16/05/2015
Chúng tôi xin gửi đến quý thân hữu xa gần bài viết
dưới hình thức một lá thư mời. Thư rằng xin quý vị vui lòng sẽ dành cho cơ quan
IRCC, Dân Sinh Media và Việt Museum 1 ngày. Thu gọn lại là một buổi chiều. Đó
là chiều ngày chủ nhật 14 tháng 6-2015 tại hội trường của quận hạt Santa Clara
County số 70 W. Hedding tại góc đường số 1 thành phố San Jose. Cũng tại nơi đây
ngày xưa chúng tôi tổ chức các lễ chào cờ đầu tiên vào cuối thập niên 70. Văn
chương chữ nghĩa nói về thời gian thường nhắc đến nước chẩy dưới chân cầu. Biết
bao nhiêu nước đã chảy dưới chân cầu Golden Gate tính từ năm 1975 khi người Việt
đầu tiên định cư tại Vịnh Cựu Kim Sơn. Tại sao vùng Vịnh với 9 quận hạt, chúng
ta lại gọi nhau về Santa Clara County. Từ một ngàn người đầu tiên từ trại
Pendleton kéo lên cho đến nay sau 40 năm đã có 140 ngàn dân Việt tại quận hạt
này. Đưa người ta đi khai oen phe, sao nghe cay đắng ở trong lòng. Nắng chiều
hiu hắt, tên thành họ. Chờ đến hoàng hôn lãnh phút tem...Thơ này đề tặng cho
County, nơi thưc sự giúp công cuộc định cư. Đến khi tự túc đi làm thì có thơ khác
tặng cho city. Ở đây chồng tếch vợ ly, cùng làm một xíp còn gì sướng hơn...
Quận Santa Clara bao gồm 15 thành phố; anh cả là San Jose với 1 triệu dân có trên 100 ngàn gốc Việt. Cô em út là thị xã Gilroy với lèo tèo vài ngàn dân. Từ thế kỷ thứ 20 bước qua thế kỷ thứ 21, San Jose từ 1 thị xã vô danh nương theo ngọn thủy triều điện tử trở thành đô thị tên tuổi. Ai cũng nói đến San Jose, San Jose nhưng thực sự nuôi sống cộng đồng Việt Nam từ nhà cửa, việc làm, nghề nghiệp, học hành chính là cơ quan hành chánh quận hạt Santa Clara.
Quận Santa Clara bao gồm 15 thành phố; anh cả là San Jose với 1 triệu dân có trên 100 ngàn gốc Việt. Cô em út là thị xã Gilroy với lèo tèo vài ngàn dân. Từ thế kỷ thứ 20 bước qua thế kỷ thứ 21, San Jose từ 1 thị xã vô danh nương theo ngọn thủy triều điện tử trở thành đô thị tên tuổi. Ai cũng nói đến San Jose, San Jose nhưng thực sự nuôi sống cộng đồng Việt Nam từ nhà cửa, việc làm, nghề nghiệp, học hành chính là cơ quan hành chánh quận hạt Santa Clara.
Cơ quan IRCC của chúng tôi thành lập từ 1976 và cá
nhân tôi trách nhiệm tổng quát từ 1980. IRCC là chữ tắt từ Indochinese
Resettlement and Cutural Center. Lúc đầu lo cho dân tỵ nạn Đông Dương sau thì
bao gồm tất cả. Chữ Indochinese đổi thành Immigrant trước sau vẫn là IRCC. Ông
Phạm Phú Nam bắt đầu cộng tác xây dựng Dân Sinh Media từ thập niên 90 và cho đến
đầu thế kỷ 21 thì đến lượt Việt Museum được hình thành. Trong suốt quá trình gần
40 năm cơ quan đã sống với quận hạt, với thành phố, với cộng đồng. Đã trải qua
biêt bao thăng trầm, vui buồn. Đã bao phen hướng về quê hương sau lưng và tiến
lên cùng đất nước của tương lai trước mặt. Tháng 7-1976 là ngày IRCC thành lập.
Chỉ bắt đầu bằng một chương trình giới hạn nằm trong cơ quan xã hội. Từ đó tổ
chức dần dần vươn lên..Và năm nay, chúng tôi kỷ niệm năm ra đời vào chiều ngày
chủ nhật 14 tháng 6-2015 lấy trụ sở quận hạt làm nơi hội họp.
Xin trân trọng kính mời quý thân hữu, các ân nhân, các khách hàng từ 39 năm qua cho đến nay vui lòng đến dự. Xin dành cho chúng tôi 1 ngày, để cùng ôn lại chuyện cũ. Chúng ta đã từng đến với nhau theo nhiều hình thức đồng hương. Tình quê từ Cà Mau đến Quảng Trị. Theo hình thức quân trường từ Thủ Đức đến Đà Lạt. Theo bóng dàng thuở học sinh. Chu văn An theo bước Trưng Vương. Gia Long về với Pétrus Ký. Đồng Khánh đi với Quốc Học. Tóc bạc tóc xanh mỗi năm tìm lại xem ai còn ai mất. Chúng ta qua các chương trình truyền thông Việt ngữ đã theo dỏi từ vụ xập cầu ở miền Trung cho đến vụ đụng xe ở ngã ba ông Tạ Sài gòn. Tại sao chúng ta lại không quan tâm đến chuyện xảy ra ngay tại quận hạt này. Chúng ta sẽ đến với nhau thực sự xem rằng ở Santa Clara trải qua gần nửa thế kỷ ai còn ai mất. Đâu là quán ăn đầu tiên. Ai đã tuyên thệ lần đầu để trở thành công dân Mỹ tại San Jose. Cuộc biểu tình chống Cộng đã được tổ chức đầu tiên ở đâu và vào lúc nào. Và cùng nhớ một lần nữa bao nhiêu nước đã chẩy dưới cầu ở chân trời dâu bể.
Nói đến cộng đồng không thể quên những vận động biểu tình. Chúng ta đã biểu tình cho giáo xứ, cho Little Saigon, cho ngọn cờ Vàng, cho tù cải tạo, cho thuyền nhân. Nhưng chúng ta cũng đã tạo nhiều sóng gió và chụp mũ giữa anh em đồng hương. Bắc Cali có những tờ báo Việt đầu tiên, những chương trình radio và TV đầu tiên. Rất nhiều chương trình dạy Việt Ngữ, những ngôi chùa, những thương xá... Cuộc biểu tình chống gởi quà về Việt Nam. Rồi lại đến phong trào nhờ Hồng thập Tự gửi quà về cho tù “tập trung cải tạo”. Ai đã bị lên án vì du lịch Việt Nam và ai đã đếm để biết rằng có biết bao nhiêu văn phòng du lịch chuyên bán vé đường bay Việt Nam. Nước biển nước sông hòa tan ở chân cầu Golden Gate vẫn mãi mãi không thay đổi nhưng phải chăng hoàn cảnh cộng đồng chúng ta đã thay đổi. Chúng ta thay đổi ra sao. Xin hãy đến cùng chúng tôi kỷ niệm 39 năm thành lập cơ quan qua câu chuyện 40 năm nhìn lại con đường. Con đường San Jose, con đường Santa Clara mà đồng hương Việt Nam đã trải qua. Cộng đồng Việt Nam tại đây có thể hãnh diện để được coi là 1 tập trung tiêu biểu của toàn thể các cộng đồng Việt hải ngoại. Nếu xét về dân số Việt Nam tại quận hạt thì Santa Clara đứng thứ nhì sau Orange County. Xét về thành phố thì San Jose đứng thứ nhất. Xét về những bước tiên phong thì chúng ta cũng đứng thứ nhất. Định cư, công việc, truyền thông, tổ chức cái gì miền Bắc cũng đi trước miền Nam. Nhưng sau 20 năm thì miền Nam qua mặt. Little Saigon ở miền Nam big hơn miền Bắc. Miền Nam là quần cư của các văn nghệ sĩ. Và miền Nam cũng chẳng hề vinh hạnh khi là thủ đô tỵ nạn lại vẫn có các tổ chức gốc tỵ nạn hiện nay thân Cộng công khai. Tại Bắc Cali từ Sacto, qua San Fran đến San Jose chưa hề có các cơ sở truyền thông công khai thân Cộng.
Xin trân trọng kính mời quý thân hữu, các ân nhân, các khách hàng từ 39 năm qua cho đến nay vui lòng đến dự. Xin dành cho chúng tôi 1 ngày, để cùng ôn lại chuyện cũ. Chúng ta đã từng đến với nhau theo nhiều hình thức đồng hương. Tình quê từ Cà Mau đến Quảng Trị. Theo hình thức quân trường từ Thủ Đức đến Đà Lạt. Theo bóng dàng thuở học sinh. Chu văn An theo bước Trưng Vương. Gia Long về với Pétrus Ký. Đồng Khánh đi với Quốc Học. Tóc bạc tóc xanh mỗi năm tìm lại xem ai còn ai mất. Chúng ta qua các chương trình truyền thông Việt ngữ đã theo dỏi từ vụ xập cầu ở miền Trung cho đến vụ đụng xe ở ngã ba ông Tạ Sài gòn. Tại sao chúng ta lại không quan tâm đến chuyện xảy ra ngay tại quận hạt này. Chúng ta sẽ đến với nhau thực sự xem rằng ở Santa Clara trải qua gần nửa thế kỷ ai còn ai mất. Đâu là quán ăn đầu tiên. Ai đã tuyên thệ lần đầu để trở thành công dân Mỹ tại San Jose. Cuộc biểu tình chống Cộng đã được tổ chức đầu tiên ở đâu và vào lúc nào. Và cùng nhớ một lần nữa bao nhiêu nước đã chẩy dưới cầu ở chân trời dâu bể.
Nói đến cộng đồng không thể quên những vận động biểu tình. Chúng ta đã biểu tình cho giáo xứ, cho Little Saigon, cho ngọn cờ Vàng, cho tù cải tạo, cho thuyền nhân. Nhưng chúng ta cũng đã tạo nhiều sóng gió và chụp mũ giữa anh em đồng hương. Bắc Cali có những tờ báo Việt đầu tiên, những chương trình radio và TV đầu tiên. Rất nhiều chương trình dạy Việt Ngữ, những ngôi chùa, những thương xá... Cuộc biểu tình chống gởi quà về Việt Nam. Rồi lại đến phong trào nhờ Hồng thập Tự gửi quà về cho tù “tập trung cải tạo”. Ai đã bị lên án vì du lịch Việt Nam và ai đã đếm để biết rằng có biết bao nhiêu văn phòng du lịch chuyên bán vé đường bay Việt Nam. Nước biển nước sông hòa tan ở chân cầu Golden Gate vẫn mãi mãi không thay đổi nhưng phải chăng hoàn cảnh cộng đồng chúng ta đã thay đổi. Chúng ta thay đổi ra sao. Xin hãy đến cùng chúng tôi kỷ niệm 39 năm thành lập cơ quan qua câu chuyện 40 năm nhìn lại con đường. Con đường San Jose, con đường Santa Clara mà đồng hương Việt Nam đã trải qua. Cộng đồng Việt Nam tại đây có thể hãnh diện để được coi là 1 tập trung tiêu biểu của toàn thể các cộng đồng Việt hải ngoại. Nếu xét về dân số Việt Nam tại quận hạt thì Santa Clara đứng thứ nhì sau Orange County. Xét về thành phố thì San Jose đứng thứ nhất. Xét về những bước tiên phong thì chúng ta cũng đứng thứ nhất. Định cư, công việc, truyền thông, tổ chức cái gì miền Bắc cũng đi trước miền Nam. Nhưng sau 20 năm thì miền Nam qua mặt. Little Saigon ở miền Nam big hơn miền Bắc. Miền Nam là quần cư của các văn nghệ sĩ. Và miền Nam cũng chẳng hề vinh hạnh khi là thủ đô tỵ nạn lại vẫn có các tổ chức gốc tỵ nạn hiện nay thân Cộng công khai. Tại Bắc Cali từ Sacto, qua San Fran đến San Jose chưa hề có các cơ sở truyền thông công khai thân Cộng.
Sau 40 năm, với biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống,
gia đình chia cắt, ý kiến bất đồng nhưng sau cùng chúng ta vẫn giữ được phòng
tuyến như ngày nay, chẳng đáng hãnh diện hay sao. Sau cùng chúng tôi xin thưa với
quý vị chiều ngày chủ nhật 14 tháng 6-2015 chúng tôi mời quý vị đến với nhau để
làm gì.
Chúng ta đã trải qua gần 4 thập niên bên nhau kỷ niệm với cơm Tây, cơm Tàu, cơm tay cầm từ picnic ngoài trời đến đại sảnh hotel. Chúng ta đã văn nghệ và khiêu vũ. Đã cùng ngồi lại ca tụng trời đất và con người. Lần này xin bà con cho phép chúng tôi tổ chức thật đơn giản nhưng cố gắng cho có ý nghĩa.
Chúng ta sẽ cùng nhau 1 lần cảm ơn đất nước và con người xứ này đã đãi anh em phương xa đến từ Đông Nam Á với tấm lòng nhân hậu. Đã đón người chạy loạn từ 1975 cho đến 2015. Hết đợt này đến đợt khác. Tỵ nạn, thuyền nhân, HO, con lai, đoàn tụ, và ngày nay bao gồm cả diện hôn nhân và sau cùng là du lịch rồi ở lại.
Hoa Kỳ mở vòng tay đón nhận tất cả. Nước Mỹ, cả xứ Cali và sau cùng là cả quận hạt Santa Clara đều đón nhận chúng ta.
Tôi có 2 tấm hình mới được anh em gửi đến. Đại diện nước Mỹ, bà dân biểu Zoe Lofgren quỳ gối trao cho ông Nguyễn Ngọc Hạnh tấm bảng tuyên dương của quốc hội Hoa Kỳ. Tấm hình khác là ông Dave Cortese quỳ gối trao cho ông Hạnh bản tuyên dương của quận hạt Santa Clara. Bà Zoe đại diện cho cả nước Mỹ. Ông Dave đại diện cho Hoa Kỳ tại địa phương.
Ông Hạnh làm gì mà phải 2 người Mỹ đại diện quỳ gối trao bằng. Bác Hạnh thực sự không làm gì trực tiếp cho Hiệp Chủng Quốc. Trung tá nhẩy dù Nguyễn Ngọc Hạnh nổi tiếng về chụp hình. Ông qua Mỹ diện tỵ nạn. Ông là 1 di dân đường biển. Hơn 20 năm trong quân đội VNCH và thêm hơn 10 năm tù cộng sản, ông qua Mỹ chỉ đem theo hình ảnh của chiến tranh Việt Nam và lá cờ vàng. Ông qua Mỹ tiếp tục chụp hình cờ vàng trên quê hương mới. Bây giờ trong buổi vinh danh ông cựu chiến binh 88 tuổi lúc tỉnh lúc mê, vì ông ngồi trên xe lăn nên bà Zoe và ông Dave đã thể hiện tình người Hoa Kỳ mà quỳ gối trao bằng tưởng niệm. Đó là hình ảnh nước Mỹ mà chúng ta nhận được. Người thanh niên Việt mạnh khỏe đi làm 2 job gây dựng gia đình hay ông già vô dụng ngồi xe lăn mà lãng đãng với giấc mơ hồi hương trong bóng cờ vàng, thì nước Mỹ cũng mãi mãi vui lòng chấp nhận.
Trong tinh thần đó, xin các bạn đến với chúng tôi để nói lên 1 lần cái ý nghĩa cảm ơn quê hương mới và cùng chúng tôi nhắc lại các đề tài ý nghĩa nhất từ quá khứ đến tương lai.
Trân trọng kính mời 1 giờ chiều chủ nhật ngày 14 tháng 6 /2015 tại Santa Clara county số 70 W. Hedding. Chúng tôi đón chào các bạn. Sau thư gửi chung, chúng tôi sẽ gưỉ thiếp mời riêng. Xin trả lời để dành chỗ vì ghế ngồi giới hạn.
Chúng ta đã trải qua gần 4 thập niên bên nhau kỷ niệm với cơm Tây, cơm Tàu, cơm tay cầm từ picnic ngoài trời đến đại sảnh hotel. Chúng ta đã văn nghệ và khiêu vũ. Đã cùng ngồi lại ca tụng trời đất và con người. Lần này xin bà con cho phép chúng tôi tổ chức thật đơn giản nhưng cố gắng cho có ý nghĩa.
Chúng ta sẽ cùng nhau 1 lần cảm ơn đất nước và con người xứ này đã đãi anh em phương xa đến từ Đông Nam Á với tấm lòng nhân hậu. Đã đón người chạy loạn từ 1975 cho đến 2015. Hết đợt này đến đợt khác. Tỵ nạn, thuyền nhân, HO, con lai, đoàn tụ, và ngày nay bao gồm cả diện hôn nhân và sau cùng là du lịch rồi ở lại.
Hoa Kỳ mở vòng tay đón nhận tất cả. Nước Mỹ, cả xứ Cali và sau cùng là cả quận hạt Santa Clara đều đón nhận chúng ta.
Tôi có 2 tấm hình mới được anh em gửi đến. Đại diện nước Mỹ, bà dân biểu Zoe Lofgren quỳ gối trao cho ông Nguyễn Ngọc Hạnh tấm bảng tuyên dương của quốc hội Hoa Kỳ. Tấm hình khác là ông Dave Cortese quỳ gối trao cho ông Hạnh bản tuyên dương của quận hạt Santa Clara. Bà Zoe đại diện cho cả nước Mỹ. Ông Dave đại diện cho Hoa Kỳ tại địa phương.
Ông Hạnh làm gì mà phải 2 người Mỹ đại diện quỳ gối trao bằng. Bác Hạnh thực sự không làm gì trực tiếp cho Hiệp Chủng Quốc. Trung tá nhẩy dù Nguyễn Ngọc Hạnh nổi tiếng về chụp hình. Ông qua Mỹ diện tỵ nạn. Ông là 1 di dân đường biển. Hơn 20 năm trong quân đội VNCH và thêm hơn 10 năm tù cộng sản, ông qua Mỹ chỉ đem theo hình ảnh của chiến tranh Việt Nam và lá cờ vàng. Ông qua Mỹ tiếp tục chụp hình cờ vàng trên quê hương mới. Bây giờ trong buổi vinh danh ông cựu chiến binh 88 tuổi lúc tỉnh lúc mê, vì ông ngồi trên xe lăn nên bà Zoe và ông Dave đã thể hiện tình người Hoa Kỳ mà quỳ gối trao bằng tưởng niệm. Đó là hình ảnh nước Mỹ mà chúng ta nhận được. Người thanh niên Việt mạnh khỏe đi làm 2 job gây dựng gia đình hay ông già vô dụng ngồi xe lăn mà lãng đãng với giấc mơ hồi hương trong bóng cờ vàng, thì nước Mỹ cũng mãi mãi vui lòng chấp nhận.
Trong tinh thần đó, xin các bạn đến với chúng tôi để nói lên 1 lần cái ý nghĩa cảm ơn quê hương mới và cùng chúng tôi nhắc lại các đề tài ý nghĩa nhất từ quá khứ đến tương lai.
Trân trọng kính mời 1 giờ chiều chủ nhật ngày 14 tháng 6 /2015 tại Santa Clara county số 70 W. Hedding. Chúng tôi đón chào các bạn. Sau thư gửi chung, chúng tôi sẽ gưỉ thiếp mời riêng. Xin trả lời để dành chỗ vì ghế ngồi giới hạn.
Trân trọng
No comments:
Post a Comment