12:07:am
18/05/15
Vạ vật
khiếu kiện là cảnh thường thấy ở HN
Bạn
tôi, một người phụ nữ sinh năm 1959, đầu đời vốn gặp may, đúng như câu nói của
ông bà, tiên tổ: “Tuổi Hợi ngồi đợi mà xơi”, xơi hết giải thưởng
này, các tên tuổi hào hoa trong làng văn, làng báo, “xơi” tuốt luốt. Nghĩa là
ai cũng có thể cặp kè, đàm đạo ngang bằng phải lứa được, nhưng rồi từ sau khi
nước nhà đổi mới tư duy, thời đại đồ đểu lên ngôi, cái tính ngang bằng phải lứa
bắt đầu được chú ý. Không những cơ quan không cho “ngồi đợi mà xơi ” mà phán nữa(dù
đã ở cấp phó giám đốc) mà chồng góp ý mãi không được cũng phải bỏ, giờ về già
thành cô đơn. Lâu lắm mới gặp lại, chị ngâm nga:
Người
tài tâm đau nỗi buồn nhân thế,
Kẻ bất lương vui thác loạn cuồng say.
Kẻ bất lương vui thác loạn cuồng say.
- Ồ
đúng thật, một kẻ văn dốt võ dát như tôi, như bừng ngộ trước điều đơn giản đó.
Xa nước
17 năm trời, trở về thấy Hà Nội khác hẳn, không còn cảnh phố nhỏ nhà thưa, phố
xá yên bình thanh tịnh nữa mà thác loạn, cuồng say, bụi bậm chật chội, ô nhiễm
kinh hoàng. Chị nhận định : Một Hà Nội đang bị đàn áp, tước bỏ, nhấn chìm…
Ngồi
trong căn phòng nhỏ, tôi nhớ về bà hàng xóm của cả hai đứa. Bà Ngà, quý phái từ
cái tên, đến nước da, dáng điệu thanh thoát trở đi. Cả gia đình bà giác ngộ
cách mạng đến mức, tuần lễ vàng có bao nhiêu cây vàng tích cóp được đều đem ủng
hộ kháng chiến. Chưa đủ khi đám cán bộ tiếp quản thủ đô ngỏ ý mượn căn nhà rộng
thênh thang của ông bà để lại cũng gật luôn. Từ muợn thành chiếm chỉ trong vòng
mấy tháng, gia đình bà đi đòi rồi đi kiện, đến hết đời cũng không được, đành ủy
thác cho bà đòi tiếp, kiện tiếp, không biết bây giờ đã đòi được chưa?
Thấy
tôi băn khoăn, chị bảo:
- Ôi bà
ấy vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của thời kỳ đểu giả từ trong trứng của đảng
đấy, đòi sao được mà đòi.
Chợt chị
cười hì hị, mắt như láng nước, bảo:
- Buồn
cười lắm. Bây giờ, xem ti-vi, thấy lãnh đạo rao giảng này nọ là bà cụ lại lên
cơn cuồng nộ, mặt đỏ bừng, mắt long lanh như người bốc hỏa và lại chửi tục. Cứ
lôi hết tên ông hồ, trường chinh, hạ bá Cang, Lê Duẩn, rồi lại đến đám cán bộ
thời nay chửi. Hình như Bà cụ không biết làm gì hơn là chửi tục mày ạ.
- Cũng
có thể, tôi đoán – Bởi đó là vũ khí cuối cùng của người dân bất lực.. Nếu không
một người sinh vào cuối thập kỷ 30 như bà cụ, nổi tiếng là thanh lịch, đài các,
làm sao lại có thể chửi tục như những người dân quê mất đất được ?
- Ôi,
chị gạt đi : – Chuyện bị cướp nhà, mượn rồi không trả ở cái đất nước này…nhiều
lắm mày ơi. Biết chửi như bà cụ đó đỡ thần kinh đấy. Cứ giữ mãi “công dung ngôn
hạnh” một thời với bọn cướp ngày bây giờ có mà đi xuống Văn Điển từ lâu rồi.
- Ờ biết
đâu đó là sự thật, tôi a dua: -Em về đợt này, cứ nghĩ bà cụ không xanh cỏ cũng
…chống gậy khươ vào trời đêm rồi, sao còn chửi được và nhờ chửi mà đầu óc thanh
thoát, nhẹ bẫng. Nếu không lại mắc bệnh lẩn thẩn vì trầm uất như mẹ em và bao
nhiêu người mẹ Việt Nam khác trong thời đảng trị.
- Nói
túm lại, chị khẳng định: Từ một học thuyết sai lầm mà đẻ ra những con người sai
lầm, những con người do…vô lý sinh ra, lại lên lãnh đạo đất nước nên 90 triệu
người Việt Nam lãnh đủ: Nhân dân đau khổ và Đất nước phát triển dị dạng….
Không
khí chìm đi khi chị buông lời ai điếu:
- Đau
buồn thay, dân tộc này đã từng có bốn ngàn năm văn hiến!
Tiếng
chuông điện thoại đổ dồn, biết tôi từ trời tây về, đám bạn gọi điện thoại tìm đến,
chị nhấc điện thoại bảo:
- Tưởng
ai chứ bà Hà này thì em tha hồ hỏi về bà cụ Ngà nhé. Có khi chị ấy còn réo rắt
cả băng bà cụ chửi mà cả xóm đã thuộc làu cho mà nghe.
-Thế
bây giờ bà cụ ở đâu hả chị?
Như hiểu
nỗi lòng ưu tư sâu lắng của tôi, chị lặng lẽ thở dài
- Còn ở
đâu được nữa, 76 tuổi đầu, đi kiện từ hồi 61 đỉnh cao muôn trượng đến bây giờ
ngót nửa thế kỷ , mải kiện đến mức bị chính quyền trả thù, mất cả chồng, cả
con, về già chỉ còn nước chui vào chùa ở nhờ chứ dâu nào, rể nào chịu được những
“bài ca không quên” của bà ấy với nhà nước độc tài này.
Tự
nhiên câu chuyện của bà cụ gợi lại cho tôi nhiều kỷ niệm buồn phiền qúa, nơi đất
nước mặt trời lặn này, quá nhiều cuộc đời đã bị phí hoài! Quá nhiều con người bị
đày đọa đến mất hết cả nhân tính, mầm thiện! Nơi xứ người lạnh lẽo, bên chồng
con, nhiều khi tôi đã từng suy nghĩ: “ Giữa kết án tử hình họ với đày đọa họ sống
trong địa ngục trần gian như thế, cách nào nhân đạo hơn”? Trớ trêu là tôi lại
nhớ mấy câu thơ của Tố Hữu mà thế hệ chúng tôi ai cũng phải học thuộc lòng:
“Đồng
bào ơi anh chị em ơi
Hỡi lương tâm tất cả loài người
Hãy nghe tiếng của ngàn người bị giết
Không sống nữa nhưng không chịu chết
Ngàn lời ca bay khắp nhân gian
Thù muôn đời muôn kiếp không tan!”
Hỡi lương tâm tất cả loài người
Hãy nghe tiếng của ngàn người bị giết
Không sống nữa nhưng không chịu chết
Ngàn lời ca bay khắp nhân gian
Thù muôn đời muôn kiếp không tan!”
Không
biết đến bao giờ những tiếng kêu của họ mới được cất lên trong không khí của
hòa bình , tự do? Những mối thù đến kiếp nào mới được tan hòa, giải tỏa?
Chị Hà
đến, đem theo một bọc cốm bọc trong lá sen và một nải chuối chín vàng ươm, thơm
phức, vừa ăn chúng tôi vừa nhắc lại chuyện bà Ngà và bao nhiêu kỷ niệm liên
quan đến Hà Nội. Biết tôi buồn vì Hà Nội đã thay đổi theo chiều ngược lại, cả
văn hóa, tâm linh cũng như chiều sâu tâm tưởng, chị bảo:
- Những
nét đặc trưng của Hà nội, từ sau 1954 đến nay đã phai mờ rồi, từ cái ngày mà “
5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến vào, Hà Nội vang tiếng Quân ca” ấy. Đâu phải đến
giờ mới mất , thôi thì đành “Thành kính phân ưu ” thôi em ạ. Cộng sản mà, chỉ
có phá và cướp thôi .
Tôi buồn
rũ rượi, khi nhớ lại kỷ niệm hồi trẻ, trả lời câu hỏi trong một đáp án lịch sử
: “ Hà Nội có mấy cửa ô” ? Tất nhiên, tôi trả lời là 5 theo đáp án đúng và được
điểm cao, gồm Ô Quan Chưởng, Ô Đông Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền và Ô Cầu Giấy. Vậy
mà bố tôi – bạn bè với nhà văn Băng Sơn -một người được coi là nhà Hà Nội học,
từng đạp xe đến tận ngóc ngách Hà Nội để xem phố nào dài nhất, hoặc sâu nhất,
có gì đặc biệt nhất, làm nên diện mạo Hà Nội, lại cả cười mà rằng :
- Chết
chết, bóp méo lịch sử như thế này thì chết. Hà Nội sao lại có 5 cửa ô được?
Vốn trẻ
người non dạ, Tôi cố kiết cãi:
- Thì 5
cửa ô ứng với ngôi sao vàng 5 cánh
Bố tôi
càng sững sờ:
- Trời,
sao vàng có từ ngày đảng cộng sản lãnh đạo, cứ cho từ năm 1930 đi, còn cửa ô Hà
Nội do lịch sử tạo thành, không lẽ có sau ngày thành lập đảng sao?
Rồi ông
ngồi xuống hí hoáy viết đủ 21 tên cửa ô của Hà Nội cho tôi xem, lâu ngày qúa rồi,
tôi chỉ còn nhớ mang máng 16 cái tên còn lại gồm: Ô Yên Hoa , Ô Yên Tĩnh , Ô Thạch
Khối, Ô Phúc Lâm , Ô Thanh Hà ,Ô Trừng Thanh , Ô Mỹ Lộc , Ô Đông An , Ô Tây
Luông , Ô Nhân Hòa, Ô Thanh Lãng ,Ô Yên Ninh , Ô Kim Hoa, Ô Thịnh Quang, Ô
Thanh Bảo, Ô Thụy Chương.
Sở dĩ
Hà Nội xưa có nhiều cửa ô đến thế vì thời đó đường giao thông nối Thăng Long với
các nơi chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông
đúc với nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài. Vì thế người ta
phải mở nhiều cửa ô để việc đi lại được dễ dàng.
Một điều
đặc biệt là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng, được coi như các cửa
thành bao bọc quanh kinh thành. Vì vậy ban ngày hễ ai ra vào đều phải qua cửa
ô. Ban đêm, có tuần phiên canh gác, kiểm soát nghiêm ngặt
Vô tình
nhắc tới câu “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” chị Hà – vốn con một
nhà sử học kể về xuất xứ Tràng An cho tôi nghe:
- Thực
tế ở nước ta, Tràng An là chỉ kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt. Và cái tên
Tràng An là lấy theo kinh đô của nhà Hán nhưng không phải vì Đại Cồ Việt là thuộc
quốc mà là từ cái chí của Đinh Tiên Hoàng muốn sánh ngang bằng với Tống triều.
“Cồ
Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”
(Nước Cồ
Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán).
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán).
Sau Lý Thái tổ dời đô về Đại La lại lấy tên Tràng An cho kinh đô mới. Vua Lý còn đem theo các địa danh đã có ở Hoa Lư (Tràng An cũ) về Đại La như Cầu Dền, Tràng Tiền, Một Cột…
Các tên
này lại chuyển vào Huế khi nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô.
Còn cố
đô Hoa Lư được Lý Thái Tổ đặt là Phủ Tràng An. Sau vì sợ huý kỵ, nhầm lẫn mà gọi
chệch thành Trường Yên. ( nhiều địa danh của cả nước (trừ kinh đô Huế) có chữ
An từ thời nhà Nguyễn đều được đổi thành Yên như An Định thành Yên Định, An
Nhân thành Yên Nhân, Tân An thành Tân Yên v.v)
- Hóa
ra là vậy, đúng là gần người thông tỏ như soi gương cổ, hiển hiện từng đường
nét, chi tiết, địa danh, vậy mà trở về lần này sau gần 20 năm biệt xứ, tôi lại
phải “Thành kính phân ưu” ư?
Chuyện
nọ, xọ chuyện kia, khi thực thể vật chất đã bắt đầu no đủ, nhường chỗ cho thực
thể tinh thần và xã hội phát tiết ra ngoài, chị Hà bảo:
- Văn
hóa là diện mạo của tinh thần, là chiều sâu của cốt cách cũng là tâm linh của bản
sắc dân tộc. Lẽ ra chỉ cần tự hào và giữ vững tính trường tồn của văn hóa dân tộc
là đủ rồi, đằng này người ta còn vẽ rắn thêm chân, “rặn” thêm bao nhiêu ý tưởng
quái gở, biến văn hóa truyền thống thành thứ trang phục, bình phong, đại diện
cho mưu đồ riêng tư của lãnh đạo. Mà đã là “trang phục”, “bình phong”, hoặc
“mưu đồ”… tất phải nhào nặn, xoa véo, bóp tròn, bóp méo đến mức trở thành “siêu
thời trang” quái gở, âu cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Túi tham, một khi đã
phình to hết cỡ, thì ngộ nhận cũng nuốt luôn, vô minh cũng nuốt luôn, cuối cùng
nhào nặn thành một gã béo phị, người chả ra người, âm binh chả ra âm binh, một
thứ hồn ma bóng quỉ mang hình hài nhân gian, miệng la :Phát huy truyền thống
4000 năm nhưng chân thì đạp, tay thì xô đổ.
Ngồi
bên tôi mạnh dạn lạm bàn:
- Em thấy
muốn giữ gìn bản sắc dân tộc, chỉ cần bỏ bớt chứ không cần thêm, cụ thể bỏ ý thức
hệ, bỏ con người mới xã hội chủ nghĩa , bỏ các loại tính đảng, tính công an, đấu
tranh giai cấp v.v và v.v để tập trung vào việc khôi phục lại đạo Phật nguyên
thủy. Nghĩa là không đưa vào những tín ngưỡng khác dễ dẫn đến mê tín. Từ đạo Phật,
cộng với tinh thần tiến bộ của các đạo khác để lấy đó làm nền tảng tinh thần, cốt
cách…Văn hóa dân tộc sẽ từ từ lộ diện
Chị
Thanh, nghe vậy chun mũi kêu to, đúng kiểu người Hà Nội bây giờ :
- Eo ui
! Bỏ bớt thứ gì, chứ đòi bỏ mấy thứ mà cô vừa chọn, coi chừng ngay ngày mai sẽ
có người ném vài bịch văn hóa phân tươi vào trước cửa nhà rồi cho bọn nợ án đến
gây sự, để công an hô hoán lên là mình đánh họ bị ngất thì…vào tù mọt gông đấy
nhé. Tội cố tình gây thương… nhớ cho bạn bè, gia đình, chồng con không phải đùa
đâu, kinh lắm …
Nhúm
thêm một nắm cốm dẻo ( không biết có được tẩm hóa chất không) bỏ vào miệng, chị
Hà bày tỏ:
- Bây
giờ, bảo Hà Nội thanh lịch có khác gì khen gã trọc phú lịch sự đâu. Vì thanh lịch
đâu chỉ đơn thuần là các dự án cải tạo thủ đô hoành tráng, cũng không phải
chính trị hóa thanh lịch mà thành thanh lịch được . Sự thanh lịch hiện ra ở cốt
cách văn hóa con người và để lại dấu ấn trong các công trình kiến trúc, lịch sử,
vv…Công cuộc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hoành tráng vừa rồi, tốn hàng nghìn tỷ
được vài tháng lại xuống cấp hết thì sự thanh lịch của người Hà Nội được khôi
phục và tăng lên bao nhiêu? Hay lại lộ rõ sự tham lam của tầng lớp lãnh đạo
Thành phố , lãnh đạo trung ương
- Tiền
bạc mà không đi kèm với hiểu biết thì sự khôi phục chỉ còn là sự hào nhoáng giả
tạo, sự tô vẽ rườm rà, đắp điếm cầu kỳ …vừa tổ chức kỷ niệm xong đã thành phế
thải vì rút ruột , ăn bẩn rồi, tôi phụ họa.
- Ôi
dào, chị Thanh mát mẻ: cứ ngu ngu lại tham, đã nhiều năm rồi quê hương tệ hại
vô cùng , chán mớ đời.
Vốn học
cao hiểu rộng, trăn trở với Hà Nội bao nhiêu năm nay rồi, chị Hà cự nự:
- Cho
dù những sai lầm hôm nay sẽ được sửa chữa đi nữa thì phải mất bao nhiêu thời
gian, sức lực ? Đặc biệt là lấp những những thiếu hụt, khiếm khiếm trong tâm hồn
con người hay hàn gắn những vết thương có khi cả thế kỷ không chừng. Còn khôi
phục được nền văn hiến cần mấy nghìn năm?
Đang nhấp
nhổm ra về, câu hỏi của chị bắt vít tôi ngồi lại với những suy nghĩ nóng bỏng trong
đầu : Ừ nhỉ bao nhiêu năm để có được nền văn hiến tiên rồng , nền văn hiến tích
lũy từ thời hồng hoang nguyên thủy ăn lông ở lỗ, trải qua 18 đời vua hùng mới dựng
tạo được, giờ chỉ vì thành tích công lao của đảng : bắt “40 thế kỷ cùng ra trận”
, bàn tay đồng chí tàn sát đồng bào mình, con không được phép nhận mẹ cùng giai
cấp công nông với mình,bắt mẹ phải nhảy giếng tự vẫn sau khi cắn lưỡi không chết…
mà nền văn hiến ấy trong 84 năm tồn tại của đảng cộng sản đã hóa thành… Văn Điển.
Thật đau lòng biết bao.
Chuông
đồng hồ điểm 5 tiếng, điện thoại cũng réo rắt gọi, tôi bần thần đứng dạy, lòng
nặng trĩu suy tư…
Xa Hà Nội
17 năm, nhưng dù sao cũng được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội suốt quãng đời thơ ấu,
học đại học, công tác, rồi đi du học và lấy chồng Ngoại quốc. Không hiểu sao
tôi vẫn bảo thủ khi cho rằng Hà Nội chỉ đẹp nhờ vào những cái cũ kỹ, xưa xưa chứ
không phải là lối sống hiện đại nhốn nháo, xô bồ tranh giành chộp dựt như bây
giờ. Những người Hà Nội gốc có cách ứng xử với mọi người thực sự văn hóa, tinh
tế và bặt thiệp. Tiếc rằng sau gần hai thập niên trở lại, những người đó gần
như tuyệt chủng, thật đáng tiếc và cũng đáng sợ biết bao, bởi sự sang trọng
không thể học được mà nó được di truyền theo văn hóa gia đình. Sự sang trọng
hoàn toàn không phụ thuộc vào giàu sang, cũ mới…không biết hai chị có nghĩ như
vậy không? Nhưng tôi tin, cùng là hàng xóm cũ, tuy cách nhau 5,7 tuổi nhưng vẫn
cùng một lứa bên trời lận đận với nhau, chắc các chị cũng hoài cổ như tôi mà
thôi.
Đưa
chân tôi ra cửa, nhìn những hàng cây cổ thụ bị đốn chặt gần hết, chị Thanh bảo:
- Sắp tới
Việt Nam sẽ không cần có di sản nào nữa. Tất cả là sự “hiện đại, hoành
tráng”…hơn mười lần xưa rồi nhé. Hiện đại đến mức nhà thơ Nguyễn Việt Chiến phải
viết : “Phố không cây, mây lẫn khói xăng chiều”.
Khẩu
trang che kín miệng, để khỏi hít bụi đường , khói xăng , ngồi sau xe máy của
ông bác họ đáng kính, tôi chợt nhớ tới câu thơ của nhà thơ Vũ đình Liên : “Những
người muôn năm cũ, hồn bây giờ ở đâu” trong đó có ông bà nội ngoại, các bác
ruột gần gặn với tôi một thời , sao tôi chỉ muốn khóc …
T.K.T.T
© Đàn
Chim Việt
No comments:
Post a Comment