Tuesday, March 24, 2015

Mùa Quốc Hận: Tưởng Nhớ Thuyền Nhân (Vi Anh - Việt Báo)





Vi Anh                
18/03/2015

Trước thềm mùa Quốc Hận thứ 40, Anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân [VKTN] từ Úc có đến Little Saigon và dành cho nhựt báo Việt Báo và Truyền Hình IBC-TV một cuộc gặp gỡ về tình hình trùng tu bia mộ cho đồng bào Việt Nam dùng thuyền nan vượt đại dương đi tỵ nạn CS vô cùng gian nguy khổ sở, rất nhiều người bỏ mình trên biển và bỏ xác trên các đảo ở Đông Nam Á.

Anh Đông cho biết năm nay là năm thứ 40 người Việt di tản ra khỏi nước và là năm thứ 10, VKTN bắt đầu trùng tu mồ mả của đồng bào chết trên đường vượt biên, do sóng gió, hải tặc, CS bắn chết. Vượt biển bằng thuyền nan chỉ là một cách đi tìm tự do đông đảo, nguy hiểm, chết người nhiều nhứt của phong trào người Việt di tản đi tỵ nạn CS sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, CS Bắc Việt cưỡng chiếm được VN Cộng Hoà ở Miền Nam. Phong trào vượt biên bằng thuyền đến bến bờ tự do được khoản 850.000, chết từ 300.000 đến 500.000 theo con số của Liên Hiệp Quốc phỏng định chớ không thể thống kê rõ. Số người di tản bằng máy bay Mỹ bằng tàu quân, dân sự của VNCH ngày 30/4/75 và được gia đình bão lãnh theo chương trình đoàn tụ gia đình ODP và Mỹ cho đi tỵ nạn chánh trị HO khoảng 850.000 nữa. Cộng chung khoảng 1.700.000.

Vì số người chết trên biển do bộ đội CS rượt bắn giết, cướp Thái Lan cướp của, hãm hiếp phụ nữ, phụ nữ bị làm nhục tự tử, do sóng gió, vì tàu các nước không vớt, chánh quyền đảo không cho vô, chết vì thiếu ăn, thiếu thuốc, bịnh hoạn trên đảo quá nhiều [theo con số ước đoán của LHQ là từ 300.000 đến nửa triệu]; nên một số thuyền nhân và đoàn thể may mắn đến được bến bờ tự do ở các nước, mới động mối từ tâm lập ra tổ chức VKTN để tìm kiếm, trùng tu những bia mộ của đồng bào bất hạnh chết trên đường vượt biên, mồ xiêu mả lạc trên đảo.

Anh Trần Đông cho biết, tổ chức VKTN quyết tâm trùng tu không để bất cứ ngôi mộ nào của thuyền nhân được tìm thấy trong vùng Đông Nam Á còn chịu cảnh mồ xiêu mả lạc. Từ 2006 đến 2014 VKTN tiêu biểu đã hoàn tất trùng tu hàng ngàn mộ thuyền nhân trong đất liền tại Malaysia. Ở Tiểu bang Kelantan tổng cộng mai táng 218 thuyền nhân đã trùng tu xong.- Tiểu bang Terengganu đã mai táng trên 680 thuyền nhân, đã trùng tu xong. Tiểu bang Pahang: nghĩa trang Kuantan, mai táng 36 thuyền nhân. Tiểu bang Johor: Nghĩa trang Rompin (13 thuyền nhân)- Nghĩa trang Mersing 52 thuyền nhân). Một số mộ thuyền nhân tại Kuala Lumpur VKTN không có kế hoạch trùng tu vì cần giữ nguyên di tích trong khu nghĩa trang chung, nơi ấy tất cả các mộ đều có bia giống nhau.

Ở Nam Dương đã hoàn tất trùng tu tất cả 500 mộ tại Galang trong năm 2014 - Các nghĩa trang tại vùng quần đảo Anambas như trại Kuku, trại Air Raya, chợ Letung, Keramut,... Hoàn tất trùng tu năm 2014 và 2015, trên 300 mộ nhưng nhận dạng và chỉ có thể trùng tu 85 mộ.

Sau khi bị đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1996, đợt trùng tu tháng 3-2013 do VKTN thực hiện là đợt trùng tu đầu tiên sau 17 năm hoang phế. Hầu hết các ngôi mộ đều được vun đắp thêm đất cho đầy, các vết nứt bể đều được đắp vá lại bằng xi măng. Nhiều hoa và cây cảnh được trồng thêm. Theo ghi nhận có từ khoảng 400 mộ thuyền nhân được mai táng trong nghĩa trang Galang.

Anh Trần Đông cũng cho biết Đảng Nhà Nước CSVN đã áp lực ngoại giao đối với Mã Lai và Indonesia đập vỡ 2 tượng đàì thuyền nhân ở 2 đảo nơi từng tiếp đón thuyền nhân, để xóa sổ đi dấu vết tội ác của CSVN đã khiến người Việt dùng thuyền nan vượt đại dương chết gần nửa triệu người.

Trái lại chánh quyền các nước, công đồng người Việt hải ngoại đã giúp, đã chung lưng đâu cật thực hiện được 14 tượng đài tưởng niệm Thuyền Nhân dựng lên khắp thế giới. Và trong Anh văn thêm một chữ “boat people”, tiếng Việt mới là “thuyền nhân”.

Trả lời câu hỏi, năm nay là năm thứ 10 VKTN đã thành hình và làm việc này, năm 2015 này VKTN có tổ chức đi pháp hội, chẩn tế, siêu độ thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do không, Anh Trần Đông nói trong tháng 8-2015, VKTN sẽ tổ chức “Chuyến đi Về Bến Tự Do: Cầu nguyện và thăm viếng lần chót - nhân Kỷ niệm 40 năm Định Cư Hải Ngoại.” Sẽ đi qua các trại tạm cư và biển của Malaysia, Thailand, Philippines và Indonesia.

Cước phí chuyến đi chia thành 4 lộ trình: Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines. Quý đồng hương có thể chọn tham dự một hay nhiều trong số 4 lộ trình này. Ghi danh chấm dứt ngày 1-7-2015.

Chuyến đi Cầu nguyện và thăm viếng được một số Hòa thượng và Linh mục tham gia làm nghi thức tôn giáo. Các chi tiết về mua vé phi cơ hay điểm hẹn cho các lô trình cầu nguyện đều ghi rõ ở trang web www.vktnvn.com  

Liên lạc: tại Canada, xin gọi Nguyệt Hương: 416 497 9525; tại Hoa Kỳ, xin gọi Anh Trinh: 1-713-391-9843 (Cell) 1-713-849-3511(Desk); tại Úc: xin gọi Lưu Dân: 0481 530 983; Chi tiết tổng quát các nơi, xin gọi Trần Đông +61 403 578 467 hay 0403 578 467 (gọi trong nước Úc), email, xin gửi về Trần Đông: vktnvn@hotmail.com.

Được biết, Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Úc, Hoa Kỳ, Canada) là tổ chức duy nhất trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại có kế hoạch cụ thể kết hợp cùng chính quyền địa phương các nơi để gìn giữ những di tích tỵ nạn để đánh dấu giai đoạn hình thành cộng đồng gần 4 triệu người Việt hải ngoại ngày hôm nay.

VKTNVN quyết tâm sẽ hoàn tất công tác trùng tu 2500 mộ thuyền nhân rải rác khắp vùng Đông Nam Á vào cuối năm 2015. Nghĩa trang Galang đã được trùng tu bằng một ngân khoản khiêm tốn 50.000 Úc kim. VKTNVN khẩn thiết mời gọi mọi đóng góp của quý đồng hương các nơi nhằm giúp đỡ cho công trình trùng tu các nghĩa trang các nơi khác khó hơn và vất vả hơn.

Kế hoạch trùng tu giai đọan 1 (2005-2011): đã kết thúc tốt đẹp công trình trùng tu mộ phần cho trên 1.000 thuyền nhân trong đất liền tại Malaysia từ Bắc xuống Nam-Kế hoạch trùng tu giai đoạn 2 (2012-2015).

Tin tốt truyền mau, qua tin của Việt Báo và truyển hình IBC-TV và các cơ quan truyền thông khác, Bác sĩ Huỳnh trung Chỉnh, tức Ca sĩ Trung Chỉnh, hiện là Chủ Tịch Uỷ Ban Xây Dựng Nghĩa Quân Cán Chính VNCS Hải ngoại, gia đình từng đến Mỹ qua con đưòng vượt biên bằng thuyền, hai ông bà sẽ ghi danh và sấp xếp phòng mạch để tham dự chuyến đi này./.

(Vi Anh)Vũ Thị Kim-Uyên








No comments:

Post a Comment