Tuesday, December 30, 2014

Thâm độc và hèn hạ ? (Đặng Chí Hùng)





16/12/2014

Ngày nay chúng ta không tin vào mê tín dị đoan nhưng chúng ta tin vào Phong Thủy. Phong Thủy là một môn khoa học và nó đã được hầu hết các trường kiến trúc Phương Đông giảng dạy. Hiện nay người Phương Tây cũng đã quan tâm đến nó và lập ra nhiều ban, viện để nghiên cứu về môn khoa học này một cách nghiêm túc. Do đó, nhìn nhận vấn đề liên quan đến Phong Thủy cũng như Tâm Linh của Quốc Gia cũng là một việc chúng ta không thể không xét đến. Có thể có người tin, có người không tin nhưng chúng ta có quyền suy xét một cách công tâm những sự việc đã xảy ra trên thực tế. Người viết không có ý định ép buộc người đọc phải tin những điều người viết tổng hợp được. Người viết chỉ tổng hợp những câu chuyện có thật để chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn về một vấn đề hệ trọng với an nguy của dân tộc Việt Nam.

Chuyện thâm độc của cộng sản với gia đình Cụ Ngô:

Ngôi nhà tướng Giáp được phục dựng lại từ năm 1977 trên chính nền nhà xưa của gia đình  ông Võ Quang Nghiêm, thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Một ngôi nhà đặc trưng của cư dân vùng Lệ Thủy: 3 gian 2 chái 5 lồng.

Người nhận trách nhiệm trông coi là ông Võ Đại Hàm, cháu gọi Giáp bằng ông (ông nội ông Hàm và tướng Giáp là anh em chú bác). Theo người dân Quảng Bình thì đất An Xá là vùng đất linh. Tiền nhân khai khẩn làng An Xá là cụ Ngô Quí Công. Tương truyền xưa hai làng An Xá và Đại Phong là một. Đến triều nhà Mạc, trong lần đi ngang An Xá, một ông thầy phong thủy người Tàu phát hiện mạch đất này sẽ sớm sinh người tài, có cơ đứng dậy lật đổ nhà Mạc, bèn tìm cớ tấu xui nhà Mạc cho đào một con lạch chạy ngang từ sông Kiến Giang vào để cắt long mạch.

Theo dân gian thì nhờ con lạch này, triều nhà Mạc vững và trị vì được suốt 66 năm. Con lạch đó vẫn còn mãi đến ngày nay với cái tên Hói Đợi. Ban đầu, nó chỉ là một cái mương nhỏ. Hói người miền Trung gọi là mương, lạch với chức phận “cắt long mạch“. Sau đó, cứ mỗi mùa lúa, cư dân trong vùng lại cơi thêm để dẫn nước về đồng. Đào cơi mãi, con hói Đợi càng ngày thêm rộng và sâu hơn. Và có lẽ vì sự khoét thêm này đã tạo ra sự cắt chia hai mạch đất linh An Xá- Đại Phong. Để rồi trên hai mạch đất linh bị cắt khoét kia sinh ra hai người đối lập: Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm. Trong khi Cụ Ngô là một người đã tạo lập nên nền đệ nhất cộng hòa và đem lại no ấm cho người dân Miền Nam Việt Nam tại bờ nam hói Đợi thuộc làng Đại Phong thì làng An Xá  bên phía Bờ bắc hói Đợi là sinh ông Giáp, một tên cộng sản khát máu và gây ra nhiều đau thương cho người dân Việt Nam. Một người nổi tiếng với chức đại tướng “cầm quần chị em” và cũng đã sẵn sàng buôn thõng một câu: “Không hối tiếc” khi đã trực tiếp đẩy hàng triệu thanh niên vào cái chết chỉ vì cái mục đích của đảng cộng sản Việt Nam nhằm nhuộm đỏ đất nước.

Hai bờ Nam – Bắc con hói Đợi ngày nay

Phía làng Cụ Diệm giờ chỉ còn 2 nhà trong họ Ngô Đình, tương đối gần với gia đình Cụ Diệm. Nền nhà cũ của cụ Diệm thuộc xóm Đội 3. Cách quê Cụ Diệm, ông Giáp không xa là một ngọn núi linh tên An Mã. Tương truyền ngôi mộ tổ của nhà họ Ngô vốn được xây trên đó. Nhiều người dân địa phương đã kể rằng đầu năm 1963, một đại đội lính cộng sản được cử về cắm tại ngay chân núi này. Không biết làm nhiệm vụ gì, dân trong làng chỉ thấy quanh năm suốt tháng họ ôm cuốc xẻng đào khoét quanh chân núi. Ròng rã hơn 10 tháng trời, khi quanh chân núi An Mã bị khoét thành một con mương sâu hoắm thì nhà họ Ngô đổ và bị sát hại ngày 2-11-1963 và từ đó Miền Nam đã không còn yên ổn bởi sự xâm lăng của cộng sản nữa. Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng việc bộ đội cộng sản đào “giao thông hào“ quanh núi An Mã chính là phép cắt long mạch nhà họ Ngô. Thậm chí người dân địa phương có người đã khẳng định rằng có những người lính tham gia “công trình” đó đã khẳng định theo lệnh của Hồ Chí Minh làm việc bẩn thỉu này. Ngày nay những vết tích của “giao thông hào” dưới chân An Mã vẫn còn như một lời minh chứng hùng hồn cho sự thâm độc và hèn hạ của cộng sản Việt Nam. Mà chúng ta cũng cần phải nhớ, cộng sản Việt Nam rất vô thần. Phải chăng đây là bàn tay của những tên cố vấn Tàu trong hàng ngũ cộng sản đã bày mưu cho Hồ Chí Minh và đồng bọn làm điều này?. Nhưng dù nói thế nào đi chăng nữa thì những việc làm vô luân của cộng sản Việt Nam cũng phải bị lên án.

Đến Câu Chuyện Thánh Vật sông Tô Lịch:

Đó là vào quãng thượng tuần tháng 11/2001, ông Nguyễn Hùng Cường, Đội trưởng Đội thi công 12 thuộc dự án VIC, đơn vị thi công xây dựng tuyến kè sông Tô Lịch đã đào được một số hiện vật kể cả tiểu sành, xương người. Ông Cường và nhiều nhà khoa học đã nói về sự việc này trên báo chí lúc đó như sau.

Báo chí nhà cầm quyền cộng sản cũng đã đưa tin về việc này

Dưới đây là phát biểu của những người liên quan đến vụ việc.

Ông Nguyễn Hùng Cường: Trong quá trình nạo vét và kè sông Tô Lịch đoạn thuộc địa phận phường Nghĩa Đô thì vào ngày 24/9/2001, đội 12 chịu trách nhiệm thi công đã gặp hiện tượng: Sau khi đào qua lớp bùn khoảng 40-50cm thì gặp một lớp cát xốp, đồng thời làm xuất lộ 3 cọc gỗ, 3 âu, 2 liễn. Thấy đây là hiện tượng lạ đồng thời thu nhặt những hiện vật tiền đồng, bát gốm, gạch, dao sắt… cùng một loạt xương. Theo phân loại có 4 bộ xương người và xương động vật. Đến ngày 4/10/2001 âm lịch, trong khi tiếp tục làm gặp thêm một số cọc gỗ, xen giữa các cọc có một liễn sành. Cho đến trước khi có cuộc họp thì đội đã thu được 7 bộ xương người và đã tìm thấy bộ thứ 8, nằm ở vị trí cách đó khoảng 70-90cm về phía dốc Bưởi. Đội thi công đã đào lên được một số hiện vật như liễn sành, bát gốm… Những người có trách nhiệm đã cho gửi thông báo đến một số cơ quan chức năng.

Giao Sư Sử học Trần Quốc Vượng : Giả thiết chúng ta đang ở vào vị trí cửa phía Tây của La Thành mà cổng phía Tây của Hoàng thành… Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh. Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Ngoài ra, nhìn một cách tổng quát về niên đại của khu vực thông qua tính tương đối nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê… cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV. Niên đại thuộc vào thời Lý-Trần hay thời Tống của Trung Quốc…

PGS.TS Đỗ Văn Ninh: Tôi nhất trí với những ý kiến của GS Trần Quốc Vượng và nói thêm, đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ. Coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây La Thành.

Ông Cường và di tích đền quán đôi.

Trên thực tế, khoảng ngày 23 – 24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương người và động vật…), thì ông Cường đã yêu cầu công nhân trong đội thu lượm đầy đủ, rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện tâm linh… Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe ông Cường báo cáo. Ngày 4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và công ty VIC đã đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.

Sau đó rất nhiều hiện tượng lạ như người chết bất đắc kỳ tử, máy cẩu đổ và người thân của chính những công nhân đội 12 cũng bị chết bí ẩn đã làm cho nhiều người hoạt động trong lĩnh vực tâm linh và phong thủy quan tâm. Thượng tọa Thích Viên Thành lúc đó đang là trụ trì chùa Hương (Lúc đó vẫn còn thuộc Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội) có mặt tại một buổi lập đàn tế lễ trên công trình sông Tô Lịch và sau đó chết khá khó hiểu.

Một số hiện vật đào được từ đoạn sông Tô Lịch

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thì khi làm quan cại trị Việt Nam, Cao Biền tức là ông thủy tổ phong thủy của Tàu đã nhiều lần trấn yểm và không muốn người dân Việt Nam chúng ta bình yên để dễ cai trị. Nhưng thật may là hồn thiêng sông núi đã tiếp sức cho các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt… của chúng ta đòi lại non sông trong tay giặc. Cho nên sự kiện tại sông Tô Lịch mà theo giáo sư Trần Quốc Vượng chính là có bàn tay của Cao Biền tìm cách “yểm” nhân tài và hùng khí của dân tộc ta tại Long mạch của thành Đại La là hoàn toàn có thể tin được. Đó là một điều cho chúng ta đáng suy ngẫm.Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, Ông Nguyễn Hùng Cường đã khẳng định không ai có cơ sở để giải thích vì sao. Nhưng ông cho biết, sau khi nghe thỉnh thị của ông Cường, thương tọa Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thượng tọa đặt la bàn xuống đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.Và nhà sư nói với ông Cường: “Tôi đến đây nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái ai đó lập nên để chặn long mạch…”.

Phải chăng đây là một đòn của Tàu?

Giặc Tàu chưa bao giờ bỏ ý định bành trướng với tư tưởng đại Hán, chúng xâm lăng Hoàng Sa – Trường Sa của chúng ta, chiếm biển đảo của chúng ta, của Philippines. Và thông qua bọn tay sai cộng sản Việt nam thì chúng đã chiếm Tây Nguyên, thác Bản Giốc, ải Nam Quan … hiện nay là cắt khúc giữa tại đèo Hải Vân. Nhưng có một điều mà Tàu cộng luôn lo sợ đó là linh khí đất Việt mà chính cụ Nguyễn Trãi đã viết “Song hào kiệt đời nào cũng có “. Chính vì vậy nếu chúng ta nhìn vào sự kiện xây dựng tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội của cộng sản Việt Nam bằng tiền vay từ Trung Cộng sẽ thấy được một vấn đề lớn, phải chăng chính là âm mưu của đại Hán và tiếp tay bởi những Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc đời nay.

Những chiếc cọc đóng xuống lòng sông Tô Lịch

Có một điều lạ là trong lúc thi công tuyến đường sắt trên cao này, cộng sản Việt Nam không cho thi công ngay trên nền đường Láng đã mở rộng từ trước có nền vững chắc hơn giữa lòng sông. Đường Láng song song với lòng sông Tô Lịch, nhưng thật buồn cười là nếu thi công đường sắt trên cao trên đường Láng (đã có sẵn khoảng trống lưu không ở giữa đường) thì vừa an toàn về mặt địa chất hơn dưới lòng sông. Và hơn thế nữa rõ ràng thi công cọc dưới sông sẽ làm lòng sông hẹp đi, thoát nước cho Hà Nội khó khăn hơn cũng như tốn kém kinh tế hơn nhiều so với thi công trên cạn. Cũng thêm một điều lạ là những đoạn cọc đó phần lớn đóng trên quãng mà trước đây đã có hiện tượng “Thánh Vật”. Tại sao cộng sản Việt Nam không thi công trên cạn dù có đầy đủ các lợi thế mà dứt khoát phải đóng cọc xuống sông Tô Lịch từ lâu được coi như là Long Mạch của Hà Nội ngàn năm văn hiến ? Phải chăng chúng ta đã trải qua cả nghìn năm, Long mạch Tô Lịch đã tránh được sự trấn yểm của Cao Biền. Nay Long mạch Tô Lịch liệu lại một lần nữa bị trấn yểm cũng bởi bàn tay nhơ nhớp của Trung Cộng ?

Chúng ta chưa có bằng chứng cụ thể nhưng từ việc làm với gia đình Cụ Ngô, việc Cao Biền làm với thành Đại La trước đây và nay lại được tiếp tay đóng Long mạch của cộng sản Việt Nam chính là một mảnh ghép cho một bức tranh hoàn chỉnh về những âm mưu thâm độc và hèn hạ có thể có của Trung Cộng và Việt Cộng. Vì chỉ có như vậy thì chúng mới hi vọng linh khí Việt mất đi để chúng hoàn toàn chiếm được Việt Nam sau ngàn năm chúng vẫn mong đợi. Trong khi cộng sản Việt Nam cũng đã bán nước và mong muốn ngu dân để cho chúng thực hiện cho chót cú của Hội Nghị Thành Đô nhơ nhuốc trước đây.

Dù chúng ta chưa có đủ hết tiến bộ khoa học để tin vào những việc của Phong Thủy nhưng việc làm của Trung Cộng và Việt Cộng rất đáng suy ngẫm. Nếu không cảnh giác thì đất nước ta sẽ phải trả những cái giá mà không thể nào lấy lại được. Cẩn trọng là không thừa trước những đòn thâm độc và hèn hạ của cộng sản Tàu, cộng sản Việt Nam mà chúng thì luôn sẵn có trong máu bọn chúng./.

Đặng Chí Hùng
16/12/2014
Nguồn: Thời Mới Canada

----------------------------


Mời đọc thêm những bài viết của Đặng Chí Hùng tại website CỜ VÀNG VIỆT NAM http://covangvietnam.com/



No comments:

Post a Comment