệm vụ của hải quân, các lực lượng lục
quân có thể đóng góp một vai trò lớn hơn vào việc thả mìn, đặc biệt là nếu họ đóng
quân gần các eo biển nối liền biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông–ND) đến
đại dương. Vũ trang với khả năng đặt mìn từ những căn cứ từ đất liền bằng cách
sử dụng tên lửa tầm ngắn, trực thăng, hoặc sà lan. Các lực lượng lục quân của
Hoa Kỳ và đồng minh có thể làm cho một vùng biển rộng nằm ngoài tầm với cho Hải
quân Trung Quốc. Các bãi mìn ở những nút cổ chai then chốt dọc theo chuỗi đảo
thứ nhất sẽ gây rắc rối cho thế tấn công trên biển của Trung Quốc và cản trở khả
năng của Trung Quốc quấy rối các lực lượng hải quân của đồng minh. Các khẩu đội
tên lửa chống tàu ven bờ biển, trong khi ấy có thể làm cho cuộc hành quân phá
mìn của chiến hạm QĐGPND rủi ro.
Về lâu về dài thì những lực lượng lục quân cũng có
thể yểm trợ cho các cuộc hành quân chống lại lực lượng tàu ngầm đang lớn mạnh của
Trung Quốc. Một tàu ngầm cốt dựa vào sự bí mật để phòng ngự; một khi bị phát hiện,
nó phải lẩn tránh đụng độ hoặc là chuẩn bị nguy cơ cao bị hủy diệt. Bằng cách đặt
các thiết bị thu nhận tần số thấp và thu âm ở vùng biển quanh chuỗi quần đảo thứ
nhất, Hoa Kỳ và đồng minh có thể bổ sung khả năng của họ nhằm phát hiện sự hiện
diện của tàu ngầm Trung Quốc. Các đơn vị pháp binh duyên hải tiếp theo có thể
dùng các ngư lôi phóng từ hỏa tiễn để buộc các tàu ngầm hủy bỏ nhiệm vụ và rút
lui.
Nếu Trung Quốc xâm chiếm một đồng minh hoặc đối tác
của Hoa Kỳ, ngay cả một lực lượng nhỏ lục quân cũng có thể yểm trợ các lực lượng
địa phương kháng cự mãnh liệt. Những cuộc xung đột gần đây ở Đông Nam Á và
Trung Đông đã cho thấy rằng những kết quả gì một lực lượng lục quân không chính
quy cỡ trung bình có thể gặt hái được nhờ sự yểm trợ của vũ khí hiện đại và các
cố vấn có khả năng. Nhờ sự trợ giúp của các cố vấn Hoa Kỳ và không lực, một
quân đội miền Nam Việt Nam bị áp đảo về quân số co thể chống trả lại một cuộc tấn
công toàn diện bởi các lực lượng Bắc Việt vào năm 1972. Gần ba thập niên sau
đó, vào năm 2001, một lực lượng nhỏ Đặc Nhiệm Biệt phái của Hoa Kỳ, yểm trợ bởi
máy bay cường kích, đã giúp Lực lượng Liên minh Phương Bắc Afghanistan đánh bại
Taliban. Và vào năm 2006, các chiến binh Hezbollah ở Lebanon với sự giúp đỡ của
các cố vấn Iran, đã đánh cho Lực lượng Phòng Vệ Do Thái đến chỗ bế tắc trong một
tháng. Một nỗ lực tương tự ở Thái Bình Dương của các lực lượng lục quân Hoa Kỳ
có thể khiến cho chuyện xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ là chuyện phải trả giá
cực kỳ đắt cho Trung Quốc, đặc biệt là nếu các lực lượng địa phương cũng được
huấn luyện kỹ càng và trang bị tốt. Có súng cối, tên lửa, và hỏa tiễn phòng
không vác vai tầm ngắn và dẫn đường chính xác sẽ tối đa hóa tầm sát thương của
các đơn vị du kích nhỏ.
Bằng việc gánh vác trách nhiệm lớn hơn cho chuyện
khước từ QĐGPND kiểm soát không phận và hải phận mà họ cần để triển khai các cuộc
hành quân tấn công, các lực lượng lục quân có thể giải vây cho các lực lượng
không quân và hải quân của Hoa Kỳ và đồng minh để thi hành các nhiệm vụ mà chỉ
có họ có thể hoàn thành như viễn thám và không tập. Giả như chuyện ngăn chặn
không thành, những lực lượng không quân và hải quân sẽ là then chốt để phòng thủ
chuồi quần đảo thứ nhất và cân bằng những lợi thế của QĐGPND. Lấy ví dụ, QĐGPND
có thể tập trung lực lượng ở bất kỳ điểm nào dọc theo chuỗi quần đảo thứ nhất
nhanh chóng hơn Hoa Kỳ và đồng minh vì họ có quân đội phân tán mỏng hơn. Và họ
không cần phải lo về những lợi ích quốc gia trái ngược nhau. (Trong trường hợp
bị Trung Quốc tấn công cấp tập vào một hòn đảo, những quốc gia dọc theo chuỗi
quần đảo sẽ có khuynh hướng cầm chân những lực lượng của họ để phòng thủ quê
nhà của họ.) Bằng cách giảm thiểu chuyện cần đến các lực lượng không quân và hải
quân cho những nhiệm vụ như chống xâm nhập không và hải phận, các lực lượng lục
quân sẽ cho phép những lực lượng không quân và hải quân ở vị trí dự bị, sẵn
sàng nhanh chóng tiến vào bảo vệ những nút bị đe dọa trong chuỗi đảo.
Để thành công, một chính sách ngăn chặn cũng cần có
một đe dọa trả đũa khả dĩ một khi quân đội có mặt, và trong trường hợp này, các
lực lượng lục quân có thể yểm trợ cho chuyện này. Vào thời điểm này, những vũ
khí của Hoa Kỳ mà có thể giáng trả chính xác một cuộc tấn công đang được đóng
quân tại các căn cứ tiền phương và hàng không mẫu hạm ngày càng bị dễ bị tấn
công. Ngũ giác Đài có kế hoạch cho những vấn đề này bằng cách đóng những tàu ngầm
mới và sản xuất những máy bay tàng hình tầm xa nhưng giá thành cho những vũ khí
như vậy là đắt đỏ đặc biệt là tính đến trọng tải vừa phải của chúng. Các lực lượng
lục quân, nếu so ra, có thể đem đến một giải pháp ít tốn kém hơn để hỗ trợ hỏa
lực. Không như các lực lượng không quân và hải quân, các lực lượng lục quân
không cần phải quay trở lại những căn cứ xa xăm để nạp đạn lại. Họ có thể dự trữ
đạn nhiều hơn so với cả máy bay ném bom hay chiến hạm lớn nhất. Và họ có thể chứa
chúng ở những boong-ke kiên cố để được che chở chắc chắn hơn khỏi bị tấn công.
Hơn nữa, trong trường hợp có xung đột, QĐGPND sẽ có
lợi thế đáng kể: họ có một lực lượng khổng lồ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung
có căn cứ trên bộ. Hoa Kỳ, do là đã ký kết Hiệp ước về Lực lượng Vũ khí Hạt
nhân tầm Trung, không thể triển khai những hệ thống này. Dẫu vậy bằng cách
trang bị các lực lượng lục quân với những tên lửa tương đối rẻ tiền mà vẫn tuân
theo những giới hạn về cự ly và bằng cách bố trí chúng dọc theo chuỗi đảo thứ
nhất để cắt giảm chi phí cho việc phóng hỏa tiễn tầm xa, Washington và các đồng
minh có thể thuận buồm xuôi gió trong việc điều chỉnh chuyện bất cân bằng quyền
lực với chi phí thấp. Và nếu lục quân không thể hành quân nhanh chóng để đối
phó với một sự cố chọc thủng phòng tuyến của phòng ngự quần đảo, những lực lượng
gần đó có thể nhanh chóng đối phó bằng cách tập trung hỏa lực hỏa tiễn vào vùng
bị đe dọa.
Có lẽ điểm yếu nhất của chuỗi quần đảo thứ nhất là hệ
thống mạng chiến trường của Hoa Kỳ—những hệ thống then chốt mà có thể đảm trách
mọi thứ từ điều quân và kiểm soát binh sĩ và hậu cần cho đến dẫn đường vũ khí.
Hệ thống này hiện nay dựa chủ yếu vào vệ tinh và các máy bay không người lái điều
mà QĐGPND có thể triệt hạ được. Các tốt nhất để giảm thiểu mối nguy đó là thiết
lập một mạng lưới viễn thông dựa vào cáp quang được chông dưới đất và lòng biển
dọc theo chuỗi đảo cho phép những lực lượng trong tình trạng nguy cấp có thể
thu phát dữ liệu một cách an toàn từ những trung tâm hành quân từ đất liền. Các
lực lượng phòng không và chống xâm nhập đường biển đóng ở đảo cũng như những
bãi mìn chống hạm có thể bảo vệ các đường cáp quang chạy giữa các hòn đảo.
Biến
Mục đích thành Thành tựu
Cũng như với bất cứ khái niệm hành quân nào, Phòng
ngự Quần đảo đối mặt với nhiều chướng ngại. Hai điểm lớn nhất là tài chính và địa
chính trị: chi phí trong tương lai và ý chí của các quốc gia hợp tác dọc theo
chuỗi quần đảo thứ nhất. Thế nhưng cho dù cái giá phải trả cho tình hình mới, cộng
đồng quốc phòng ở Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng những dự tính cắt giảm ngân sách
cho Ngũ giác Đài không tương xứng với tình hình an ninh ngày càng nguy hiểm.
Nhóm Quốc phòng (The National Defense Panel–ND), một nhóm không đảng phái bao gồm
những chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ, gần đây cho ra đề nghị rằng chính phủ Obama
và Quốc Hội khôi phục chi tiêu quốc phòng trở lại mức được dự tính trong ngân
sách của Ngũ giác Đài vào năm 2012. Chấp nhận đề nghị đó sẽ gia tăng đáng kể
các nguồn lực của Ngũ giác Đài trong thập niên tới.
Ngũ giác Đài cũng có thể đưa ra lý lẽ rằng đầu tư
vào Phòng ngự Quần đảo có thể gặt hái những kết quả trong tương lai xa hơn khỏi
vùng tây Thái Bình Dương. Lấy ví dụ khái niệm Chiến trường Không Địa, được phát
triển vào thập niên 1970 đã giúp ngăn chặn Khối Warsaw khỏi tấn công NATO, đã
thành công không chỉ ở trung Âu mà Hoa Kỳ và đồng minh còn dựa vào nó ở một dạng
khác trong cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư 1990-1991. Tương tự, Ngũ giác Đài có thể
sử dụng những khả năng liên quan đến Phòng ngự Quần đảo để phòng thủ những vùng
trọng yếu khác bao gồm đồng minh và đối tác gần vùng Vịnh Ba Tư và Biển Baltic.
Nếu Bộ Quốc Phòng không thể có gia tăng ngân sách, họ
vẫn có thể có những thay đổi để đáp ứng vị thế mới cho tình hình an ninh hiện
nay. Lấy cho ngay một ví dụ, Ngũ giác Đài vẫn có thể biệt phái một phần lớn lực
lượng lục quân dành để bảo vệ Nam Triều Tiên khỏi một cuộc tấn công từ Bắc Triều
Tiên. Dẫu cho một cuộc xâm lược quy mô là không chắc chắn; hiểm họa lớn nhất là
Bình Nhưỡng có thể mở đầu một cuộc tấn công với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
hoặc hóa học. Dù gì đi nữa thì Nam Triều Tiên có dân số đông gấp hai và thu nhập
đầu người gấp 15 lần đối phương. Seoul có thể và nên chung vai một phần đáng kể
của gánh nặng quốc phòng của họ để chống lại một cuộc xâm lược truyền thống
trên bộ.
Ngay cả với những nguồn lực thích hợp, đối phó với một
trùng dương sóng cuộn bao gồm những đồng minh khu vực và đối tác sẽ không khỏi
đặt ra những thử thách. Những lực lượng lục quân Hoa Kỳ sẽ phải đóng nhiều vai
trò khác nhau tùy theo quốc gia. Nhật Bản, với những năng lực kinh khủng, có thể
lo liệu phòng thủ trên bộ mà không cần nhiều yểm trợ từ Hoa Kỳ. Trái lại, các lực
lượng lục quân Hoa Kỳ sẽ có thể cần đóng một vai trò lớn hơn ở Philippines. Ở cả
hai quốc gia, một sự hiện diện lớn hơn của lục quân Hoa Kỳ sẽ đem lại một cam
đoan mà lực lượng không quân và hải quân, mà họ có thể rút lui nhanh chóng,
không thể đem lại. Đài Loan, trong khi đó, do không có quan hệ ngoại giao với
Hoa Kỳ, sẽ phải hành động với ít hay không có sự yểm trợ.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam, đã
gợi ý rằng họ nghiêm túc về chuyện triển khai các công sự phòng ngự chắc chắn
cho Phòng ngự Quần đảo. Các quốc gia khác ngoài chuỗi quần đảo thứ nhất bao gồm
Úc và Singapore tỏ ra có ý lo liệu căn cứ và yểm trợ hậu cần. Thế nhưng cũng
như NATO mất hơn một thập niên để thiết lập một ngăn chặn truyền thống thứ dữ đối
với Khối Warsaw, Hoa Kỳ và đồng minh không thể thiết lập Phòng ngự Quần đảo
trong nay mai.
Theo đuổi chiến lược ngay bây giờ sẽ có lợi thế của
việc cho phép Washington và các quốc gia thân thiện trang trải chi phí của việc
triển khai những lực lượng như vậy về lâu dài. Trong khi đó, với chuyện cạnh
tranh quân sự đang diễn ra, Hoa Kỳ và đồng minh dọc theo chuỗi quần đảo thứ nhất
phải có một nỗ lực vững chắc và bền bỉ để duy trì ổn định và thịnh vượng của
khu vực. Dĩ nhiên, Phòng ngự Quần đảo sẽ chẳng đem lại một phương thuốc trị bá
bệnh chống lại tất cả những hình thức gây hấn khác nhau của Trung Quốc hơn là
ngăn chặn truyền thống của NATO đã giải quyết những vấn đề đặt ra bởi những cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc và sự tăng cường lực lượng hạt nhân của Moscow.
Thế nhưng thiết lập một tư thế như vậy sẽ cho thấy một bước đi chính yếu—nếu
không nói là hơi trễ—đầu tiên trong việc đối trọng những tham vọng xét lại của
Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment