Trần Đông Đức tổng hợp
Fri, 05/29/2015 - 02:57 — autum
Cuốn
sách của tác giải Lý Minh Hán xuất bản tại Hồng Kông mang tựa đề: Tình Yêu Và
Cách Mạng - giải mã bí danh của cha già dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh (Nguyên
tác tựa đề Hoa Ngữ: Ái
Tình Dữ Cách Mạng - Việt Nam Quốc Phụ Hồ Chí Minh bí danh giải mã) là một
trong những cuốn sách Hoa Ngữ viết về Hồ Chí Minh mà đa số người Việt Nam chưa
hề biết đến.
Sự gắn bó của Hồ Chí Minh đối với Trung Quốc vẫn là
những bí mật cho giới sử học Việt Nam. Do số lượng người Việt nghiên cứu Hán ngữ
về mảng Hồ Chí Minh hiện nay không có nhiều vì thế có sự bỏ qua tình tiết quan
trọng 50 năm tình bạn giữa Chu Ân Lai - Hồ Chí Minh vốn có sức ảnh hưởng sâu rộng
đến lịch sử và thời điểm thành lập của hai chế độ cộng sản Trung - Việt.
Lý Minh Hán một chuyên gia tiếng Việt tốt nghiệp Đại
Học Bắc Kinh vào năm 1969 có uy tín lớn đối với sự nghiệp nghiên cứu về Hồ Chí
Minh trong thế giới Hoa Ngữ. Lý Minh Hán cũng là tác giả trong đội ngũ hợp tác
Trung Việt sản xuất bộ phim "Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (tức Hồng
Kông)" vào năm 2003 và từng được tiếp kiến bởi thủ tướng cộng sản Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng.
Với uy tín lớn về trình độ ngữ văn cùng với sự kính
trọng đối với thân thế Hồ Chí Minh, "Tình Yêu và Cách Mạng…" của Lý
Minh Hán đã vén bức màn bí mật quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Trung Quốc qua những
tình tiết hết sức sinh động, lạ kỳ, nhưng đầy lý tính tới mức có thể bù đắp và
liên kết những giai đoạn về Hồ Chí Minh mà người Việt Nam không thể nào lý giải
được.
Nhiều độc giả Việt Nam từng nghe đến người vợ Trung
Quốc có tên là Tăng Tuyết Minh của Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu Hoàng Tranh
thuộc viện khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc đưa ra. Nhưng rồi sau đó Hoàng
Tranh bị phía Việt Nam phản ứng với phía xuất bản Trung Quốc khiến tác giả thận
trọng "bế ngôn" trước sức ép quan hệ Trung Việt. Hồ Chí Minh từng
tham gia Bát Lộ Quân Trung Cộng với bí danh Hồ Quang. Hồ Chí Minh với hơn 100
bí danh khác nhau - những mối tình trên quãng đường cách mạng trở thành huyền
thoại đầy phong hoa tuyết nguyệt cho cả người Trung Quốc.
"Tình Yêu Và Cách Mạng…" còn đưa ra những
bối cảnh đằng sau những bí danh của Hồ Chí Minh bằng tiếng Hán rất có giá trị về
việc giải mã tư liệu. Rồi thì tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Tây hoặc tiếng dân tộc
thiểu số đều có sự gợi ý cho học giới rất nhiều về những chủ đề nghiên cứu chân
tướng "ông Ké".
Thật vậy, những bí danh đó không còn là những yếu tố
vu vơ tình cờ mà là những quan hệ giữa người và người, người và hoàn cảnh,
phong cảnh, và cả nghịch cảnh tạo nên ngọn Đoạn Bối Sơn nhô lên ngay giữa cảnh
núi rừng Trung Việt - sơn thuỷ tương liên.
Ở Hồng Kông nơi chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc
không vươn tay tới được, Lý Minh Hán còn khai triển thêm nhiều tình tiết hơn về
Tăng Tuyết Minh mà không lo ngại nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gây sức ép qua
ngã Trung Quốc như trường hợp nhà nghiên cứu Hoàng Tranh. Lý Minh Hán còn cho
biết Tăng Tuyết Minh đã viết thư xin gặp cố nhân là Hồ Chí Minh nhưng cả hai
phía Trung - Việt vẫn không đáp ứng. Cho đến cuối đời Tăng Tuyết Minh vẫn không
thể hiểu rõ Hồ Chí Minh là người như thế nào.
Hồ Chí Minh và Chu
Ân Lai
"Đồng
Chí Luyến Ái"
Trong cuốn "Tình Yêu và Cách Mạng…", Lý
Minh Hán đã ý nhị dành một chương lấy tên Đại Hồ để miêu tả tình cảm y như tình
yêu giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Những phụ nữ đến với Hồ Chí Minh đa phần đều
có kết cục u buồn như trường hợp Tăng Tuyết Minh nhưng với Chu Ân Lai thì tình
cảm nồng nàn cho đến phút cuối. Đại Hồ là bí danh của Hồ Chí Minh đồng thời lối
xưng tụng thân mật với Tiểu Hồ tức là Chu Ân Lai. Với lối miêu tả ngụ ý cùng với
sự gợi ý về tình cảm thân thiết triền miên không thể nào nguôi giữa hai lãnh tụ
cao cấp Trung Việt mà họ từng gặp nhau trong thời trai trẻ ở Pháp làm cho độc
giả không thể nào không hiếu kỳ về mối tình đồng chí cắt áo chia đào (dư đào đoạn
tụ) có hơi hám như chuyện đồng tính của vua chúa Trung Hoa thời xưa.
Ngay trong những năm tháng khó khăn của cách mạng
văn hóa ở Trung Quốc mà Chu Ân Lai vẫn tìm cách sắp xếp cho cả đội ngũ bác sĩ
Trung Quốc sang chăm sóc tận tình cho Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Tình tiết quan
tâm chi li tới mức rằng lúc Hồ Chí Minh tỏ ý thèm ăn vịt quay Bắc Kinh, Chu Ân
Lai đã phái chuyên cơ chở vịt từ Bắc Kinh tới Hà Nội liền. Khi Chu Ân Lai bận
quốc sự ở Trung Quốc thì an bài cho cả phu nhân của mình Đặng Dĩnh Siêu, xưng tụng
với nhau là Tiểu Siêu đến thăm Đại Hồ như người nhà. Có khi "Tiểu
Siêu" xuống tận Việt Nam thăm viếng, khi thì đón tiếp Hồ Chí Minh sang nghỉ
dưỡng ở đảo Hải Nam thư nhàn cả tháng… có khi thì tự tay đan áo tặng Hồ. Đặng
Dĩnh Siêu có lẽ biết được bí mật tình cảm tay ba này… và chỉ có người cộng sản
mới thấu hiểu về những quan hệ phức tạp không phù hợp với nhân tính thông thường.
Paris là nơi thai nghén tình cảm Chu - Hồ với những
tư tưởng cực đoan phóng túng để rồi gia nhập vào hàng ngũ cộng sản. Đề cao chủ
nghĩa độc thân, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh xem hôn nhân là chướng ngại của sự
nghiệp đời trai. Hồ Chí Minh là người dẫn đường cho Chu Ân Lai vào cộng sản lúc
trẻ để sau này cả hai đều lên đến đỉnh cao quyền lực và rồi cả Chu và Hồ đều gặp
nghịch cảnh đường hôn nhân và con cái.
Thật vậy, ngày Hồ Chí Minh qua đời, Chu Ân Lai khóc
than thống thiết. Cho dù quốc sự Trung Quốc bận rộn mà đường đường là thủ tướng
Trung Cộng, nhà Chu Ân Lại lại đến Hà Nội đưa tang tới bốn ngày. Một trong những
yêu cầu vượt qua lễ nghi ngoại giao là yêu cầu cho "tổng lý" Chu Ân
Lai được thấy di thể của chủ tịch Hồ Chí Minh lần cuối trước khi tiến hành ướp
xác do đội ngũ Liên Xô phụ trách. Phía Bắc Việt lúc đó đã đồng ý để cho nghi thức
cáo biệt dành riêng cho Chu Ân Lai. Thứ tình cảm Chu - Hồ có khả năng đặt nền
móng và sự ảnh hưởng lớn trong quan hệ Việt Trung cho đến hôm nay.
Giai thoại Trung Quốc ghi nhận, lần đầu tiên Chu Ân
Lai khóc vì thương nhớ đời trai xảy ra trong thời Quốc Cộng phân tranh tại
Trung Quốc. Ngay lúc khói lửa chiến tranh, Chu Ân Lai lại phải lòng Trương
Xung, một đặc phái viên của Quốc Dân Đảng. Trên bàn thương lượng thì hai bên đối
đầu rắn mặt, nhưng ra khỏi phòng thì nói chuyện thân thiết Ân Lai - Hoài Nam (tự
của Trương Xung) không dứt. Khi Trương Xung đột ngột qua đời vào năm 1942, Chu
Ân Lai đã khóc than như muốn lật đất. Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu không có con
đẻ và hôn sự giữa hai đồng chí cộng sản này vẫn là một nghi vấn. Chu Ân Lai đối
với Mao Trạch Đông cũng được đánh giá là sự thống thuộc góc cạnh đồng tính luyến
ái nào đó vì thế Chu Ân Lai đã sống sót trong các vụ thanh trừng trong lúc Lâm
Bưu, Lưu Thiếu Kỳ đều bị hạ bệ không thương tiếc.
Thông
Thân Dân Tộc
Chuyện tình cảm của Đại Hồ và Tiểu Hồ vượt qua quan
hệ quốc tế thông thường, lâm ly bi đát nhưng cũng tràn đầy kịch tính đồng chí đồng
sàng - cộng dâm cộng sản. Những năm gần đây, trên mạng Trung Quốc cũng có bàn bạc
về tình yêu mang tính thống thuộc của Chu Ân Lai vào Mao Trạch Đông. Trong hồi
ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông cũng từng nói đến những thú
tiêu khiển biến thái của Mao ở Trung Nam Hải. Trong lúc đó ý kiến về tình nồng ấm
giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh được ghi nhận tràn trề tạo nên chủ đề về tình đồng
chí.
Trong mối tình đồng chí Chu - Hồ này, cũng đã phát
sinh ra một số cử chỉ thiện chí về mặt lịch sử mà Chu Ân Lai dành cho Việt Nam
lúc đang ở vị trí lãnh đạo Trung Quốc. Chu Ân Lai đề xuất tỉnh Quảng Tây làm
khu tự trị dân tộc Choang như là một ý tưởng thông thân với dân tộc Tày ở Việt
Nam - thúc đẩy tình hữu nghị thân thuộc lên tầm cao mang tính bà con với nhau.
Choang ở Trung Quốc và Tày ở Việt Nam vốn cùng một dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa
và đều là dân tộc thiểu số lớn nhất của hai nước Trung Việt. Đây được xem là một
trong những tài sản quý giá mà quan hệ Trung Việt thường định nghĩa.
Chu Ân Lai cũng từng mang đặt vòng hoa tại đền thờ
Hai Bà Trưng ở Hà Nội. Tuy cử chỉ này không được người dân Việt Nam biết đến
nhưng phía Trung Quốc xem đây vết son ngoại giao - có phần thừa nhận sự bạo tàn
của Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Lĩnh Nam vào thời nhà Hán. Có khả năng, vì
cảm tình với Hồ Chí Minh chi phối lan tỏa sang Trung Việt hữu nghị tình, Chu Ân
Lai mới có những chính sách thân thuộc để tỏ tình thương mến thương một cách đầy
bí ẩn trong sự bền chặt răng môi mang tính dân tộc tương thông như thế.
Chu Ân Lai có tình cảm uỷ mị và thân thiết với Hồ
Chí Minh vô hình trung vượt qua quan hệ quốc tế hữu nghị nhưng lại ràng buộc
tâm tính Hồ Chí Minh vào Trung Quốc một cách sâu sắc hơn nhưng nghẹt thở hơn.
Sách Lý Minh Hán không nói thẳng ra nhưng ai đọc
xong đều cảm nhận thứ tình cảm Hậu Bối Sơn của Chu Ân Lai trở thành tài sản ngoại
giao vô giá của Trung Quốc đối với Việt Nam.
(Trần Đông Đức tổng hợp)
No comments:
Post a Comment