Ts. Nguyễn Đình
Thắng
Posted
on Sunday, November 02, 2014 @ 12:17:58 EST
Quốc
tế vận không là thần dược để giải quyết nạn độc tài. Nó là một phương tiện hữu
hiệu để khởi động sự thay đổi, nếu dùng đúng cách. Quốc tế vận từ ngoài phải
được kết hợp với sự phát triển nội lực của dân trong nước.
Tác
dụng của quốc tế vận là tạo môi trường thuận lợi cho người dân trong nước từng
bước nới rộng không gian hoạt động cho xã hội dân sự, đồng nghĩa với từng bước
đẩy lùi độc tài. Có môi trường thuận lợi là yếu tố quan trọng, nhưng thiếu phần
chủ động để khai dụng nó thì cũng sẽ không xảy ra thay đổi. Dân trong nước phải
có bản lãnh, năng lực và đảm lược để khai dụng những thuận lợi từ quốc tế vận
để thay đổi đất nước.
Nếu
trông chờ quốc tế làm hết, trong khi mình khoanh tay đứng nhìn, thì đó là hoang
tưởng. Việc của chúng ta, mười phần chúng ta phải làm hết chín, quốc tế giúp
một là may mắn rồi.
Nhưng
một phần ấy lại rất quan trọng. Nó kích hoạt cơ thể dân tộc đang bại liệt sau
nhiều năm nhiễm bệnh, tạm thời đẩy lùi vi trùng và tiêm chất bổ cho cơ thể để
con bệnh ngoi ngóp ngồi dậy, húp cháo, uống thuốc và rồi phục sức đứng lên.
Chúng ta, nhất là người Việt ở hải ngoại, không thể xem thường quốc tế vận.
Tạo áp lực quốc tế
Việt
Nam hiện nay khác thời kỳ sau 1975. Thời ấy chế độ bất chấp áp lực quốc tế cho
đến khi kinh tế trong nước tiến đến ngưỡng phá sản và bên ngoài bị đe doạ bởi
chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Vì sự sống còn của chế độ, chính quyền Việt
Nam bắt buộc phải đổi mới và mở cửa ra thế giới tự do, nhưng họ chỉ mở hé và
lăm le khép lại khi thấy bất kỳ nguy cơ nào cho vị thế độc tôn lãnh đạo.
Ngày
nay chính quyền Việt Nam đối mặt với những thử thách tương tự: nền kinh tế đang
suy trầm và trước ngưỡng suy thái; Bắc Kinh lần nữa hung hãn lấn đất lấn biển.
Cầu cạnh sự trợ giúp của thế giới tự do để sinh tồn, chế độ không thể không đáp
ứng phần nào các đòi hỏi về cải thiện nhân quyền. Trước áp lực quốc tế họ đã ký
một số công ước quốc tế, hứa cải tổ khung luật, và trả tự do cho một số tù nhân
lương tâm.
Tác
dụng của quốc tế vận trong lúc này là leo thang áp lực lên chính quyền Việt Nam
để họ phải cam kết thêm nữa về tôn trọng nhân quyền.
Bảo đảm thực thi
Cam kết là tốt, nhưng phải thực
thi thì lời cam kết mới có ý nghĩa.
Chính quyền Việt Nam hứa hẹn vì bị áp lực nhưng không thực
tâm muốn thay đổi. Ngoài mặt thì hứa nhưng trong thâm tâm thì tìm đủ cách đánh
lận: một tay che mắt quốc tế để không thấy sự thật, tay kia thì bịt miệng dân
để không nói lên được sự thật. Thủ thuật này có hiệu quả và giúp cho chế độ giả
vờ đáp ứng các đòi hỏi nhân quyền của quốc tế trong khi vẫn tiếp tục đàn áp
dân.
Muốn
vô hiệu hoá nó, dân phải báo động trực tiếp với quốc tế mỗi khi có sự vi phạm
lời cam kết. Muốn vậy, trong dân phải có những người am tường nội dung của các
cam kết quốc tế, hiểu thể thức và thủ tục để báo động, và có kinh nghiệm báo
cáo vi phạm.
Số
người ấy phải được đào tạo và huấn luyện kỹ lưỡng, và được kết nối với các cơ
quan Liên Hiệp Quốc, các chính quyền dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Họ phải chia nhau để đi chuyên sâu và trở thành chuyên viên về các lĩnh vực
nhân quyền. Họ phải được yểm trợ về biên soạn, dịch thuật, và các phương tiện
truyền thông. Không những vậy, họ cần có vòng đai an toàn là sự chú ý và bảo vệ
không ngớt của quốc tế.
Phối hợp trong -
ngoài
Tóm
lại, từ ngoài chúng ta dùng quốc tế vận để liên tục leo thang áp lực, đòi chính
quyền Việt Nam cam kết thêm nữa về cải thiện nhân quyền. Song song ở trong nước
người dân phải theo dõi thực địa và báo động quốc tế mỗi khi có vi phạm cam
kết. Càng theo dõi sát, càng báo cáo nhanh và đầy đủ thì chế độ càng khó che
đậy sự thật. Dù không thực tâm, họ vẫn phải thực thi ngày càng nhiều những điều
đã cam kết với quốc tế.
Và
chính những báo cáo từ trong ấy sẽ là dữ liệu để đẩy quốc tế vận tiến xa hơn
nữa. Cứ vậy, ngoài và trong, trong rồi ngoài, như đôi chân nhịp nhàng tiến
bước. Khi ấy, quốc tế vận từ ngoài mới thực sự có tác dụng kích hoạt sự thay
đổi ở trong nước.
No comments:
Post a Comment