Tuesday, December 2, 2014

"Trung Quốc phá hoại ổn định Biển Đông, Mỹ cần tăng cường hiện diện" (Michael McDevitt)



Đông Bình dịch
Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng 12 2014 16:22

Bài viết đề nghị Mỹ tăng cường giúp các nước ven Biển Đông tăng cường năng lực an ninh, thực hiện cam kết đồng minh, tăng cường hiện diện hải không quân...

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 11 dẫn trang mạng War on the Rocks ngày 25 tháng 11 đăng bài viết của Thiếu tướng nghỉ hưu Hải quân Mỹ Michael McDevitt, nhà nghiên cứu cấp cao CNA Công ty điều tra nghiên cứu Mỹ.

Bài viết cho rằng, khi mọi người suy nghĩ về một cuộc xung đột lớn sẽ nổ ra ở đâu, thường sẽ để mắt tới Biển Đông - khu vực có tính chất bùng nổ nhất, khó quản lý nhất trên thế giới, chủ trương chủ quyền của nhiều nước chồng lấn lên nhau ở đây. Đứng trước tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cùng với xung đột trực tiếp giữa Trung-Mỹ, Mỹ nên làm thế nào mới có thể tìm được sách lược giải quyết hòa bình ?

Đối với vấn đề này, bài viết kiến nghị Mỹ phản hồi với đề nghị của các nước Châu Á-Thái Bình Dương, giúp họ cải thiện năng lực an ninh và duy trì trật tự trên biển, đồng thời thông qua nỗ lực tập trung và lâu dài để cam kết cải thiện sức mạnh trên biển cho lực lượng vũ trang Philippines.
Hơn nữa, Washington cần hiện diện để thúc đẩy sự ổn định, không thể tìm cách trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Sự hiện diện của Hải quân và Không quân Mỹ ở Biển Đông phải trở thành trạng thái thường xuyên.

Hải quân Mỹ cũng cần gia tăng thời gian diễn tập với các nước ven biển, đồng thời mở rộng quốc gia tham gia diễn tập tới các nước Châu Á khác có liên quan tới sự ổn định khu vực như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông ngày càng nghiêm trọng

Những vấn đề này của Biển Đông hoàn toàn không mới mẻ, chính sách đầu tiên có liên quan đến tranh chấp Biển Đông của Mỹ được đưa ra vào năm 1995. Chính sách hiện nay cũng hầu như không thay đổi gì, đó chính là sử dụng phương thức ngoại giao hòa bình, phi cưỡng chế để bảo vệ ổn định khu vực, bảo đảm tự do và thông suốt tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới này.
Điểm khác ở chỗ, sau khi trải qua 10 năm tương đối yên tĩnh, Biển Đông đã trở thành khu vực tranh chấp nổi cộm, khả năng nổ ra xung đột tiềm tàng tăng lên, đã tạo ra nhân tố bất ổn cho khu vực Đông Nam Á. Mỹ có thể sẽ trực tiếp can dự, bởi vì, Philippines - quốc gia có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là đồng minh ký hiệp ước với Mỹ.

Ở khu vực Biển Đông, có khoảng 180 đặc trưng địa mạo nổi trên mặt nước khi có thủy triều. Những nham thạch, chỗ nước cạn, cồn cát, đá ngầm, san hô cùng với những đất bồi và địa mạo dưới nước vô danh phân bố ở 4 phương vị địa lý khác nhau ở vùng biển này.

Toàn bộ hoặc một phần những địa mạo này do Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền. Yêu sách của Trung Quốc bao trùm tất cả địa mạo của Biển Đông. Nguyên tắc căn bản trong chính sách của Mỹ chính là Washington hoàn toàn không giữ lập trường đối với pháp lý của những chủ trương khác nhau này.

Tại sao có người quan tâm, đặc biệt là Trung Quốc muốn có nhiều hơn những đảo đá hoang vu này ? Đối với những nước đòi hỏi chủ quyền này, một phần đặc trưng địa mạo lại có giá trị chiến lược quan trọng, đủ để xây dựng đường băng có thể cất hạ cánh máy bay phản lực chiến thuật, hơn nữa có thể kết nối với tuyến đường thương mại trên biển bận rộn nhất thế giới.

Nói tóm lại, giành được chủ quyền những địa điểm này có nghĩa là đã tìm được điểm đứng chân để can thiệp thương mại của Trung Quốc hoặc các nước khác của khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù không có nhiều khả năng lắm, nhưng bất kể thế nào, ý nghĩa chiến lược của những hòn đảo trên Biển Đông này từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trở đi luôn làm cho các nhà chiến lược ghi nhớ.
Ngoài ra, có chủ quyền còn có thể chiếm hữu tài nguyên ở vùng biển xung quanh - hoặc là lãnh hải 12 hải lý, hoặc là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (nếu coi địa mạo này là đảo). Những đặc trưng địa mạo nổi trên mặt nước khi có thủy triều này liên quan chặt chẽ tới quyền lợi hàng hải, bao gồm có quyền sử dụng nghề cá, hydro carbon và tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển. Vì vậy, chủ nghĩa dân tộc là rất quan trọng (đặc biệt là đối với Trung Quốc), bởi vì giương cao ngọn cờ lớn "chủ quyền lãnh thổ" thì có thể hạn chế quyền lựa chọn của nước chủ trương chủ quyền khác.

Trung Quốc đã kiểm soát tất cả khu vực có tranh chấp ở phía bắc Biển Đông. Năm 1974, Trung Quốc cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bài báo xuyên tạc là "xua đuổi cưỡng ép lực lượng Việt Nam cộng hòa") và đã kiểm soát nó (một cách bất hợp pháp), đồng thời bất chấp chủ trương chủ quyền liên tục của Việt Nam, chưa từng có dấu hiệu muốn rút lui.

Năm 2012, Trung Quốc tiếp tục "kiểm soát an toàn" bãi cạn Scarboroug ( thực chất là cướp đoạt từ tay Philippines), hơn nữa không có nhiều khả năng từ bỏ trước sự phản đối của Manila. Điều này cho thấy, quần đảo Trường Sa là địa mạo tranh chấp còn lại chưa bị Trung Quốc xâm chiếm thực tế trên Biển Đông.

Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã giải thích "rất tốt" cái gì là "cưỡng chiếm hòa bình". Trung Quốc thận trọng tránh để hải quân trực tiếp can thiệp, chuyển sang dựa vào lực lượng hải cảnh và tàu cá để thực hiện chiến lược "cắt xúc xích", những thủ đoạn nho nhỏ và dần dần gia tăng này sẽ không gây ra "đáp trả quân sự" của nước đòi hỏi chủ quyền khác, nhưng về lâu dài có thể làm "thay đổi hiện trạng theo ý đồ của Trung Quốc".

Trung Quốc đánh dấu "đường chín đoạn" trên bản đồ Biển Đông (một cách bất hợp pháp) đã làm gia tăng rất lớn tính nghiêm trọng của vấn đề chủ quyền, nó đã bao quát 80% diện tích Biển Đông, đồng thời đã xâu xé vùng đặc quyền kinh tế của các bước ven biển khác.

Trong mấy năm qua, hành vi cứng rắn (hung hăng, hăm dọa) của Trung Quốc cho thấy, "đường chín đoạn" không chỉ là chú thích bản đồ về yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) của Trung Quốc, mà là tìm cách tuyên bố Trung Quốc (cái gọi là) có "quyền lợi mang tính lịch sử" đối với nghề cá và tài nguyên dầu khí của khu vực này, ý đồ rõ ràng này của Trung Quốc đã liên tục gây ra xung đột với các nước láng giềng.

Mỹ đưa ra nhiều chính sách Biển Đông

Từ mùa hè năm 2010, chính quyền Obama cho biết rõ, đảm bảo tính ổn định dựa trên quy tắc ở Biển Đông là quan trọng hàng đầu trong chính sách quốc gia của Mỹ. Chính phủ Mỹ một mặt thông qua ngoại giao, một mặt tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, hy vọng thông qua phương thức kết hợp hai con đường trên để thực hiện chính sách quốc gia này.

Mỹ còn quan tâm đến quyền đi lại tự do ở Biển Đông. Washington cho rằng, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển cho phép bất cứ nước nào thực hiện quyền tự do đi lại ở vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ nước nào. Những quyền lợi tự do này đặc biệt cần áp dụng cho hoạt động quân sự hòa bình, bao gồm thực hiện quyền giám sát, theo dõi.

Trung Quốc không đồng ý đối với vấn đề này, cho rằng, điều này hoàn toàn không phải là hoạt động hòa bình. Sự phản đối của Trung Quốc đã gây ra 2 sự kiện nghiêm trọng: Sự kiện va chạm trên không giữa máy bay trinh sát Hải quân Mỹ và máy bay chiến đấu đánh chặn của Hải quân Trung Quốc vào năm 2001 và sự kiện tàu cá và tàu bán quân sự của Trung Quốc quấy rối tàu Impeccable của Hải quân Mỹ vào năm 2009. Gần đây, Trung Quốc đã đánh chặn cự ly gần rất nguy hiểm đối với máy bay tuần tra hàng hải P-8 của Hải quân Mỹ, tiếp tục gây ra sự cố ngoại giao.

Mỹ ký kết Hiệp ước quốc phòng với Philippines là một nghĩa vụ quan trọng. Một khi Trung Quốc tấn công Hải quân hoặc tàu cảnh sát biển Philippines, bắn rơi máy bay quân dụng Philippines hoặc gây thiệt hại cho lực lượng vũ trang Philippines, điều khoản "tấn công lực lượng vũ trang Philippines và máy bay, tàu công cộng Thái Bình Dương" liên quan trong hiệp ước sẽ có hiệu lực.
Cuối cùng, vấn đề quan trọng khác liên quan đến Washington cũng liên quan đến Trung Quốc, bao gồm chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư v.v... Sự đan xen của những lợi ích quan trọng này đã hình thành bối cảnh lớn của quan hệ Mỹ-Trung, rất rõ ràng, vấn đề Biển Đông không nên trở thành nhân tố quan trọng của toàn bộ quan hệ Mỹ-Trung.
Hiện nay, chính sách Biển Đông của Mỹ bao gồm: bất cứ nước đòi hỏi chủ quyền nào đều không được sử dụng vũ lực và biện pháp cưỡng chế để giải quyết tranh chấp chủ quyền hoặc làm thay đổi hiện trạng khu vực tranh chấp Biển Đông; tự do đi lại bao gồm quyền đi lại hợp pháp không gây trở ngại của tàu thương mại, tàu cá nhân, tàu quân sự và máy bay.

Các nước ven biển cần phải tôn trọng "tự do ở vùng biển quốc tế" theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, bao gồm cho phép tiến hành hoạt động quân sự hòa bình ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển; tất cả quyền lợi biển của khu vực Biển đông phải lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, phải lấy đặc trưng địa mạo của Biển Động làm căn cứ.

"Đường chín đoạn" của Trung Quốc không phù hợp với tiêu chuẩn này; Mỹ không giữ lập trường đối với đúng sai liên quan của tranh chấp chủ quyền, không ủng hộ chủ trương của một nước áp đặt cho nước khác; xây dựng quy tắc hành vi có hiệu quả là rất quan trọng, điều này có lợi cho hình thành khung quy tắc quản lý và điều chỉnh hành vi của các nước liên quan ở Biển Đông.

Đây là một gói chính sách sáng suốt, tương đối toàn diện và cân bằng có liên quan đến lợi ích của Mỹ. Cùng với sự thay đổi của thời gian, phát ngôn phổ biến của chính phủ sẽ trở nên cụ thể hơn, "trở nên phi ngoại giao" hơn; hiện nay, Mỹ nói rõ hành vi của Trung Quốc là "phá hoại sự ổn định" và "ỷ mạnh hiếp yếu". Việc giải thích chính sách của Mỹ cũng sẽ dựa vào quy tắc và trở nên cụ thể hơn, nó chỉ rõ "đường chín đoạn" là thứ có tính phá hoại nhất ở Biển Đông.

Mặc dù chính sách của chính quyền Obama được cho là sáng suốt, cân bằng, nhưng bị hai phe tả và hữu phê phán, họ cho rằng chính sách này không đủ "cứng rắn" đối với Trung Quốc. Lý do của những người phê phán rất đơn giản, Mỹ khuyên Trung Quốc tuân thủ quy tắc, chấm dứt gây sức ép đối với những nước có chủ trương chủ quyền khác, tìm kiếm bên thứ ba phán quyết công bằng để giải quyết tranh chấp, nhưng Trung Quốc hoàn toàn coi thường đối với vấn đề này. Bắc Kinh rõ ràng cho rằng "lợi ích quốc gia" cao hơn tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mỹ cần duy trì hiện diện hải, không quân thường xuyên ở Biển Đông

Trên phương diện quán triệt chính sách, là sự bổ sung cho chính sách hiện có, phương châm chỉ đạo chính sách tổng thể của Mỹ cần bao gồm các nguyên tắc sau: Vấn đề Biển Đông không phải là nhân tố chiến lược quan trọng của quan hệ tổng thể Mỹ-Trung; vấn đề Biển Đông còn chờ giải quyết; nhưng sắp tới không có nhiều khả năng lắm giải quyết dứt điểm ngay; kết quả đàm phán không có mô hình lựa chọn trước.

Không nên coi nhẹ hoặc từ bỏ đàm phán song phương. Tuyên bố chồng lấn của nhiều nước là tình hình thực tế, nên do các nước đòi hỏi chủ quyền trực tiếp đàm phán giải quyết; chính sách của Mỹ không nên thiên về một bên "chống Trung Quốc".

Mỹ cần hành động sau khi được trao quyền, cùng với việc phê phán hành vi của Trung Quốc, cũng cần phê phán hành vi của đồng minh Mỹ, nhưng cần cảnh giác Trung Quốc có thể sẽ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ địa mạo của khu vực này; Mỹ không nên tuyên bố không có kế hoạch dự bị, chính sách có độ tin cậy không cao. Nói tóm lại, không nên phô trương thanh thế.

Mỹ nên xuất bản sách trắng tổng hợp hoặc một loạt sách trắng, bao quát các loại luật lệ quốc tế áp dụng cho vấn đề Biển Đông, lấy tăng cường chính sách hiện nay của Mỹ là nhấn mạnh đối với luật pháp quốc tế, là cơ sở để xây dựng một sự ổn định dựa trên các quy tắc. Bởi vì, quan tâm đến luật pháp quốc tế luôn là trung tâm chính sách của Mỹ, những văn kiện quốc gia này cần do Bộ Ngoại giao ký kết và tuyên truyền thích hợp.

Tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines đưa vụ kiện Trung Quốc lên ủy ban trọng tài, yêu cần đưa ra phán quyết - "đường chín đoạn" Trung Quốc nhằm vào địa mạo dưới mặt nước của thềm lục địa Philippines phải chăng phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đã kiện Trung Quốc lên tòa án "có hiệu quả". Ủy ban trọng tài phải đưa ra phán đoán phải chăng có quyền xét xử. Bộ Quốc phòng Mỹ cần xem xét ra tuyên bố, ủng hộ mạnh mẽ ủy ban có quyền xét xử này, như vậy Philippines có thể "chứng minh sự minh bạch của họ ở tòa án".

Các nhà quyết sách Mỹ cần cùng với ASEAN, Trung Quốc tìm kiếm khả năng xây dựng "khu khai thác chung ở quần đảo Trường Sa" ( ?), để khai thác tài nguyên dầu khí của khu vực này. Mục đích ở chỗ tìm được một phương thức thích hợp, cho phép các nước chia sẻ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở không gây thiệt hại cho chủ quyền biên giới cuối cùng trên biển.

ASEAN thường không hoan nghênh lực lượng bên ngoài can thiệp quyết định ngoại giao của họ, nhưng, hành vi trì hoãn của Trung Quốc đã làm cho việc xây dựng bộ quy tắc (COC) bị cản trở, các nhà quyết sách Mỹ cần nỗ lực xem ASEAN phải chăng hoan nghênh Mỹ tham gia vào thúc đẩy xây dựng COC.

Để giúp đỡ những nước nhỏ ven biển này tự lập, Washington cần phản hồi những đề nghị của họ, giúp họ cải thiện năng lực an ninh và bảo đảm trật tự trên biển, hơn nữa thông qua nỗ lực tập trung và lâu dài để cam kết cải thiện sức mạnh trên biển cho lực lượng vũ trang Philippines.
Kế hoạch "răn đe tin cậy tối thiểu" do Mỹ-Philippines thỏa thuận (về lực lượng vũ trang Philippines) phải được Mỹ ra sức ủng hộ. Đương nhiên, Washington cũng không thể mở rộng nội hàm hiệp ước quốc phòng, ủng hộ Philippines thúc đẩy chủ quyền đối với khu vực gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Trạng thái quân sự đã định của Mỹ phải được cải thiện cùng với sự phát triển của chiến lược "tái cân bằng", Washington muốn thông qua hiện diện để thúc đẩy sự ổn định, thì không thể tìm cách đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Trọng điểm ở chỗ, mục tiêu "tái cân bằng" về quân sự là phải bảo đảm Mỹ có quyền can dự Đông Á bất cứ lúc nào, đồng thời qua đó để thực hiện chức trách an ninh đối với đồng minh. Nói một cách trực tiếp, sự hiện diện của Hải quân và Không quân Mỹ ở Biển Đông phải trở thành trạng thái bình thường.

Hải quân Mỹ còn nên gia tăng thời gian diễn tập với các nước ven biển, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia diễn tập tới các nước Châu Á khác liên quan đến tính ổn định của khu vực như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Kết luận

Ấn tượng để lại từ chính sách của Trung Quốc hoàn toàn không đáng đánh giá cao, những chính sách này làm cho các nước láng giềng khó mà chấp nhận, chỉ có thể thông qua tìm kiếm viện trợ để tăng cường cảm giác an ninh.

Nói tóm lại, người Trung Quốc thiếu tự biết mình, điều này làm cho một số quan chức Mỹ nghi ngờ Trung Quốc phải chăng biết cái gì là có lợi - hành động của Trung Quốc hoàn toàn không thể đem lại lợi ích tối đa cho họ. Trung Quốc rõ ràng biết họ đang làm gì, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đọc hiểu bản đồ.

Tình hình thực tế về địa lý là, địa mạo và tài nguyên của các nước chủ trương chủ quyền khác ở Biển Đông luôn bao phủ bởi bóng đen Trung Quốc. Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của các nước láng giềng Đông Nam Á, quan hệ kinh tế giữa họ đang được Trung Quốc vun cho "ngày càng chặt chẽ".

Điều quan trọng là phải ý thức được phương thức xử lý vấn đề Biển Đông của Tập Cận Bình. Ở Trung Quốc, chính trị trong nước thông thường cao hơn chính sách đối ngoại. Tuyên bố chủ quyền cứng rắn đã cung cấp sự hỗ trợ chính trị quan trọng cho ông Tập Cận Bình, đã che giấu những khó khăn gặp phải trong các vấn đề như điều chỉnh kinh tế, chống tham nhũng, suy thoái, hạn chế quyền lợi của các "quan lớn, tướng lĩnh".

Những vấn đề này và sự thực Trung Quốc là lực lượng quân sự lớn nhất Châu Á đã cùng tạo dựng nên hình thái chính sách Biển Đông của Bắc Kinh. Tính năng của vũ khí thông thường Trung Quốc vượt các nước láng giềng, bao gồm cả Ấn Độ, sự thực này sẽ luôn tồn tại, ít nhất sẽ tồn tại trong tương lai gần.

Đến nay, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn chưa gây thiệt hại cho kinh tế, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn tìm cách cải thiện quan hệ. Bắc Kinh hiểu rõ, các nước láng giềng nhỏ hơn không sẵn sàng buộc phải lựa chọn đứng về một bên giữa Trung-Mỹ, họ hy vọng có quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Đã là những nước nhỏ này mãi mãi đều là láng giềng của Trung Quốc, thì so với việc Trung Quốc cần họ, họ sẽ cần Trung Quốc hơn.

Những sự thực này chính là nguyên nhân chính sách hiện có của Mỹ khó mà giải quyết vấn đề Biển Đông. Hy vọng những điều nêu trên đã kết hợp các biện pháp chính sách ngoại giao, pháp lý, xây dựng năng lực và hiện diện quân sự, có thể cải thiện phương thức giải quyết hiện nay, thúc đẩy Bắc Kinh suy nghĩ lại phương châm chiến lược Biển Đông của họ, làm dịu tình hình căng thẳng Biển Đông. Hiện nay, động lực tích cực giai đoạn hậu APEC có thể đánh dấu một giai đoạn khởi đầu của thời kỳ tương đối ổn định của Biển Đông.

Michael McDevitt
Đông Bình dịchTheo GDVN





No comments:

Post a Comment