Được
đăng ngày Thứ hai, 18 Tháng 5 2015 19:07
Nếu nền
văn hóa Phương Tây được gọi là khai phóng vì họ luôn mở cửa cho con người đến với
thế giới rộng lớn, không giới hạn. Và sự khai phóng lớn nhất chính là nền văn
hóa đó tạo điều kiện để cá tính của mỗi con người được tự do phát triển, thăng
hoa và từ đó hình thành nên một bản sắc của cộng đồng, bản sắc của sự đa dạng
và phong phú.
Chính sự
khai phóng và tự do này đã tạo nên những Mark Zuckerberg, những Steve
Jobs… và những con người dám phủ nhận và vượt lên cả những giá trị của nền văn
hóa đó.
Trong
khi đó người Việt chúng ta bị nhà cầm quyền CSVN kiểm soát chặc chẽ mọi hoạt động,
theo dõi và kiềm chế cả tư tưởng..
CSVN muốn
người dân phải suy nghĩ giống như họ... hành động như họ, phải chấp nhận giá trị
của họ áp đặt.
Một xã
hội được điều hành như một nhà máy để cho ra đời những sản phẩm giống hệt nhau.
CSVN rất
sợ sự khác biệt trong tư duy, vì nếu chấp nhận sự khác biệt trong tư duy thì mặc
nhiên phải chấp nhận sự đa dạng trong lối sống và cách hành xử, chấp nhận luôn
những khác biệt trong giá trị.
Điều
này tất yếu dẫn đến một xã hội đa nguyên trong tư tưởng và đa đảng trong chính
trị.
Đảng CSVN
chủ trương độc quyền lãnh đạo và họ chỉ chấp nhận một giá trị duy nhất thống trị
xã hội và tư tưởng con người: đó là chủ nghĩa Công sản và đảng Cộng sản.
Từ chủ
trương này đảng CS áp đặt một đường lối giáo dục nghèo nàn phản tiến hóa từ cấp
mẫu giáo với một chân lý, một tư tưởng, một giá trị và một lối sống..
Ngày
xưa khi CSVN còn trung thành với lối quản lý kinh tế bao cấp và lãnh đạo xã hội
theo mô hình công-nông trường thì thế giới lúc đó vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy
trong xã hội chỉ có một màu áo, một kiểu tóc , một kiểu mũ và một cách ứng xử.
Văn học
nghệ thuật thì cho ra đời những sản phẩm na ná nhau, cá tính và sự sáng tạo nhường
chỗ cho những chỉ thị, thậm chí người ta có cảm tưởng không hề tồn tại một nền
văn học nghệ thuật đúng nghĩa.
Khi mô
hình kinh tế chỉ huy bao cấp sụp đổ, CSVN buộc lòng phải chấp nhận nền kinh tế
thị trường tự do, nhưng để kiểm soát nền kinh tế không vụt khỏi tầm tay CSVN
khóa chặc nó trong cái vòng kim cô “định hướng xã hội chủ nghĩa”!
Ngày
hôm nay tuy không thể tiếp tục giữ xã hội Việt nam trong khuôn khổ ý chí của họ,
nhưng CSVN vẫn cố áp đặt cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong cả kinh tế,
giáo dục và tư tưởng ..
Kết quả
của quá trình 40 năm cai trị theo định hướng “xã hội chủ nghĩa” trên cả nước, đảng
CSVN đã tạo ra một xã hội Việt nam với những thế hệ người Việt có lối sống và
tư duy của “người máy”..
Cho dù
ngày hôm nay một số người Việt xử dụng mạng xã hội F , xài điện thoai iPhone,
đi xe Toyota, uống Coca Cola..v.v..nhưng não trạng của người Việt đã bị đầu
độc một cách nghiêm trọng một thứ văn hóa nô dịch và cách ứng xử rập khuôn như
sản phẩm công nghiệp.
Người
Việt hôm nay có một lối sống nghèo nàn không cá tính, không có bản sắc riêng với
một tư duy cũ kỹ lạc hậu chỉ biết bắt chước mà không biết sáng tạo.
Cái tôi
không hề tồn tại như một cá tính độc lập, độc đáo như một hiện hữu tự do tự tại
giữa đất trời và con người.
Con người
Việt nam ngày hôm nay không dám khẳng định mình như một thực thể có tâm hồn và
bản sắc riêng, là kết quả sáng tạo của “cái tôi”, mà họ chỉ là bản sao của xã hội,
của người khác, của thần tượng..
Họ
không dám vượt lên những giá trị cố hữu để làm nên một giá trị mới, họ không
dám phủ nhận cái bị áp đặt để khám phá cái cách tân cho dù cái bị áp đặt đó quá
nhàm chán và trở thành chướng ngại cho sự phát triển.
Việt
Nam hôm nay “nổi tiếng” là một đất nước “không giống ai”..!?
Vì người
Việt hôm nay hay bắt chước người khác để được “giống họ”.
Nhưng
chính sự bắt chước một cách ngây ngô này lại dẫn đến tình trạng lố bịch và
“không giống ai” đó.
Người
Việt hôm nay là một cộng đồng không có cá tính, không có bản sắc riêng, họ sống
và hành động theo tập quán bầy đàn hoang dã, là nô lệ của đám đông.
Thấy
người ta đội nón tai bèo, mang dép râu thì mình cũng đội nón tai bèo mang dép
râu cho hợp thời thượng, cho giống mọi người nhưng không hề biết rằng “ai đó”
mang dép râu và đội mũ tai bèo vì được trả tiền hậu hĩnh để làm công tác dân vận..!?
Thấy
người ta ùn ùn đổ về dự lễ khánh thành tượng đài “mẹ VN anh hùng” ở Tam Kỳ- Quảng
Ngãi những ngày vừa qua, mình cũng bắt chước đi theo tuy không hề nằm trong top
“gia đình liệt sĩ” hay người “có công với cách mạng”.. thậm chí có người cả gia
đình là nạn nhân của chế độ độc tài CS này..!?
Nhân kỷ
niệm 40 năm ngày 30/4, CSVN đã chi ra một số tiền khổng lồ để tài trợ cho các
hoạt động vui chơi giải trí và những người trong hệ thống chế độ để ăn chơi để
đi du lịch nhằm mục đích tuyên truyền và định hướng xã hội.
Nhưng
có nhiều người để được “giống mọi người” đã bỏ ra một khoảng tiền lớn để đi du
lịch… thậm chí phải vay mượn hoặc đi du lịch theo hình thức trả góp..!?
Chiếc
“đũa thần” của tiền bạc và quyền lực trong tay đảng CSVN vẫn đang chi phối và
điều khiển toàn bộ xã hội Việt nam.
Rất nhiều
người Việt Nam bị “xã hội hóa” bị “ bầy đàn hóa” mà không hề hay biết, họ cứ
nghĩ mình vẫn là mình chứ đâu hay rằng họ đã bị hòa tan tự lúc nào trong
cái hỗn mang đó.
Thấy
người ta ủng hộ thì mình cũng ủng hộ, thấy người ta phản đối thì mình cũng phản
đối, “suy nghĩ “ bằng cái đầu của người khác, hành động như cái bóng của
người khác.
Chỉ có
một số ít người có bản lĩnh, có tầm vóc và khí chất hơn người đã vượt lên
trên lối sống bầy đàn và đứng trên những “trò chơi định hướng” của bất cứ
thế lực nào...
Những
người này trong bản thân họ đã tự tạo hoặc tiếp nhận một nền văn hóa cao hơn
văn hóa “bầy đàn”, họ tự trang bị cho mình một giá trị cao hơn giá trị “tập thể”
của chế độ CS và không hề sợ hãi trước những áp lực của bất cứ thứ quyền lực “mềm”
hay quyền lực “cứng” nào..
Họ luôn
không hài lòng với cái đã có và luôn tìm kiếm những giá trị mới… họ không bị
chi phối và áp đặt của đám đông… họ hiện hữu sừng sững như những con Hạc
trong bầy Gà, họ như viên ngọc quý trong đất đá…!
Đây là
những nhân tố những hạt giống cho một xã hội tự do, dân chủ và khai phóng trong
tương lai.
Một cuộc
cách mạng xã hội chỉ có thể diễn ra khi trong tâm thức người Việt đã hoàn thành
cuộc cách mạng đó… Người Việt phải ý thức về nhân vị và phẩm giá của mình trước
khi thay đổi xã hội.
Huỳnh
Ngọc Tuấn
No comments:
Post a Comment