Monday, June 22, 2015

Nên đặt lại tên cho Biển Nam Trung Hoa (Ferooze Ali - The Malaysian Insider)





Ferooze Ali  -  The Malaysian Insider
Trần Gia Hồng Ân lược dịch
05:02:pm 21/06/15


Một địa danh thường phản ánh một căn cước, một nền văn hóa đặc thù, và quan trọng hơn là đất đai và tài nguyên, và là sự tiếp nối tồn tại của công đồng. Cùng với bản đồ và cư ly khoa học là một trong những bằng chứng cụ thể cho sự hiện diện của quốc gia. Trong đó tên vùng lãnh thổ ở tầm quốc tế được nhận biết như là một phương tiện chiến lược để sáng tạo ra những sự kiện mới trên lãnh thổ đó.

Thí dụ, vùng biển Antarctic Peninsula được Anh gọi là Queen Elisabeth Land, Argentia gọi là Tierra San Martin, Mỹ thì gọi là Palmer Peninsula, còn Chile gọi là O’Higgin.

Gần gũi với chúng ta Biển Nam Trung Hoa là một thí dụ điển hình của vấn đề này.

Nhiều tài liệu đã chứng minh trước khi vùng biển này có tên Biển Nam Trung Hoa, nó đã có nhiều tên khác như là Biển Champa, Biển của nguời Chàm, Biển Đông, hay Biển Luzon. Trong lúc các hoàng đế cổ Trung Quốc như thời Tây Du, đến triều đại nhà Thanh chỉ gọi vùng này với một tên chung chung là Biển Nam.

Thế mà vào năm 1947, Tưởng Giới Thạch nhằm mục đích khơi dậy chủ nghĩa dân tộc nên đã tự gọi tên vùng này là Biển Nam Trung Hoa, tự vẽ ra một bản đồ với đường 11 đọan, và tự tuyên bố chủ quyền lãnh hải.

Nguyên lý của đường 11 đoạn này là đường biên giới, nhưng laị không hề đếm xỉa, hay tham khảo, thương lượng với các quốc gia lân cận đã từng tuyên bố chủ quyền trước đó, và bao phủ toàn bộ lãnh hải của vùng này.

Đã 68 năm nay, học thuyết vô lý này được duy trì một cách đều đặn. Những đòi hỏi của Trung Quốc ngày một hung hãn hơn, táo tợn hơn song song với sự phát triển kinh tế và quân sự của họ, đẩy những quốc gia liên quan phải thay đổi chính sách về vùng biển này.
Bởi vậy mà chúng ta đã nhận thấy chính sách của Trung Quốc về Biển Đông trong 15 năm gần đây là những hoạt động quân sự hoặc trên biển hoặc trên không. Nếu nhìn sự việc này một cách tổng quát và cẩn thận thì thấy cách giải quyết tranh chấp của Trung Quốc là độc đoán, tự ý, áp đặt, không kiểm chứng, không tranh tụng, ngay từ ban đầu.

Sử dụng tên gọi Biển Nam Trung Hoa để khuyếch đại tư tưởng bành trướng trong cả quốc nội và quốc tế đặc biệt với thành viên châu Á.

Tại quốc nội, Trung Quốc dùng tên gọi tên vùng biển này một cách khéo léo tương tự như vùng đặc quyền kinh tế xung quanh lãnh thổ Trung Quốc.

Tại diễn đàn quốc tế, Trung Quốc sử dụng tên Biển Nam Trung Hoa một cách âm thầm nhưng có sức mạnh hợp pháp tiếp tục lao vào cuộc tranh chấp bằng sức mạnh quân sự. Dường như chỉ vì cái nhãn hiệu Biên Nam Trung Hoa đã làm cho Trung Quốc – chậm nhưng một cách chắc chắn áp đặt những hoạt động quân sự của họ lên vùng biển này.

Phải mất từ 28 đến 41 năm châu Á mới nhận ra tham vọng bành trướng của họ. Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Nam Việt Nam năm 1974, sau đó giết chết 70 lính hải quân của Việt Nam vào năm 1988 tại Hoàng Sa.

Một cách rõ ràng, không ai phản ứng hay ngăn chặn gì tới động thái địa chính trị của Trung Quốc vào năm 1947 nên đã tạo cho họ một tham vọng chiến lược chiếm lấy toàn bộ vùng biển này bằng quân sự, ở địa điểm mà nhà cầm quyền đương đại Trung Quốc đã không ngại ngùng, không ngừng nghỉ sẵn sàng lao vào cuộc chiến bằng mọi giá.

Âm mưu của Trung Quốc đã rõ rang

Giờ đây, trong mọi nỗ lực để làm giảm và tìm ra điểm chung trong cuộc tranh chấp. Cần thiết những nước nhỏ hơn, đặc biệt là những thành viên châu Á, tìm ra một chiến lược hợp lý để theo đuổi bằng con đường ngoại giao hay pháp lý. Mà trong đó rất cần thiết phải gọi vùng biển này bằng một tên khác để bảo vệ nó.

Càng tranh chấp gay gắt càng càng cần thiết phải có một tên trung tính nhằm phản ánh mọi quan điểm của mọi quốc gia lân cận cùng chia xẻ vùng này. Đã từng tồn tại vài tên phản ánh quan điểm đó như là Biển Phương Nam (Biên Miền Nam), hay Biển Đông Nam Á.

Hơn nữa, trong khi vận động một phong trào đổi tên cho vùng biển này có tên dễ chấp nhận và có tính toàn cầu, thì nó sẽ làm cho hành động quân sự của Trung Quốc trong tương lai được nhận biêt là cuộc xâm lược, trực tiếp vi phạm vào luật hằng hải quốc tế.

Rất đáng giá và cũng không ngạc nhiên, sau 68 năm đã hình thành lên một lực lượng đối lập với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này.

Có vài quốc gia châu Á khá do dự trong cuộc chống lại tham vọng của Trung Quốc bởi sự ràng buộc về kinh tế. Tuy vậy, họ cũng nên xem lại chính sách mềm như là một phần của kế hoạch phát triển Á châu trong tình huống Trung Quốc sử dụng quân sự để khẳng định chủ quyền.

Phải coi việc đổi tên vùng biển này như là một phần quan trọng thiết thực và cụ thể chống lại hiện trạng tàu chiến và xây cất đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Chỉ vì cái tên đã đưa những người Trung Quốc vào một sự nhầm lẫn về nhận thức và niềm tin. Từ đó, đã thúc đẩy những người lãnh đạo Trung Quốc trơ trẽn, mặt giầy mài dạn, lao vào hành động của họ.

Lược dịch từ “Time to rename South China Sea? – Ferooze Ali” ; 12 June 2015 11:22 AM

@ Trần Gia Hồng Ân
@ Đàn Chim Việt





No comments:

Post a Comment