Thursday, January 1, 2015

ĐẾN THĂM VIỆN KHỔNG TỬ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ (Văn Nga - Non Sông Gấm Vóc)





Văn Nga  -  Non Sông Gấm Vóc

"Một nguyên nhân nữa khiến người Việt băn khoăn khi nhìn lại kinh nghiệm trong quá khứ, nếu như người Pháp người Mỹ đến đất n ước VN ít nhiều cũng đem lại những tiến bộ, văn minh, khai hóa thì chính sách văn hóa của TQ trước sau như một, chỉ muốn lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác.

Văn hóa Trung Quốc ở một khía cạnh nào đó, là một nền văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt đối với một nền văn hóa khác, chứ không cùng tồn tại, phát triển và học hỏi lẫn nhau. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam và tình trạng đau thương của Tây Tạng bây giờ."

Ngày 27/12, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc…

Viện Khổng Tử của Trung Quốc vừa được khai trương tại Đại học Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp TQ, ông Du Chính Thanh.

Học viện Khổng Tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới và là tổ chức được nhà nước Trung Quốc trực tiếp đầu tư kinh phí hàng năm cho từng viện.

Tờ tin mạng của Tân Hoa Xã, Xinhuanet.com bản tiếng Anh, hôm thứ Bảy cho hay Học viện Khổng Tử đã được chính thức khai trương tại Hà Nội với sự tham dự của ông Du, quan chức hàng thứ tư trong Bộ Chính trị Trung Quốc, và ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


"Trong thời gian ở Việt Nam, ông Du đã viếng lăng cố Chủ tịch Việt Nam ông Hồ Chí Minh và chứng kiến khai trương Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội," - Tân Hoa Xã nói.

Hôm Chủ nhật, trang tin Vnexpress.net cũng đưa tin hai ông Du Chính Thanh và Nguyễn Thiện Nhân đã 'dự lễ gắn biển' và dẫn lời Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, ông Nguyễn Đình Luận nói:
"Việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung," tờ báo điện tử của Việt Nam cho hay.
                      
 Để tìm hiểu thực chất “lễ gắn biển” này, sáng nay ngày 30/12/2014 chúng tôi tìm đến Đại học Hà Nội với mong muốn được tận mắt chứng kiến Viện Khổng Tử của Trung Quốc vừa được khai trương tại Đại học Hà Nội nó như thế nào.

Là những người đã từng đến trường này nhiều lần nên chúng tôi không qua phòng thường trực mà đi thẳng vào khu giảng đường. Hỏi thăm một vài em sinh viên, không ai biết Viện Khổng Tử nằm ở đâu. Đi khắp khu trường cũng không tìm thấy tấm biển “Viện Khổng Tử”, chỉ thấy đôi sư tử đá Tàu to vật hai bên lối vào đang nhe nanh, hai chân đạp lên quả địa cầu như đe dọa người đến học. Vào thư viện trường hỏi, cô nhân viên cũng bảo không biết. Loanh quanh hơn một tiếng đồng hồ cuối cùng cũng gặp được một người cho biết vị trí tấm biển “Viện Khổng Tử”. Tuy nhiên khi lại gần thì không thấy đâu. Người này giải thích tấm biển đã được gỡ đi sau khi làm lễ bởi “Đã có gì đâu. Cơ sở vật chất chỉ là mấy phòng học trống không. Không bàn ghế, không sách vở, tài liệu …”.


Thiết nghĩ, việc gắn biển khai trương một công trình là hình thức vinh danh của nhà nước hay của một tổ chức đối với một công trình có ý nghĩa to lớn về mặt nào đó. Năm 2006 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã từng ra Quyết định về việc gắn biển công trình chào mừng các ngày lễ lớn. Thế nhưng việc gắn biển Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội lần này không tuân theo bất kì một chuẩn mực tối thiểu nào cả. Ngay cả tấm biển hiệu cũng bị báo Người cao tuổi phê phán là đã vi phạm Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 6/11/2009) quy định: Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

Việc gắn biển cho một Viện không tồn tại trong thực tế cả về cơ sở vật chất lẫn con người thực chất là gì? Xin để bạn đọc tự tìm hiểu.

Ngày 27/12, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc…

Ngày 30/12/2014; tại chính nơi Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc… là một bức tường trống trơn... (ảnh chụp sáng 30/12/2014)

Một bức tường trống trơn... biển "Viện Khổng Tử" đã bị gỡ đi

 "Viện Khổng Tử" chỉ là mấy phòng học trống không. Không nhân viên, không bàn ghế, không sách vở, tài liệu …”.

Đi khắp khu trường cũng không thấy tấm biển “Viện Khổng Tử”, chỉ thấy đôi sư tử đá Tàu to vật hai bên lối vào khu giảng đường đang nhe nanh, hai chân đạp lên quả địa cầu như đe dọa người học. 

Văn Nga

Bài tham khảo:


Báo chí VN đưa tin, trong số các cam kết, thỏa thuận giữa hai nước Việt-Trung qua chuyến viếng thăm chính thức VN của Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường từ ngày 13-15.10 mới đây, có việc thỏa thuận thành lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội.

Thật ra, việc thành lập Viện Khổng Tử ở VN đã được bàn đến từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì chưa triển khai. Bây giờ thì sự việc đã được chính thức thông báo.

Về phía TQ, quốc gia này không hề dấu giếm ý định thành lập các Viện Khổng Tử trên thế giới nhằm tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa TQ, hay nói cách khác, khuếch trương “sức mạnh mềm” của TQ ra nước ngoài.

Cho đến nay, đã có hơn 100 Viện Khổng Tử được thành lập tại các nước.

Những năm gần đây, khi TQ đã trở nên giàu mạnh hơn rất nhiều, những người lãnh đạo quốc gia này có lẽ đã nhận ra rằng nếu chỉ có sức mạnh về kinh tế, quân sự thì chưa đủ để chinh phục thế giới, chưa đủ để được công nhận là một cường quốc thật sự. Họ càng thấm thía điều này khi nhìn vào “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Bên cạnh đó, sự nghi ngại, tâm lý phòng thủ của nhiều nước đối với TQ, khiến Bắc Kinh càng mong muốn thông qua văn hóa để thay đổi, cải thiện cái nhìn đó.

Còn VN? Trong khi có khá nhiều tổ chức văn hóa của các nước xuất hiện tại VN lâu nay như Hội đồng Anh (British Council), Viện trao đổi văn hóa với Pháp (viết tắt IDECAF), Viện Goethe (Goethe Institut) của Đức, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation)…nhưng tại sao nhiều người VN lại tỏ ra băn khoăn lo ngại trước việc thành lập Viện Khổng Tử của TQ?

Trước hết, có lẽ vì đó là những tổ chức độc lập, còn Viện Khổng Tử là của nhà nước TQ, hoạt động của Viện chắc chắn sẽ phải chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước TQ, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…

Do những lý do về địa-chính trị, lịch sử…, hai quốc gia VN-TQ từ xưa đến nay vốn dĩ đã có nhiều điểm tương đồng về văn hóa xã hội. Kể từ khi hai đảng cộng sản ra đời, sự tương đồng ấy càng lớn hơn do mô hình thể chế chính trị giống nhau, cộng với việc nhà nước cộng sản VN nhất nhất học theo từng đường đi nước bước của nước láng giềng.

Chưa cần đến Viện Khổng Tử thì VN đã chịu ảnh hưởng nặng nề của TQ từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến người Việt băn khoăn khi nhìn lại kinh nghiệm trong quá khứ, nếu như người Pháp người Mỹ đến đất nước VN ít nhiều cũng đem lại những tiến bộ, văn minh, khai hóa thì chính sách văn hóa của TQ trước sau như một, chỉ muốn lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác.

Văn hóa Trung Quốc ở một khía cạnh nào đó, là một nền văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt đối với một nền văn hóa khác, chứ không cùng tồn tại, phát triển và học hỏi lẫn nhau. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam và tình trạng đau thương của Tây Tạng bây giờ.

Trên thế giới không phải chỉ riêng VN rơi vào cảnh nước nhỏ sống bên cạnh nước lớn, mạnh hơn gấp nhiều lần. Nhưng với một quốc gia có một chính sách độc lập tự chủ, biết phòng ngừa sự xâm lăng về văn hóa của nước khác bằng những chiến lược bảo hộ văn hóa rõ ràng, bằng việc xây dựng và bảo vệ mạnh mẽ bản sắc văn hóa của nước mình, thì khác.

Còn VN, với sự quản lý kém cỏi, gần như thả nổi trong nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khiến cho văn hóa Việt vốn “mỏng” hơn, “nhỏ bé” hơn càng phải chống chọi vất vả với sự xâm nhập từ nước láng giềng phương Bắc.

Chỉ đơn cử một ví dụ trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình chẳng hạn, không có quốc gia nào lại để một tình trạng như VN, phim TQ chiếu tràn ngập hàng ngày, trên các màn hình từ trung ương đến địa phương. Phim chiếu rạp hay băng đĩa lậu bán ngoài thị trường cũng chỉ thấy phim Mỹ, phim Tàu, phim Hàn là nhiều, rất hiếm phim của  các nền điện ảnh khác.

Lẽ ra bên cạnh việc phải nâng cao số lượng lẫn chất lượng phim Việt là điều mà chúng ta vẫn đang cố gắng làm, thì các cơ quan chịu trách nhiệm phải chú ý tìm kiếm, giới thiệu những nguồn phim khác, kể cả của những nền điện ảnh còn xa lạ với VN, từ Đông Âu đến Bắc Âu, khu vực Trung Đông của châu Á, châu Phi…để tập cho người Việt thói quen chọn lựa và thưởng thức nhiều dòng phim thuộc những nền văn hóa khác nhau. Trong lĩnh vực văn học tuy có đa dạng hơn nhưng nguồn sách dịch từ TQ vẫn chiếm đa số.

Đối với nhiều người VN, ngay cả trong giới trí thức, dường như vẫn có tâm lý ngưỡng mộ văn hóa TQ, một nền văn hóa đồ sộ, lâu đời. Không ai phủ nhận điều này. Nhưng trên thế giới còn có biết bao nền văn hóa, văn minh đáng phải học hỏi khác. Và trong cái nhìn chủ quan của người viết, thì dường như những gì rực rỡ nhất, quyến rũ nhất, lấp lánh nhất của văn hóa TQ vẫn thuộc về ngày hôm qua, trước khi đảng cộng sản TQ nắm quyền lãnh đạo đất nước này.

Nghĩa là từ thời phong kiến xa xưa, với Nho giáo, Khổng giáo, Đạo giáo…về phương diện triết học, với Kinh Dịch, thư pháp, hội họa thủy mặc, Kinh Thi, thơ Đường, những tác phẩm văn học như Tam Quốc Chí diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng…, với nghệ thuật điêu khắc Ngọc điêu, Thạch điêu, Mộc điêu, các công trình kiến trúc như đình chùa, Vạn Lý Trường Thành, Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh…

Văn học nghệ thuật hiện đại của TQ có lẽ cần phải có thêm một thời gian nữa, để có thể tự do hơn, bay bổng sáng tạo hơn và do đó, lại có được sức hấp dẫn, lan tỏa rộng như xưa.
Phải chăng vì vậy mà trong việc truyền bá văn hóa ra nước ngoài, TQ đã chọn nhân vật Khổng Tử và việc thành lập các Viện Khổng Tử, bởi trong thời điểm hiện đại, TQ có gì để quảng bá về mặt tư tưởng, triết học? TQ có gì để chứng minh với các nước “sức mạnh mềm” của mình?

Là nước lớn, và nếu muốn các nước nhỏ yếu hơn phải “tâm phục khẩu phục”, chấp nhận vị trí siêu cường của mình, TQ còn phải chứng minh nhiều giá trị khác.

Trung Quốc sẽ đưa ra những giá trị gì, từ mô hình thể chế chính trị, các giá trị căn bản của xã hội như tự do, dân chủ, công bằng, tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng con người, nếp sống văn minh, giàu lòng nhân bản của người dân?

Trung Quốc sẽ đưa ra những giá trị gì, trong đường lối chính sách ngoại giao lẽ ra phải thân thiện, cùng chung sống hòa bình, không xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ lãnh hải nước khác và trong tư cách một nước lớn càng phải hành xử cho ra nước lớn, có trách nhiệm hơn với những vấn đề chung của thế giới?

Trung Quốc sẽ đưa ra những giá trị gì, trong lĩnh vực kinh tế, khi đó là giá trị của chữ Tín trong quan hệ làm ăn thương mại với các nước khác, giá trị của những thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tên tuổi và sức mạnh tầm cỡ quốc tế của các tập đoàn kinh doanh lớn...? Điều mà những nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, Nhật, Ðức..., kể cả Hàn Quốc, đã xây dựng được.

TQ sẽ thuyết phục được các nước khác như thế nào khi hệ thống mô hình chính trị xã hội của TQ còn chưa chinh phục được chính người Hongkong, người Đài Loan cùng một dòng máu với người Trung Hoa đại lục? Hay người dân Tây Tạng, Tân Cương mà quốc gia của họ đã thuộc về TQ, “là một phần của TQ” theo quan điểm của nhà cầm quyền TQ từ bao nhiêu năm nay?

Trong lĩnh vực văn hóa, TQ có thể quyến rũ các nước bằng chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa khổng lổ thuộc vào loại lâu đời nhất trên thế giới, nhưng như đã nói, những thành tựu lớn nhất vẫn là thuộc về quá khứ. Trong thời đại ngày nay, việc hâm nóng lại những tư tưởng của Khổng giáo, Nho giáo có lẽ chẳng còn nhiều hiệu lực như thời phong kiến, bất kể là xã hội TQ, VN hay nước nào khác.

Chính vì thế, việc có mặt của Viện Khổng Tử hay ý định khuếch trương văn hóa của TQ sẽ không có gì đáng lo ngại đối với nhiều quốc gia, nhưng với VN, lại đáng băn khoăn. Không phải vì sức mạnh của chính cái nền văn hóa ấy mà do chính chúng ta, nếu "cửa ngõ gài then không chặt", nếu không có một nội lực đủ mạnh và nếu không tự hù dọa mình.   

Tiếc rằng, với một cơ chế chính trị như "hai anh em song sinh” và với những người lãnh đạo đất nước vừa thiếu bản lĩnh, thiếu tầm lại mang cái tâm lý nô lệ Tàu nặng nề như hiện tại, thì nguy cơ càng lệ thuộc nặng nề hơn về văn hóa lại là điều dễ thấy trước. 

Được đăng bởi Viet Minh vào lúc 11:20


------------------------------


Viện Khổng Tử ở Việt Nam


Thảo Vy    31.12.14

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-12-30


Nguyễn Văn Tuấn  (FB Que Diêm)
29-12-2014   

Trần Quang Đức
Posted on Dec 29, 2014

Quốc Phương BBC Việt ngữ    5-12-2014

Đàn Chim Việt  (Tin BBC)    12:07:pm 28/12/14

(LĐ) - Số 255 Vĩnh Nguyên - 8:0 AM, 31/10/2014

tác giả: Lưu Hiểu Ba 


tác giả: Lưu Hiểu Ba 




No comments:

Post a Comment