25/02/2015
Hoa kỳ bị đánh phá liên tục
trên mạng. Bị đánh vào cơ quan điều hành việc nước, chuyện dân của chánh phủ. Bị
đánh phá thẳng vào Bộ Tư lệnh miền trung của quân đội Hoa Kỳ. Bị đánh phá vào
các công ty cơ sở của mọi ngành nghề sinh hoạt của đất nước và nhân dân Mỹ. Thiệt
hại không biết bao nhiêu mà kể, bí mật ngoại giao, bí mật quân sự, bí mật kinh
tế, bí mật khoa học kỹ thuật bị tin tặc gián điệp ăn cắp hay phá hoại. Không phải
một lần mà nhiều lần nước Mỹ bị tấn công bằng một hình thái chiến tranh hiện đại,
chiến tranh tin học (cyber-war). Và hai kẻ thù dùng chiến tranh tin học để tấn
công Mỹ, nhiều lần Mỹ phát giác, công bố là Trung Quốc hiện CS và Nga hậu CS.
Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta khi còn tại chức hơn một lần báo động, Mỹ phải coi chừng một “Trân châu cảng tin học” trên hệ thống computer điều hành điện nước, hệ thống hoả tiễn lá chắn, v.v... Bộ Tư Pháp Mỹ lần đầu tiên đứng đơn truy tổ 5 người Trung Quốc tin tặc thuộc một đơn vị của Quân Đội TC đóng tại Thượng Hải.. Còn Quốc Hội Mỹ thì thường mở các cuộc điều trần và chất vấn về tin tặc đánh phá các cơ quan công quyền và các công ty sản xuất kinh doanh của Mỹ bị tin tặc TC ăn cấp bí mật kinh tế, tài chánh, khoa hoc kỹ thuật, ngoại giao, quân sự của Mỹ. Thiệt hại vô số kể.
TT Obama trong 7 năm làm tổng thống công tâm mà nói cũng báo động nhiều lần nguy cơ chiến tranh tin học đe doạ đất nước và nhân dân Mỹ. Nhưng đứng trên phương diện chiến tranh, suốt trong 7 năm qua với tư cách là tổng thống kiêm tư lịnh tối cao Quân Lực Mỹ, TT Oama chánh yếu là dở, hơn là đánh kẻ thù trong mặt trận chiến tranh tin học, là mối đe doạ càng ngày càng trầm trọng đối với nước Mỹ, một đất nước hầu hết việc bảo quốc an dân bây giờ đều nhờ Internet trên mạng.
Mãi cho đến nay, dù chậm còn hơn không, ngày 13/2/2015, TT Obama mới dùng đặc quyền hành pháp trong trường hợp khẩn trương ký ban hành sắc lịnh đối phó mối đe doạ an ninh mạng. Sự việc trọng đại này, TT Obama chọn kỹ thời cơ, địa lợi nhơn hoà. Địa điểm tổ chức công bố sắc lịnh ở Đại học Stanford ở California, gần Slicon Valley là quê hương của ngành tin học Mỹ. Thời điểm thich hợp với công luận Mỹ và thế giới đang lo ngại sau các cuộc tấn công được nhiều người chú ý. Tiêu biểu như tin tặc xâm nhập vào các dàn máy computers của các công ty giải trí Sony Pictures, công ty bảo hiểm y tế Anthem, và các hãng buôn Target, Home Depot, EBay và JPMorgan Chase và các cơ quan của chánh phủ Mỹ Tòa Bạch ốc và Bộ Ngoại giao, các tài khoản Twitter và YouTube của Bộ Tư lệnh miền trung của quân đội Hoa Kỳ. Hầu hết các cuộc tấn công chú mục vào Mỹ, do các tin tặc ở Nga hậu CS, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện CS.
Sắc lịnh này của TT Obama chỉ thị các cơ quan chánh quyền Mỹ có liên quan như Bộ Nội An Mỹ phải thiết lập “Trung tâm Phối hợp tình báo chống các mối đe dọa trên mạng”, phải đề ra các tiêu chuẩn tự nguyện để các công ty và tổ chức chia sẻ thông tin. Cơ quan mới này có nhiệm vụ giám sát các mối đe dọa, tổng hợp và phân tích thông tin an ninh mạng.
Và trên phương diện sách lược, chánh quyền Mỹ đã đưa tổ chức và cách thức bảo mật an ninh mạng vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015. Chính Phủ Tổng Thống cũng đã xin bổ sung 14 tỷ mỹ kim vào đề nghị ngân sách cho năm 2016 nhằm tăng cường an ninh mạng cho đất nước.
Sắc lịnh của TT Obama làm cho các tập đoàn khoa học kỹ thuật tin học thuộc thung lũng Silicon an tâm, bớt do dự trong chia sẻ thông tin, nhờ chánh quyền qua sắc linh này chứng tỏ quyết tâm làm hơn là nói, có thể tránh tái diễn các tiết lộ bí mật động trời như vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
Thử tưởng tượng ở Mỹ, cái gì sẽ xảy ra. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt. Điện, nước, điện thoại bị cúp. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực. Hiện thực trong chiến tranh tin học, chiến tranh qua internet.
Càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián điệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần vừa ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Một chút lịch sử về chiến tranh tin học. Tại Nga, cựu mật vụ KGB làm TT Nga là Vladimir Putin, năm 2007, yểm trợ cho một nhóm chuyên viên trẻ gọi là "Nachi" tấn công nước Estonia một thành viên của Liên xô cũ đã hạ bệ một tượng của Hồng Quân. Nhóm tin tặc này làm kẹt cứng những hệ thống computers của ngân hàng, của chánh quyền Estonia và lan sang những hệ thống computers kết nối với của Estonia. Làn đầu tiên thế giới biết sự lợi hại của chiến tranh tin học; nó tai hoạ như khủng bố và nguyên tử.
Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tin học chống Iran. Tháng 7 năm 2010, công ty bảo mật và chống virus phát giác ra vi khuẩn Stuxnet vô cùng lọi hai và nguy hiểm. Nó đã xâm nhập, lây nhiểm 60% những mày computers của Iran; nhà cầm quyền Iran đã phát giác và cáo giác trước công luận thế giới. Không ai thú nhận đã làm. Nhưng người ta nghi Tây Phương nhứt là Mỹ và Do thái đã làm; trận tấn công này làm Iran phải mất hai năm chậm trễ trong chương trình làm vũ khí nguyên tử.
Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các dơn vị chiến tranh tin học. Mỹ giao NSA, cơ quan tình báo quốc gia 30 tỷ Đô la kinh phí để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm.
Chưa đánh Mỹ nỗi trên kinh tế, chánh trị, ngoại giao, quân sự, Nga hậu CS và Tàu hiện CS đang đánh Mỹ trên không gian tin học, trong thời đại chiến tranh tin học. Hai chế độ hậu và hiện CS Nga Tàu liên minh, hai mặt giáp công, phá hoại mạng lưới an toàn tin học của Mỹ và mua chuộc nhân tài tin học Mỹ.
Đánh Mỹ bằng tin tặc, đánh Mỹ bằng mua chuộc nhân tài, Nga hậu CS, TC hiện CS đánh Mỹ liên tục, đánh nhiều mặt, xa luân chiến như vậy, sức đâu mà Mỹ có thể chịu nổi!. /.(Vi Anh)
Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta khi còn tại chức hơn một lần báo động, Mỹ phải coi chừng một “Trân châu cảng tin học” trên hệ thống computer điều hành điện nước, hệ thống hoả tiễn lá chắn, v.v... Bộ Tư Pháp Mỹ lần đầu tiên đứng đơn truy tổ 5 người Trung Quốc tin tặc thuộc một đơn vị của Quân Đội TC đóng tại Thượng Hải.. Còn Quốc Hội Mỹ thì thường mở các cuộc điều trần và chất vấn về tin tặc đánh phá các cơ quan công quyền và các công ty sản xuất kinh doanh của Mỹ bị tin tặc TC ăn cấp bí mật kinh tế, tài chánh, khoa hoc kỹ thuật, ngoại giao, quân sự của Mỹ. Thiệt hại vô số kể.
TT Obama trong 7 năm làm tổng thống công tâm mà nói cũng báo động nhiều lần nguy cơ chiến tranh tin học đe doạ đất nước và nhân dân Mỹ. Nhưng đứng trên phương diện chiến tranh, suốt trong 7 năm qua với tư cách là tổng thống kiêm tư lịnh tối cao Quân Lực Mỹ, TT Oama chánh yếu là dở, hơn là đánh kẻ thù trong mặt trận chiến tranh tin học, là mối đe doạ càng ngày càng trầm trọng đối với nước Mỹ, một đất nước hầu hết việc bảo quốc an dân bây giờ đều nhờ Internet trên mạng.
Mãi cho đến nay, dù chậm còn hơn không, ngày 13/2/2015, TT Obama mới dùng đặc quyền hành pháp trong trường hợp khẩn trương ký ban hành sắc lịnh đối phó mối đe doạ an ninh mạng. Sự việc trọng đại này, TT Obama chọn kỹ thời cơ, địa lợi nhơn hoà. Địa điểm tổ chức công bố sắc lịnh ở Đại học Stanford ở California, gần Slicon Valley là quê hương của ngành tin học Mỹ. Thời điểm thich hợp với công luận Mỹ và thế giới đang lo ngại sau các cuộc tấn công được nhiều người chú ý. Tiêu biểu như tin tặc xâm nhập vào các dàn máy computers của các công ty giải trí Sony Pictures, công ty bảo hiểm y tế Anthem, và các hãng buôn Target, Home Depot, EBay và JPMorgan Chase và các cơ quan của chánh phủ Mỹ Tòa Bạch ốc và Bộ Ngoại giao, các tài khoản Twitter và YouTube của Bộ Tư lệnh miền trung của quân đội Hoa Kỳ. Hầu hết các cuộc tấn công chú mục vào Mỹ, do các tin tặc ở Nga hậu CS, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện CS.
Sắc lịnh này của TT Obama chỉ thị các cơ quan chánh quyền Mỹ có liên quan như Bộ Nội An Mỹ phải thiết lập “Trung tâm Phối hợp tình báo chống các mối đe dọa trên mạng”, phải đề ra các tiêu chuẩn tự nguyện để các công ty và tổ chức chia sẻ thông tin. Cơ quan mới này có nhiệm vụ giám sát các mối đe dọa, tổng hợp và phân tích thông tin an ninh mạng.
Và trên phương diện sách lược, chánh quyền Mỹ đã đưa tổ chức và cách thức bảo mật an ninh mạng vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015. Chính Phủ Tổng Thống cũng đã xin bổ sung 14 tỷ mỹ kim vào đề nghị ngân sách cho năm 2016 nhằm tăng cường an ninh mạng cho đất nước.
Sắc lịnh của TT Obama làm cho các tập đoàn khoa học kỹ thuật tin học thuộc thung lũng Silicon an tâm, bớt do dự trong chia sẻ thông tin, nhờ chánh quyền qua sắc linh này chứng tỏ quyết tâm làm hơn là nói, có thể tránh tái diễn các tiết lộ bí mật động trời như vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
Thử tưởng tượng ở Mỹ, cái gì sẽ xảy ra. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt. Điện, nước, điện thoại bị cúp. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực. Hiện thực trong chiến tranh tin học, chiến tranh qua internet.
Càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián điệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần vừa ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Một chút lịch sử về chiến tranh tin học. Tại Nga, cựu mật vụ KGB làm TT Nga là Vladimir Putin, năm 2007, yểm trợ cho một nhóm chuyên viên trẻ gọi là "Nachi" tấn công nước Estonia một thành viên của Liên xô cũ đã hạ bệ một tượng của Hồng Quân. Nhóm tin tặc này làm kẹt cứng những hệ thống computers của ngân hàng, của chánh quyền Estonia và lan sang những hệ thống computers kết nối với của Estonia. Làn đầu tiên thế giới biết sự lợi hại của chiến tranh tin học; nó tai hoạ như khủng bố và nguyên tử.
Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tin học chống Iran. Tháng 7 năm 2010, công ty bảo mật và chống virus phát giác ra vi khuẩn Stuxnet vô cùng lọi hai và nguy hiểm. Nó đã xâm nhập, lây nhiểm 60% những mày computers của Iran; nhà cầm quyền Iran đã phát giác và cáo giác trước công luận thế giới. Không ai thú nhận đã làm. Nhưng người ta nghi Tây Phương nhứt là Mỹ và Do thái đã làm; trận tấn công này làm Iran phải mất hai năm chậm trễ trong chương trình làm vũ khí nguyên tử.
Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các dơn vị chiến tranh tin học. Mỹ giao NSA, cơ quan tình báo quốc gia 30 tỷ Đô la kinh phí để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm.
Chưa đánh Mỹ nỗi trên kinh tế, chánh trị, ngoại giao, quân sự, Nga hậu CS và Tàu hiện CS đang đánh Mỹ trên không gian tin học, trong thời đại chiến tranh tin học. Hai chế độ hậu và hiện CS Nga Tàu liên minh, hai mặt giáp công, phá hoại mạng lưới an toàn tin học của Mỹ và mua chuộc nhân tài tin học Mỹ.
Đánh Mỹ bằng tin tặc, đánh Mỹ bằng mua chuộc nhân tài, Nga hậu CS, TC hiện CS đánh Mỹ liên tục, đánh nhiều mặt, xa luân chiến như vậy, sức đâu mà Mỹ có thể chịu nổi!. /.(Vi Anh)
No comments:
Post a Comment