Saturday, December 27, 2014

2015: Dự báo điểm nóng quân sự (Bloomberg)





Theo Bloomberg
CTV Phía Trước chuyển ngữ
Posted on Dec 28, 2014

Cuộc đụng độ ở Biển Đông dẫn đến tình trạng đối đầu hải quân ở quy mô lớn. Israel đánh bom Iran, gây ra tình trạng bạo lực leo thang ở Trung Đông. Nigeria sụp đổ khi giá dầu giảm và các nhóm cực đoan khôi phục lại sức mạnh. Dưới đây là tổng hợp các dự đoán từ các cuộc phỏng vấn các nhà phân tích chính sách đối ngoại, các chuyên gia quân sự, kinh tế và các nhà đầu tư để xác định khả năng bùng phát các kịch bản xấu nhất, dựa trên các cuộc xung đột toàn cầu hiện nay, khi cả thế giới đang chuẩn bị bước vào năm 2015 do Bloomberg News thực hiện.

Syria

Điểm nóng:
Bạo lực từ Syria sẽ tràn tới Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và lan tỏa ra nhiều khu vực khác sau khi nhà nước Hồi giáo và chế độ Assad xóa sạch tàn dư cuối cùng của phe đối lập ôn hòa.

Israel

Điểm nóng:
Cuộc nổi dậy lần thứ 3 của người Palestine chống Israel sẽ nổ ra sau cuộc bầu cử tháng 3, biến thành một cuộc đấu tranh bất bạo động dâng cao, liên quan đến các phần tử cực đoan Palestine và phần tử quá khích của Israel. Binh lính từ các nước lân cận đổ về cuộc xung đột.

Iran

Điểm nóng:
Thất bại trong thỏa thuận với các cường quốc thế giới về hạn chế chương trình hạt nhân của mình, Iran sẽ đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân. Israel sẽ cố gắng hết sức ngăn chặn nỗ lực của Iran, do đó gây ra một cuộc chiến tranh khu vực.

Bờ Tây dải Gaza

Điểm nóng:
Với mục đích tiếp tục theo đuổi quyền lực chính trị, Hamas sẽ mở ra một mặt trận mới với Israel từ Bờ Tây hoặc tái khởi động các cuộc tấn công từ thành trì dải Gaza của mình.

Ả Rập Xê út
Điểm nóng:
Vua Abdullah qua đời ở tuổi 90. Thái tử hiện tại, Salman, lúc này sẽ bước sang tuổi 79. Lễ kế nhiệm sẽ diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi lực lượng không quân nước này tiếp tục ném bom Nhà nước Hồi giáo, trong đó có sự tham gia của hàng ngàn thanh niên Ảrập Xê út.

Baltics

Điểm nóng:
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm suy yếu các thành viên NATO bằng cách khuấy động tranh chấp với nhóm thiểu số người Nga ở Estonia và Latvia, và với phần phi địa (1) Kaliningrad của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Cuộc đọ sức không phận gần đây cho thấy Nga sẵn sàng thử nghiệm khả năng của NATO.

Nga / Ukraine

Điểm nóng:
Được sự hậu thuẫn của Putin và được hỗ trợ bởi lực lượng của Nga, phiến quân lái xe về phía tây Ukraine để thiết lập một hành lang trên đất liền để nối liền với Crimea. Điều này kích động việc trừng phạt kinh tế từ Mỹ và Liên minh châu Âu lên Ukraina và buộc nước này phải đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho chính phủ.

Biển Đông

Điểm nóng:
Cuộc đối đầu nổ ra giữa các tàu hải quân Trung Quốc và ngư dân ở Biển Đông; máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản tham gia không chiến trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Sự leo thang căng thẳng kéo các đồng minh lại với nhau, châm ngòi cho căng thẳng dân tộc.

Nigeria

Điểm nóng:
Các chiến binh từ nhóm Hồi giáo Boko Haram sẽ tăng cường các cuộc tấn công, giành quyền kiểm soát lãnh thổ hơn cho khalipha tự xưng của họ ở đông bắc Nigeria. Lực lượng quân sự của tổng thống Nigeria, Goodluck Jonathan thất bại trong việc ngăn chặn sự gia tăng của các cuộc nổi dậy ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này.

Afghanistan / Pakistan

Điểm nóng:
Các chiến binh Taliban ở vùng miền núi Pashtun chiếm ưu thế các khu vực của Afghanistan và Pakistan sẽ liên kết với Nhà nước Hồi giáo. Họ sẽ tăng cường theo đuổi việc nắm giữ quyền lực ở Kabul và Islamabad khi Mỹ cắt giảm hiện diện quân sự.

Ấn Độ / Pakistan

Điểm nóng:
Một cuộc tấn công khủng bố xảy ra trên quy mô Mumbai vào năm 2008, khi các khách sạn sang trọng và một nhà ga xe lửa đã bị tấn công bởi một nhóm chiến binh Pakistan. Đảng Dân tộc Chủ nghĩa Hindu BJP (Bharatiya Janata Party) của Thủ tướng Narendra Modi bị áp lực phải đưa ra một phản ứng gay gắt, kích thích cuộc tranh chấp hỗn loạn giữa các nước láng giềng có trang bị vũ khí hạt nhân.

Bắc Triều Tiên

Điểm nóng:
Một tàu ngầm của Triều Tiên đánh  chìm một tàu Hàn Quốc khi cáo buộc tàu của Hàn Quốc là gián điệp. Viện dẫn các vụ đắm tàu Cheonan của Hàn Quốc trong năm 2010, Hàn Quốc trả đũa bằng cách đánh chìm một tàu của Bắc Triều Tiên.

Bắc cực

Điểm nóng:
Căng thẳng leo thang giữa Nga, Mỹ, Na Uy, Đan Mạch và Canada về vấn đề chủ sở hữu quyền tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực dẫn đến đụng độ trực tiếp giữa các tàu. Tranh chấp phát sinh trên các lãnh thổ như Svalbard như biến đổi khí hậu khiến băng Bắc Cực ngày càng tan ra nhiều hơn và tăng tiềm tàng thương mại của khu vực này.

I rắc

Điểm nóng:
Các chiến binh nhà nước Hồi giáo kích động một cuộc chiến bùng nổ giữa các giáo phái, công kích đa số người Hồi giáo Shiite chống lại nhóm thiểu số người Sunni. Điều này sẽ phá vỡ quá trình sản xuất dầu của đất nước và có thể kéo Mỹ và các cường quốc trong khu vực tham gia vào cuộc xung đột.

Hy Lạp

Điểm nóng:
Chính phủ Hy Lạp suy sụp, dẫn tới việc quyền lực chuyển qua tay lãnh đạo của liên minh chính trị cực tả Syriza, Alexis Tsipras và tình trạng của Hy Lạp trở nên suy yếu hơn so với các nước châu Âu hiện đang sử dụng đồng euro (một số nước trong khối này sẽ phải đối mặt với phong trào cực đoan nổi lên ngay ở trong nước.) Các nhà hoạch định chính sách châu Âu không có khả năng giải quyết vấn đề này. Tình trạng tồi tệ này lây lan qua các thị trường trái phiếu của khu vực, châm ngòi một lần nữa cuộc khủng hoảng tại khu vực sử dụng đồng euro.

————-
© 2007-2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info




No comments:

Post a Comment