Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-11-02
2014-11-02
Từ trái qua: Anh Chu
Mạnh Sơn, anh Đậu Văn Dương, anh Hoàng Phong, và anh Trần Hữu Đức trước Tòa
Nghệ An (năm 2012) . Photo
congannghean.vn
Tù nhân lương tâm
Trần Hữu Đức,
sinh năm 1988, người bị kết án 39 tháng tù giam với cáo buộc ‘tuyên truyền
chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật hình sự’ hôm nay 2 tháng 11 mãn hạn tù.
Sau
khi từ trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên về đến nhà ở xã Nam Lộc, huyện Nam
Đàn, Nghệ An, anh Trần Hữu Đức phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về tình hình đối
xử trong nhà tù như sau:
“
Trong thời gian 39 tháng từ khi chuyển từ trại giam Nghi Kim cho đến Trại giam
Phú Sơn 4, tôi thấy cách đối xử giữa cán bộ với tôi cách ăn nói văn hóa đã
thiếu rồi, và họ dùng những hình thức như đóng chặt cửa (phòng giam) của mình
khi mà trời nóng bức. Cộng với việc những mặt hàng cho cuộc sống hằng ngày, họ
chèn ép bằng cách khi mình mua thì không có. Đơn giản như mua một đôi dép cũng
phải làm đơn. Đối với thư từ hay những ấn phẩm sách vở, báo chí mà gia đình gửi
vào thì họ chặn lại và tạo áp lực để có thể nhận những vật đó. Mười cuốn sách
đến thì chỉ giải quyết một vài cuốn rồi về, còn những cuốn khác thì nói để xem
xét. Mà cách xem xét của họ phải qua bao nhiêu tháng trời, có những cuốn sách
phải mất đến cả nửa năm. Còn nhiều điều phải nói nữa. Họ hành xử khôn khéo theo
kiểu ‘ranh ma’ .”
Anh
Trần Hữu Đức là người cuối cùng mãn án tù trong nhóm ba người tham gia rải
truyền đơn vào ngày 19 và 20 tháng 5 năm 2011, kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội
khóa 13 và hội đồng nhân dân 3 cấp tại Nghệ An. Hai người kia là Chu Mạnh Sơn và Đậu Văn Dương.
Anh
Trần Hữu Đức bị bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 2011 và bị đưa ra tòa vào ngày 24
tháng 5 năm 2012 cùng với những anh em cùng tham gia như vừa nêu. Ba thanh niên
này cũng thuộc nhóm 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt trong thời điểm
từ tháng 8 đến cuối năm 2011.
Ngoài
tội danh tuyên truyền chống nhà nước như đã buộc đối với nhóm ba anh Trần Hữu
Đức, Chu Mạnh Sơn và Đậu Xuân Dương; những người khác bị buộc tội âm mưu lật đổ
chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam mà hai người bị kết án nặng
nhất là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa,
mỗi người 13 năm. Hiện nay có thông tin tù nhân Đặng Xuân Diệu đang bị kỷ luật
đối xử khắc nghiệt trong tù vì anh này kiên quyết không nhận tội và không mặc
áo tù.
Tù nhân lương tâm Võ
Thị Thu Thủy năm 2012 (photo diendanctm)
Trong
tuần qua, một nữ tù nhân lương tâm cũng được ra tù trước thời hạn ba tháng là bà Võ thị Thu Thủy. Bà này bị bắt vào
đầu năm 2011 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ qua việc rải truyền đơn
chống đảng, chống chính quyền. Bà Võ thị Thu Thủy cũng là một giáo dân Công
giáo tích cực trong việc yêu cầu trả nhà thờ cho giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.
Bà
Võ thị Thu Thủy bị đưa ra tòa xét xử cùng với một người khác là anh Nguyễn Văn Thanh. Bà Thủy bị tuyên án 5
năm tù và anh Thanh bị tuyên án 3 năm tù trong phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 6
tháng 3 năm 2012. Tại phiên phúc thẩm vào cuối tháng 5, bản án 5 năm cũa bà Võ
thị Thu Thủy được giảm một năm xuống còn 4 năm.
Từ
thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, bà Võ thị Thu Thủy chia xẻ với Đài Á Châu Tự do
sau khi về nhà từ Trại giam Số 5 Thanh Hóa như sau:
“
Tôi về hôm 22 tháng 10, có về trước vì đúng ra phải đến ngày 22 tháng 1 năm
2015 mới về, giảm được 3 tháng. Khi vào trại mình có ‘cải tạo’, nói chung không
lao động thì sẽ không giảm. Đúng ra thì được giảm 6 tháng, nhưng mang án chính
trị chỉ được giảm 2 tháng thôi, và năm nay thì người ta giảm 3 tháng. Ngoài ra
cũng ốm đau, bệnh tật phải nằm bệnh lâu ngày, có lẽ họ cũng ‘mệt mỏi’ theo mình
nên cho về sớm. “
Bà Võ thị Thu Thủy
cho biết tại nhà tù số 5 Thanh Hóa bà cùng bị giam chung với những nữ tù
chính trị khác gồm Tạ
Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn thị Lộc. Bà
Đặng Ngọc Minh, mẹ của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, cũng từng ở đây và đã mãn án về
nhà.
Nhóm
ba thanh niên Công giáo ở Vinh như vừa nêu và bà Võ thị Thu Thủy được những bà
con đồng đạo đánh giá là những người nhiệt tình với công việc của giáo hội cũng
như hoạt động xã hội.
No comments:
Post a Comment