01/11/2014
Chuyện xưa, chuyện
nay
Trong những năm gần đây, tại nhiều nơi trên đất Mỹ, các vị thị trưởng, dân biểu, giám sát viên, nghị viện mặc quốc phục Việt Nam, hay đeo cà vạt cờ vàng tham dự các lễ hội của cộng đồng. Bởi vì chúng ta đ ã trở thành khối cử tri quan trọng. Năm 2010, dân biểu San Jose là ông Mike Honda đã cùng chúng tôi quỳ gối bên ngôi mộ tượng trưng cho tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà, thắp nén hương tưởng niệm. Bởi vì ngoài tư cách quen biết, chúng tôi là cử tri thân hữu của ông. Mùa bầu cử năm nay, có tổ chức vận động đem mẫu phiếu bầu bằng thư vào nhà dưỡng lão giúp cho cụ già Việt Nam điền phiếu bầu cử. Cụ bà 90 tuổi ký tên để hoàn tất nhiệm vụ công dân. Cụ cũng có một phiếu tương tự như ông bà tỷ phú Bill Gate ở miền Tây hay ông bà tổng thống Obama ở miền đông Hoa Kỳ. Tất cả đều là cử tri của chính thể dân chủ. Đó cũng là điều mà tuổi trẻ Hồng Kông đang đấu tranh để đòi hỏi nhà cầm quyền Bác Kinh phải chấp nhận. Tuyên ngôn bất hủ của nhân quyền là con người sinh ra bình đẳng. Thể hiện cụ thể là mọi công dân trưởng thành phải là một cử tri. Vì ý nghĩa cao cả của chức vụ này, chúng tôi viết bài về cuộc bầu cử tại San Jose lần thứ ba. Bài viết như sau, khởi sự từ kỷ niệm đau thương 40 năm trước với các ông bà dân biểu Hoa Kỳ.
Bài học về quyền bính Hoa Kỳ
Hơn 40 năm trước, yểm trợ cho Nam Việt Nam chống cộng là chủ trương của các tổng thống Hoa Kỳ. Dân Mỹ gọi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến của các vị tổng thống (The war of the presidents). Khởi sự tham dự vào cuộc là ông Eisenhower (53-61) nhưng quyết định ảnh hưởng quan trọng là vị kế nhiệm Kennedy (61-63); Kế tiếp là ông Johnson (63-69); Vai trò quan trọng là ông Nixon (69-74); Chấm dứt tệ hại là ông Ford (74-79).
Trong những năm gần đây, tại nhiều nơi trên đất Mỹ, các vị thị trưởng, dân biểu, giám sát viên, nghị viện mặc quốc phục Việt Nam, hay đeo cà vạt cờ vàng tham dự các lễ hội của cộng đồng. Bởi vì chúng ta đ ã trở thành khối cử tri quan trọng. Năm 2010, dân biểu San Jose là ông Mike Honda đã cùng chúng tôi quỳ gối bên ngôi mộ tượng trưng cho tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà, thắp nén hương tưởng niệm. Bởi vì ngoài tư cách quen biết, chúng tôi là cử tri thân hữu của ông. Mùa bầu cử năm nay, có tổ chức vận động đem mẫu phiếu bầu bằng thư vào nhà dưỡng lão giúp cho cụ già Việt Nam điền phiếu bầu cử. Cụ bà 90 tuổi ký tên để hoàn tất nhiệm vụ công dân. Cụ cũng có một phiếu tương tự như ông bà tỷ phú Bill Gate ở miền Tây hay ông bà tổng thống Obama ở miền đông Hoa Kỳ. Tất cả đều là cử tri của chính thể dân chủ. Đó cũng là điều mà tuổi trẻ Hồng Kông đang đấu tranh để đòi hỏi nhà cầm quyền Bác Kinh phải chấp nhận. Tuyên ngôn bất hủ của nhân quyền là con người sinh ra bình đẳng. Thể hiện cụ thể là mọi công dân trưởng thành phải là một cử tri. Vì ý nghĩa cao cả của chức vụ này, chúng tôi viết bài về cuộc bầu cử tại San Jose lần thứ ba. Bài viết như sau, khởi sự từ kỷ niệm đau thương 40 năm trước với các ông bà dân biểu Hoa Kỳ.
Bài học về quyền bính Hoa Kỳ
Hơn 40 năm trước, yểm trợ cho Nam Việt Nam chống cộng là chủ trương của các tổng thống Hoa Kỳ. Dân Mỹ gọi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến của các vị tổng thống (The war of the presidents). Khởi sự tham dự vào cuộc là ông Eisenhower (53-61) nhưng quyết định ảnh hưởng quan trọng là vị kế nhiệm Kennedy (61-63); Kế tiếp là ông Johnson (63-69); Vai trò quan trọng là ông Nixon (69-74); Chấm dứt tệ hại là ông Ford (74-79).
Xin nhắc lại vắn tắt 1 vài dữ kiện như sau:
Thời kỳ tổng thống Eisehower, Việt Nam chia đôi 1954. Tổng thống Ngô đình Diệm là thượng khách của Hoa Kỳ. Chỉ vài năm sau tổng thống Kennedy vẫn nỗ lực giúp miền Nam nhưng lại là người trách nhiệm về cái chết của ông Diệm.
Tiếp tục bảo vệ miền Nam, tổng thống Johnson đem quân vào chiến đấu trực tiếp và oanh tạc miền Bắc. Chiến tranh khốc liệt nhưng không có kết quả.
Ông Nixon lên cầm quyền chủ trương Việt Nam hóa, tấn công mãnh liệt nhưng không phải để chiến thắng mà để rút lui. Sau cùng tổng thống Ford hoàn toàn tùy thuộc vào quốc hội và bỏ rơi miền Nam.
Trong suốt 22 năm từ 1953 đến 1975 quốc hội Hoa Kỳ không bao giờ có ý kiến thống nhất và quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Quan điểm lúc tả lúc hữu, khi trồi khi sụt. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn không có tiếng nói trực tiếp hay gián tiếp trong quốc hội Mỹ. Không ảnh hưởng được các dân biểu và thượng nghị sĩ. Vì vậy tồn tại để nhận yểm trợ của Hoa Kỳ trên 20 năm thực là may mắn.
Đầu tháng 4-1975 phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ thăm Sài Gòn. Sẽ có quyết định sau cùng. Bộ tổng tham mưu VNCH chuẩn bị đón ông bà dân biểu đến nghe thuyết trình quân sự. Dưới sân cỏ trưng bầy các vũ khí tối tân của Nga Tầu viện trợ cho Bắc Việt. Khối Cộng chẳng cần tham khảo quốc hội đã giúp Hà Nội tối đa. Sài Gòn thiếu quân viện chẳng quen biết dân biểu nào mà chạy thuốc.
Chúng tôi chuẩn bị biểu đồ thống kê với hình ảnh các đường biểu diễn viện trợ quân sự đi xuống, tử sĩ và thương binh đi lên. Xăng không chảy thì máu phải chảy. Đại tướng tổng tham mưu và các tướng tá đứng trên hành lang tòa nhà chính chuẩn bị đón khách. Chương trình đã dự trù đúng giờ, nhưng đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua mà không ngừng lại. Đi vào cổng số 1 phía trước rồi ra thẳng cổng số 2 phóng lên tổng y viện Cộng Hòa. Quốc hội Mỹ chẳng coi chính quyền miền Nam có ký lô nào. Dù là dân sự hay quân sự. Bởi vì chúng ta không phải là cử tri của Mỹ. Chúng ta cũng không có người Việt nào đang là công dân Mỹ tại Hoa Kỳ. Chúng ta không phải là cử tri để đẻ ra quốc hội.
Học bài Do Thái. Sau 30 tháng 4-1975 dân di tản Việt Nam qua Mỹ. Theo giấy tờ Mỹ chỉ nhận vợ con và thân nhân quyến thuộc người Mỹ, nhân viên sở Mỹ hay công nhân trong các hãng thầu của Hoa Kỳ. Trong hàng ngũ quân cán chính, lệnh riêng không có văn bản chỉ cho di tản từ cấp tướng, các bộ trưởng, v.v…
Tính theo dự trù của tổng thống Ford, sẽ có chừng 75 ngàn người hợp lệ di tản. Thực sự cuộc ra đi đã không theo đúng giấy tờ Mỹ. Vào những ngày giờ sau cùng dân ta không phân biệt giai tầng xã hội và xuất xứ chính trị. Cứ lênh đênh trên biển là vớt. Riêng đoàn tàu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã chuyên chở 30 ngàn quân dân chính vào đất Mỹ. Đa số không theo tiêu chuẩn của ông Ford. Chẳng ai có giấy tờ, toàn đi theo số tử vi.
Chúng tôi họp mặt lần đầu với các di dân Do Thái tại San Francisco. Nghe ông trùm Do Thái tóc bạc diễn giả chỉ dạy dân tứ xứ sắc tộc bài học căn bản. Hãy an cư, lạc nghiệp và sau cùng là cử tri. Con đường xây dựng dân sinh cộng đồng. Con đường phục quốc, dựng nước và kiến quốc phải đi theo lối đó.
Con đường mà Do Thái đã đi hàng trăm năm qua cho đến khi khuynh đảo quốc hội, tư bản, báo chí Hoa Kỳ như hiện nay. Diễn giả lấy dân Việt Nam tỵ nạn làm thí dụ. Hãy tập trung về 1 nơi. Làm thành 1 cộng đồng, thành lập 1 ghetto. Rồi đông dân hưởng trợ cấp sẽ đẻ ra cán sự. Làm 2 gióp sẽ có địa ốc giúp mua nhà, đau ốm sẽ có bác sĩ và kiện tụng sẽ có luật sư. Mở trường Việt ngữ, sinh con đẻ cái. Có học trò sẽ có phụ giáo, mở hãng sẽ có kỹ sư. Mở tiệm ăn sẽ có khách. Ra báo sẽ có độc giả. Radio TV sẽ có khán giả. Khi đủ 5 năm sẽ vào quốc tịch. Có quốc tịch là có đoàn tụ. Quan trọng nhất là ghi danh lên chức cử tri. Khởi đầu 1 khối cử tri nhỏ, rồi lớn dần sẽ có nghị viên, sẽ có thị trưởng. Rồi thì tổ chức văn nghệ hô hào đi bầu...
Thính giả hỏi diễn giả, câu hỏi đưa ra vào khoảng tháng 4-1976 là con đường bao xa? Diễn giả cho biết Do Thái đi mất 100 năm. Việt Nam bây giờ con đường xa như thế phải mất 1 phần tư thế kỷ tức là 25 năm. Ngày nay sắp đến tháng 4 năm 2015, dường như chúng ta phải mất gần 40 năm mới đạt được. Như dù muộn nhưng mục tiêu cử tri gốc Việt đã đạt được rồi. Xin lấy chuyện San Jose làm thí dụ.
Cuộc tranh cử thị trưởng San Jose
Hội ái hữu không quân Bắc Cali tổ chức đêm không gian hội ngộ vào chủ nhật tuần qua. Ông giám sát viên Dave Cortese đeo cà vạt cờ vàng đi từng bàn bắt tay 500 quan khách. Với 10% dân số là người Việt, ông Dave đã sớm biết sự quan trọng của khối cử tri Việt từ 20 năm qua. Ông cũng đã từng thăng trầm nhiều phen trong thế giới nghị trường. Trầm lặng, bảo thủ, kiên nhẫn và sẵn sàng thỏa hiệp, ông có nhiều hy vọng sẽ vào chung kết để trở thành vị thị trưởng của kinh đô điện tử thế giới. Người Việt tại đây đã biết rõ sự quan trọng của vai trò cử tri và sẽ xử dụng lá phiếu xứng đáng cho Dave Cortese. Trong khi đó đối thủ của Dave, ông Sam trẻ hơn mười mấy tuổi, trải qua gần 8 năm nghị viên San Jose lần này vào chung kết tranh ghế thị trưởng. Sau kết quả bầu sơ khởi, Dave dẫn trước, Sam thứ nhì. Thứ ba là cô phó thị trưởng gốc Việt Madison. Nay chỉ còn mấy tháng sau cùng, anh Sam nhìn ra được yếu tố cử tri gốc Việt. Đây là khối bản lề sẽ quyết định khi chiến trường đang ngang ngửa. Sam bỏ ra khá nhiều tiền vận động báo chí, radio, TV và thư tín Việt Ngữ. Nỗ lực chinh phục cử tri gốc Việt. Hai chiêu khá đặc biệt là ông ra tuyên ngôn 10 điểm cam kết sẽ thi hành giấy trắng mực đen trực tiếp cho nhu cầu của cộng đồng Việt Nam. Có thể nói là tất cả cho Việt Nam, vì Việt Nam và bởi Việt Nam. Chiêu thứ hai là đưa 1 nghị quyết cấm cửa cộng sản đến San Jose đã được hội đồng thành phố San Jose đồng chấp thuận. Các nhà bình luận tùy theo quan điểm có thể nhận định khác nhau. Phe này có thể hoan nghênh vì sáng kiến xây dựng. Phe kia cho là mua chuộc giờ chót để lấy phiếu. Ý kiến khác biệt, bất khả tranh luận. Tuy nhiên điểm đáng lưu ý ở đây là yếu tố cử tri gốc Việt đã thực sự trở thành quan trọng.
Tại San Jose kỳ này. Dù là Sam hay Dave làm thị trưởng cử tri Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên là cử tri mới quan trọng 1 nửa. Đi bầu mới thực sự quan trọng đủ 100%. Cử tri tôi đã bỏ phiếu bầu khiếm diện cho ông Dave, bạn cũ 20 năm. Nhưng tôi tán thưởng nỗ lực của Sam. Dù là hơi muộn, dù là chỉ muốn lấy phiếu, Sam cũng biết tôn trọng ý kiến của cử tri gốc Việt. Kỳ này chúng tôi để cho Dave đi hết đường trần. Tám năm nữa nếu Sam trở lại, và tôi vẫn còn là cử tri, tôi sẽ bầu cho Sam, nếu 10 điều anh cam kết mà thiên hạ chưa hoàn tất. Nhân đây, với tư cách cá nhân và cơ quan, xin thưa thẳng với quý vị thân hữu. Suốt 35 năm sinh hoạt tại địa phương chúng tôi chưa hề nhận đồng xu cắc bạc nào từ các vị dân cử dù gián tiếp hay trực tiếp. Ngay cả Viêt Museum là niềm hãnh diện Việt Nam cũng không hề có một đồng tài trợ của thành phố San Jose. Duy chỉ có ông bạn già Pete McHugh giúp cho phương tiện làm cầu thang cho xe lăn. Chấm hết.
Bầu cho người nào.
Vẫn câu hỏi cũ được hỏi đi hỏi lại nhiều lần, tôi xin trả lời để quý vị cử tri tùy tiện.
Ghế thị trưởng San Jose tôi bầu cho ông Dave vì khả năng, vì tình nghĩa và vì tin vào kinh nghiệm lãnh đạo quản trị quá khứ nên dành cho tương lai San Jose. Nghị viên khu 7 tôi bầu cho luật sư Tâm. Nếu không có người Việt Nam giữ ghế khu 7, cộng đồng Việt Nam sẽ mất cơ hội có được 1 nghị viên. Tranh cử khu khác rất khó, chỉ còn hy vọng khu 7. Nếu mất địa phương này, chắc chắn sẽ mất luôn lâu dài về sau.
Về đại diện dân biểu San Jose, chúng tôi bầu cho bà Zoe Lofgren. một nhà đấu tranh số 1 cho dân quyền và nhân quyền tại Mỹ và Việt Nam. Bà là 1 ân nhân của tỵ nạn và di dân. Chức vụ thống đốc tôi bầu cho các vị đương nhiệm. Người nào đang ở trong chức vụ mà không có vấn đề, ta nên tiếp tục tín nhiệm.
Trường hợp dân biểu ông Mike Hoda cũng như vậy. Xin các bạn ta ở trong khu vực phía Bắc San Jose hãy giữ ông bạn vàng Mike Honda cho quốc hội Mỹ. Đối thủ của ông tuy nói năng ngon lành và tiền bạc khá nặng nhưng rồi đây vào việc sẽ không biết ra sao.
Xa hơn nữa ở miền Bắc, xin các cử tri Việt Nam hiếm hoi, hãy đi bầu và bầu cho ông thẩm phán Phan quang Tuệ.
Cử tri Việt Nam tại Hoa Kỳ và đặc biệt tại Cali ngày nay là 1 thành phần lịch sử rất quan trọng.
Bốn mươi năm trước, chúng ta mất nước vì quốc hội Mỹ coi chúng ta không ra gì, vì chúng ta không phải là cử tri.
Hãy là cử tri đi bầu, quốc hội Mỹ phải lắng nghe và ta sẽ đấu tranh dành được tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Hãy là cử tri và đi bầu, con đường duy nhất để đi tới. Khi bạn đi bầu, bạn bình đẳng với Bill Gates và Obama. Trên thế giới ngày nay, thiên hạ liều chết để được như các bạn. Các ngài cử tri Hoa Kỳ.
Giao Chỉ, San Jose
No comments:
Post a Comment