Vào
2 giờ trưa thứ Sáu ngày 31 tháng 10, 2014 giờ Nam California, một buổi Hội luận
Truyền thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được Câu lạc bộ Nhà Báo Tự
Do và đài truyền hình SBTN thực hiện tại thành phố Garden Grove, Nam
California.
Mở đầu chương trình,
anh Điếu Cày đã gởi lời tâm tình đến đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè trong
nước. Anh đã kết thúc bằng lời cám ơn và lời cam kết:
"Có
thật nhiều điều để nói, để tâm sự, để chia sẻ cho một người tù mà 6 năm rưỡi
qua đã rất thèm khát tự do. Tôi chỉ xin phép được nhân dịp này cám ơn gia đình,
bạn bè trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đã thương mến và tranh đấu không
ngừng nghĩ cho tự do của tôi và của bạn bè tôi. Tôi tâm niệm rằng không một lời
cám ơn nào, một thái độ đền bù nào có thể tương xứng với những gì mà quý vị đã
dành cho tôi hơn là sự dấn thân và đóng góp của cá nhân mình cho mục tiêu chung
của tất cả chúng ta; đó là tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng
là lời cam kết của tôi gửi đến tất cả..."
Xin xem nguyên bài phát biểu của blogger Điếu Cày: Tâm tình của Điếu Cày tại Hội luận Truyền thông - Nam California
Điếu
Cày với bài phát biểu (ảnh Danlambao)
Trong phần hội luận
khi được hỏi sau hơn 1 tuần đến Hoa Kỳ thì cảm tưởng của anh ra sao. Anh đã trả
lời:
Tôi đã được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ, vì vậy tôi có những cảm nhận khác với những người được tự do đến xứ sở này. Thành phố rộng lớn với hạ tầng giao thông hiện đại, được quy hoạch rất tốt và khí hậu thì ấm áp như ở Sài Gòn...
Nhưng kể từ nay tôi có thể tự do vào mạng internet mà không bị ngăn chận, gọi điện thoại mà không sợ bị nghe lén, máy computer của anh không bị nguy cơ an ninh ập vào nhà lấy đi bất cứ lúc nào và mỗi bước chân anh đi trên đường không còn những cái đuôi an ninh cộng sản theo dõi...
Tôi đã được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ, vì vậy tôi có những cảm nhận khác với những người được tự do đến xứ sở này. Thành phố rộng lớn với hạ tầng giao thông hiện đại, được quy hoạch rất tốt và khí hậu thì ấm áp như ở Sài Gòn...
Nhưng kể từ nay tôi có thể tự do vào mạng internet mà không bị ngăn chận, gọi điện thoại mà không sợ bị nghe lén, máy computer của anh không bị nguy cơ an ninh ập vào nhà lấy đi bất cứ lúc nào và mỗi bước chân anh đi trên đường không còn những cái đuôi an ninh cộng sản theo dõi...
Trong
tuần đầu đến Hoa Kỳ tôi và các bạn trong CLBNBTD đã có nhiều cuộc tiếp xúc với
các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các hãng thông tấn quốc tế để tìm kiếm sự
liên kết, hỗ trợ nhằm thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt tại Việt
Nam; tìm kiếm sự giúp đỡ để giải cứu các tù nhân lương tâm và cải thiện nhân
quyền trong các nhà tù cộng sản.
Ban
tổ chức giới thiệu Điếu Cày (ảnh Danlambao)
Khi được hỏi về dự
định tương lai anh sẽ ở đâu, anh cho biết:
Khi
mới sang thì con gái tôi tôi về Canada để săn sóc. Nhưng khi đón nhận những
chân tình và hỗ trợ của anh em truyền thông tại đây tôi đã quyết định ở lại
Cali để sát cánh cùng đồng bào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN.
Về hướng hoạt động tương lai:
Thứ nhất là sẽ phát triển CLBNBTD để gia tăng góp phần tranh đấu cho tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam. CLBNBTD đã bị đàn áp khốc liệt, 3 thành viên bị kết án, gia đình bị xách nhiễu. Do đó, việc đầu tiên khi ra tù là tôi nỗ lực kết nối anh em trong nước và kết hợp với anh em truyền thông nước ngoài...
Thứ hai là tôi sẽ tranh đấu cho tự do của các tù nhân lương tâm, cho những cây bút độc lập...
Song song với 2 hướng hoạt động chính yếu ấy anh cho biết sẽ nỗ lực để kết nối truyền thông trong và ngoài, đặc biệt là với SBTN và anh em truyền thông hải ngoại. Việc kết nối sẽ tạo nên sự cân bằng truyền thông, bà con trong ngoài chuyển tải thông tin, hàn gắn, xoá đi những khác biệt.
Về nhu cầu kết nối trong ngoài, khi được hỏi có còn lửa hay không để kết nối... anh Điếu Cày đã chia sẻ:
Tôi
xin đưa ra một thí dụ đã xảy ra về sức mạnh của sự kết nối. Khi ở trong tù
chúng tôi bị cai tù đàn áp, nhưng chúng tôi đã tìm cách đưa thông tin ra ngoài
qua thân nhân và từ đó kết nối với truyền thông hải ngoại... Đó là câu chuyện
kết nối truyền thông, cả hệ thống truyền thông bên ngoài ủng hộ chúng tôi.
Từ
đó cũng qua truyền thông chúng tôi kết nối với phong trào dân chủ trong nước,
với các tổ chức nhân quyền quốc tế và với cộng đồng hải ngoại. Tất cả đã tạo sự
quan tâm, dẫn đến anh Trúc Hồ có nguồn cảm hứng để sáng tác Triệu Con Tim Một
Tiếng Nói. Trong 1 xã hội CS độc tài về truyền thông, nó như một nhà tù, thì
khi chúng ta kết nối để phá vỡ thông tin và sẽ tác động đến tư duy xã hội.
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:
Đây
là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không
nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...
Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...
Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:
Năm
2007 VN chỉ có 6 triệu trang blog, trong số 20 triệu người sử dụng internet.
Ngày hôm nay, đã có 25 triệu trang blog, với hơn 30 triệu người sử dụng
internet. Chỉ cần 1/100 trong số 25 triệu trang blog hoạt động như một tờ báo
nhỏ, chúng ta đã có 250 nghìn tờ báo. Đủ sức để tạo sự cân bằng với truyền
thông một chiều và mị dân của nhà cầm quyền.
Từ
ý tưởng đó đã dẫn đến ý định tập hợp những nhà báo công dân. Ở đâu cũng có
người dân, với điện thoại nhỏ bé có thể ghi sự kiện. Thế là CLBNBTD ra đời và
đã cắm một điểm mốc cho sự phát triển của dân báo.
Về tình hình báo lề
dân hiện nay so với 6 năm trước:
Với
số lượng người sử dụng blog, 25 triệu người sử dụng FB, chúng ta có 250 ngàn tờ
báo nhỏ rồi, đã cân bằng với hệ thống truyền thông nhà nước vốn là việc rất
quan trọng. Trên 250 ngàn tờ báo nhỏ sẽ có sức mạnh ngang bằng với truyền thông
của đảng CSVN. Ở trong tù tôi luôn luôn theo dõi chúng công nghệ truyền thông
và tôi rất phấn khởi. Cứ thêm một kết nối là chúng ta phát triển và chúng tôi
rất vui mừng.
Một
thí dụ là như trang DLB là 1 tờ báo mạng nổi lên và có sức mạnh, trong vòng 4
năm anh em CLBNBTD vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển để Danlambao hiện đã có
gần 200 triệu lượt truy cập, 33 triệu người vào xem trong đó 3/4 là bạn đọc
trong nước. Đây là 1 việc rất là quan trọng. Vì thê, tôi muốn tạo ra kết nối
trong ngoài để gia tăng sức mạnh truyền thông nhiều hơn nữa.
Khi
được hỏi về những dự định cho tự do của blogger Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày đã
trình bày:
Điều
mà tôi cảm thấy mất mát lớn lao nhất của CLBNBTD là khi nghe tin bác Đặng Kim Liêng,
mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một thành viên chủ chốt của CLBNBTD, đã tự thiêu
để phản đối chế độ đối xử hà khắc của nhà tù cộng sản đối với các con của mình,
trong đó có tôi và blogger Tạ Phong Tần.
Chỉ
trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, tôi và các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc
được với các tổ chức truyền thông, chính giới để kêu gọi, để mở những chiến
dịch truyền thông tranh đấu cho tự do của Tạ Phong Tần. Cụ thể chúng tôi đã kết
nối với SBTN để thực hiện một chiến dịch rộng lớn cho tự do của Tạ Phong
Tần. Và tôi mong muốn mọi người cùng tham gia, là điều mà tôi muốn gửi gắm. Hôm
qua các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc với nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để có
sự hỗ trợ
Ngày
hôm qua, các thành viên CLBNBTD cũng đã tiếp xúc với nhân viên bộ ngoại giao
Hoa Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ cho sự tranh đấu của người Việt cho những tù nhân
lương tâm trong nước. Đây cũng chính là trách nhiệm mà anh em trong tù đã ủy
thác cho chúng tôi.
Sẽ
phát động chiến dịch tranh đấu đòi tự do cho blogger Tạ Phong Tần (ảnh
Danlambao)
Về
vấn đề nhà tù cộng sản đối xử với tù nhân anh Điếu Cày là nhân chứng sống cho
vấn đề này:
Trong
6 năm 6 tháng tôi có điều kiện để chứng kiến mọi sự ghê tởm trong nhà tù cộng
sản VN. Nó là những lỗ đen, vùng đất của lãnh chúa, pháp luật dừng lại trước
cửa tù, cai tù làm việc theo thông tư của bộ công an chứ không theo pháp luật.
Khi tù nhân bị đàn áp thì việc khiếu kiện rất khó khăn. Tù nhân làm đơn khiếu
nại chỉ có thể gửi đơn đến chính những người đã đàn áp họ, tướt đoạt quyền của
họ. Nhà tù không có hộp thư của các cơ quan chức năng để gửi đơn.
Cá
nhân tôi đã 16 lần lên tiếng, gửi đơn, nhưng họ không trả lời. Các cai tù rất
lộng hành và bất chấp pháp luật.
Nếu
quý vị cùng hỗ trợ để tù nhân Việt Nam có thể cất lên tiếng nói, có thể đưa
nguyện vọng của họ đến nơi giải quyết thì rất là cần.
Cần
lưu ý là tù chính trị bị phân biệt bởi thông tư 37 ban hành bởi Bộ công an và
chính họ sau đó thi hành. Thông tư 37 đã tướt đoạn mọi quyền căn bản của người
tù đi ngược lại hiến pháp, luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.
Tôi
có một số kỷ niệm đáng nhớ là tôi có gặp nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh
Bình, chúng tôi nói chuyện với nhau và nói rằng chúng ta có thể mất nhiều thứ
nhưng đừng đánh mất thời gian, hãy dùng thời gian trong tù để sáng tác những
bài ca góp phần tranh đấu...
Một
kỷ niệm khác là tôi ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi tuyệt thực thì
nhờ có anh Nguyễn Xuân Nghĩa đã dũng cảm thông báo bên ngoài là tôi đã tuyệt
thực 25 ngày. Anh đã bị công an bịt miệng và lôi đi và nhờ đó mà thế giới bên
ngoài biết đến cuộc tranh đấu ở trong tù của tôi.
Nếu
không có anh Nghĩa thông báo thì tôi nghĩ rằng cai tù cũng đã để cho tôi chết
vì tôi đã kinh nghiệm điều đó trong lần tuyệt thực trước đó tại B34, không ai
thông báo được và đến khi tôi gần chết thì họ mới đưa đi.
Có
một số người ra tù đã gửi quà, thăm hỏi anh em ở trong tù đã làm chúng tôi rất
cảm động. Khi ở trại giam số 6 tôi đã nhận được quà của blogger cũng là tù nhân
lương tâm Phạm Thanh Nghiên làm cho tôi rất xúc động vì dù quà rất nhỏ nhưng
chứa nhiều tình cảm và khích lệ tinh thần chúng tôi rất nhiều.
Nhân dịp này, SBTN đã trình chiếu lại đoạn phát biểu của blogger Điếu Cày trong phiên toà sơ thẩm xét xử anh vào ngày 24 tháng 9 năm 2012:
AUDIO
:
Phát
biểu của blogger Điếu Cày trong phiên tòa - Dan BaoTV
Khi
được hỏi về việc được trả tự do và nguồn dư luận cho rằng anh đã tự chấp nhận
mình là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
cũng như tạo tiền lệ là nhà cầm quyền VN cứ bắt những người hoạt động dân chủ
và nhân quyền trước để làm vốn cho việc thả người đổi chác về sau, anh Điếu Cày
trả lời:
Khi
người đặt ra câu hỏi này hãy tự đặt mình vào vị trí của tôi để thấy rằng việc
đàm phán giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào thì tôi không biết.
Phần tôi, trước sau như một là tôi không bao giờ nhận tội, không ký một bất kỳ
tờ giấy xin tha tù hay xin ra tù. BNG Hoa Kỳ đã yêu cầu Hà Nội phải trả tự do
cho tôi vô điều kiện, kể cả tôi ở VN hay sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi đã bị bị
áp tải thẳng từ nhà tù ra sân bay đã nói lên tất cả.
Nhưng
dù thế nào đi nữa, sự có mặt của tôi ngày hôm nay tôi xem là một chiến thắng.
Thay vì ở trong nhà tù tôi sẽ được sát cánh cùng mọi người để tiếp tục đấu
tranh cho các bạn tù.
Về
vấn đề là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị thì tôi quan niệm rằng
ngày nào đất nước Việt Nam còn nằm dưới ách cai trị độc đảng và độc tài cộng
sản thì người dân không thực sự làm chủ đất nước, thì không riêng gì cá nhân
của vài tù nhân lương tâm, mà cả đất nước Việt Nam vẫn chỉ là con tin để chế độ
đổi chác quyền lợi với cường quốc Tây phương, với Trung Quốc để bảo vệ quyền
lực và khả năng cai trị của đảng CSVN.
Để
không trở thành con cờ, chúng ta phải đấu tranh để chúng ta làm chủ đất nước
của mình.
Khi trả lời về tệ
nạn bị "chụp mũ" trong cộng đồng hải ngoại:
Mục
tiêu tôi sang đây là thấy rõ sức mạnh truyền thông và nhu cầu kết nối truyền
thông, từ đó dẫn đến thông tin trong ngoài, để thông hiểu nhau, đoàn kết nhau
là cực kỳ cần thiết. Vì không đủ thông tin nên bà con trong ngoài có nhiều điều
không hiểu nhau, khi thông hiểu nhau thì sẽ dẫn đến hàn gắn và đoàn kết.
Anh là bộ đội, anh
chống nhà nước CSVN từ khi nào?
Từ
khi tôi có thông tin nhiều chiều để biết sự thật.
Biểu tình Hong Kong
VN có làm tương tự và cơ may thành công cho VN hay không?
Chúng
ta có một cuộc tập hợp 1 triệu người, chúng ta phải kết nối. Muốn kết nối thì
phải có truyền thông. Khi tư duy thay đổi thì hành động thay đổi. Khi đó chúng
ta sẽ một cuộc xuống đường không thua gì Hong Kong.
Khi hỏi về vấn đề
cơm áo gạo tiền có làm không còn có thể đấu tranh và bị chìm xuồng:
Khi
ở VN, ngoài việc thành lập CLBNBTD mặc dù bị đàn áp chúng tôi vẫn không sợ. Khi
biểu tình chống Trung Quốc bị đánh đập, bắt giam chúng tôi vẫn đấu tranh. Khi ở
trong tù chúng tôi vẫn đấu tranh. Vậy thì tại sao ra đây có tự do mà lại không
thể tiếp tục đấu tranh.
Làm thế nào để lôi
kéo những người cộng sản?
Năm
1975 sau khi cộng sản vào VN, truyền thông CS nói rằng tổng thống Thiệu đem 16
tấn vàng ra khỏi VN. Tuy nhiên, sau đó những người giữ chìa khoá kho vàng ấy đã
lên tiếng và hệ thống truyền thông. Hệ thống bưng bít thông tin đã làm nhiều
cán bộ có những tiếp cận sai lầm. Khi có truyền thông độc lập, họ đã thức tỉnh.
Việc CSVN đưa qua Mỹ
là để vô hiệu hoá Điếu Cày. Như vậy hoạt động ở đâu mới hiệu quả?
Ở
đâu chúng ta cũng có thể đấu tranh dù ở ngoài hay trong tù. Chúng ta phải có
những dự án hoạt động khác nhau để phù hợp với môi trường. Chúng tôi có đầu mối
truyền thông trong nước để từ đó chuyển thông tin đến hải ngoại. Tôi đóng góp
tốt hơn ở đây thay vì ở trong tù.
Tại sao có biệt danh
Điếu Cày?
VN
là 1 nước nông nghiệp, người nông dân ra đồng mang theo Điếu Cày là một vật
dụng đơn giản, thân thuộc. Tên Điếu Cày được lấy là để bày tỏ lòng yêu mến với
bà con nông dân VN.
Anh là một Bộ đội,
anh có điều gì muốn nói với những người lính VNCH:
Ở
VN đến tuổi thì phải đi bộ đội, không đi sẽ bị bắt. Tôi đã thấy một bà mẹ đặt
di ảnh 2 người con là bộ đội và người lính QLVNCH. Người Mẹ ấy đã mất mát hai
người con và Mẹ Việt Nam là người mất tất cả. Bên nào thắng thì nhân dân
đều bại. Bây giờ là lúc chúng ta hãy hàn gắn, xếp lại quá khứ để tranh đấu cho
tương lai dân tộc.
Đánh phá của đảng
CSVN đối với anh?
Con
trai tôi đã nói với tôi bố đừng lo gì ở nhà, bố cứ làm việc của bố. Gia đình
đồng ý là tôi phải đấu tranh cho đúng nghĩa.
Cảm tình viên, VC
nằm vùng, đã thành công trong việc vô hiệu hoá nhiều người hoạt động từ trong
nước. Anh có cách hoá giải?
Việc
đầu tiên và nhanh nhất của họ là tìm sơ hở để đánh sụp uy tín. .CS 4 cách thức:
trấn áp, phân hoá, cô lập, triệt tiêu. Tuy nhiên, ở trên mạng, những tiếng nói
chống lại chúng tôi cũng yếu ớt lắm. Phần đồng bào thì đã đã thấy tôi, gia đình
tôi, bạn bè tôi đã phải trải qua những gì, đã phải trả giá về cuộc sống của
chúng tôi như thế nào, thì không lý do nào mà xoá bỏ đi tất cả những việc làm
trong quá khứ của chúng tôi.
Buổi Hội luận Truyền thông chấm dứt với lời cám ơn của anh Điếu Cày:
Lời
cám ơn gửi đến mọi người (Ảnh Danlambao)
Tôi xin cám ơn anh Trúc Hồ và tất cả các anh chị em của SBTN đã
hỗ trợ Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện buổi Hội Luận Truyền Thông ngày hôm
nay. Và xin cám ơn quý đồng hương, các
bạn đồng nghiệp, các chính giới đã bỏ thời gian tham dự để tôi được chia sẻ
cũng như học hỏi thêm.
Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
Ban
tổ chức trao quà lưu niệm đến blogger Điếu Cày
Trả
lời những câu hỏi do khán giả SBTN gửi đến
No comments:
Post a Comment