Wednesday, October 15, 2014

Quốc hội từ chối không dám nhận Yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô 1990 (Trần Quang Thành - Dân quyền)





Trần Quang Thành   -   Dân quyền
Thứ Năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014

Theo chương trinh đã được thông báo từ mấy ngày trước, sang hôm nay 15/10/20`14, một đoàn công dân thành phố Hà Nội trong đó có : Nữ nghệ sĩ Kim Chi, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lịch, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Hùng, Hà Thanh. đã đến  trụ sở Ban Dân nguyện Quốc hội ở đường Hùng Vương, quận Ba Đinh để trao "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô"

Mới từ sáng sớm trên trục đường Lê Hồng Phong và Trần Phú tiếp giáp với đường Hùng Vương, một lực lượng lớn công an đủ loại đã được huy động để ngăn chặn đoàn công đân Hà Nội đến trao kiến nghị biểu thị quyền chính đáng của công dân : Quyền được biết và quyền thể hiện trách nhiệm với Đất nước. 

Có công dân như Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Kim Tiến ngay từ đêm qua 14/10 đã bị công an đặt chốt canh giữ, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà. Những công dân đến được địa điểm như đã hẹn phải đi từ rất sớm để tránh công an chốt chặn.

Tại ngã tư Trần Phú - Hùng Vương,  điểm hẹn của các công dân, giới cầm quyên đã dùng lực lượng dư luận viên “gây sự” bằng cách chửi bới, xúc phạm và hành hung những người đi trao bản yêu cầu bạch hoá Thành Đô. Blogger Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh đã bị công an bắt giữ.

Những công dân tham gia đưa kiến nghị thái độ rất bình tĩnh, ôn hoa nên đã làm thất bại thủ đoạn của đám "quần chúng tự phát" khiêu khích, hành hung, tạo cớ cho công an  bắt giữ người.

Khi đoàn công dân đến trụ sở Ban Dân nguyện Quốc Hội ở đường  Hùng Vương đã bị nhân viên  bảo vệ ngăn cản với câu trả lời lạnh lùng : “Ở đây không tiếp nhận đơn thư, yêu cầu"

Không trao được bàn kiến nghị yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô, đoàn công dân Hà Nội quyêt định chuyển bản kiến nghị này qua đường bưu điện chuyển phát nhanh.

Sau đó mọi người quay sang biểu tình ngồi, buộc công an phải trả tự do cho blogger Nguyện Thện Nhân sau ít giờ câu lưu.

Và đây là một số hình ảnh về hoạt động của đoàn công dân Hà Nội sâng nay 15/10/2014 do cộng tác viên gửi đến :  http://danquyenvn.blogspot.com/2014/10/quoc-hoi-tu-choi-khong-dam-nhan-yeu-cau.html

Được đăng bởi QUANG THÀNH TRẦN vào lúc 14:46




--------------------

Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014

09h00 tại Hà Nội:

Sáng nay, theo lời hẹn trên mạng từ nhiều ngày trước, mặc dù bị ngăn chặn tại nhà, bị đeo bám nhưng một số công dân thủ đô đã tới Ban Dân Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội để trao cho Quốc hội một văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô". Đặc biệt, có sự tham gia của cụ Nguyễn Khắc Mai - 82 tuổi, một nhân sĩ trí thức đã từng giữ chức Vụ trưởng của Ban Dân Vận TW, TBT Tạp chí Dân Vận và hiện là Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam; Nghệ sỹ Điện ảnh, Đạo diễn Kim Chi.

Tin cho biết lực lượng chức năng cũng đã bám sát đoàn người, và đã có  bắt đi một công dân, đưa đi đâu hiện chưa rõ. (cập nhật lúc 11h00: Người thanh niên bị bắt giữ đã được thả ngay sau đó). 

Tại trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn, các lực lượng chức năng đã có mặt khá đông từ sớm. Một số công dân gửi Yêu sách bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã có mặt nhưng phải ra về, chọn một thời điểm khác để đến đưa văn thư. 

BasAm: 8h20′: Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Sáng nay lại xuất hiện những người đến chốt chặn trước nhà. Ba người trên mảnh sân trước tòa nhà. Một số người trong quán nước.  Vì có việc phải đi, tôi vẫn phải ra khỏi nhà. Mọi lần ra khỏi hầm nhà xe, tôi thường đi theo hướng bên trái nên những người chốt chặn đều đón lõng phía bên trái. Sáng nay tôi đi hướng bên phải nhưng chỉ đi được một đoạn liền có người đi xe máy đuổi theo, ép tôi quay về“.

Nhà văn Phạm Đình Trọng còn cho biết thêm: “Hôm chủ nhật 12.10.2014,  vẫn có gần chục công an quen mặt chốt chặn trước nhà tôi.  Chiều tôi đi xe máy ra khỏi hầm nhà xe đoạn ngắn, năm sáu công an quây lại, hỏi: Đi đâu? Tôi đi đâu không phải nói với các anh. Không nói thì quay về. Họ định rút chìa khóa xe máy của tôi. Tôi không cho họ rút rồi quay xe về nhà“.

Rất nhiều công dân Hà Nội và Sài Gòn đã bị chặn tại nhà hoặc đeo bám sát sao, kể từ sáng sớm nay: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn  Hồ Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Văn Đài, Hoàng Dũng, Nguyễn Vũ Bình, Lê Hồng Phong, Lê Hoàng, Lê Dũng ....

Đội phó nháy phó tay quay của công an Hà nội đón "khách" ngay đầu đường Hùng Vương trước toà nhà Ban Dân nguyện của  Quốc hội:  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkqGl1cgNGkTRPJO5ijstTR3-T6yBBPkhhLdbgbDG-vpR764jUSoBawALyVFaXWw_2hYzloO8QZxROETtH1B7eYExc6-2Fam3u8hGoGX-3IoQbdxGNTVbOJOqg1wl1PUGh9_aM5zpQJFrh/s1600/1912448_297051117157719_1236887045793102877_n.jpg

Các công dân đem văn thư yêu cầu tới Quốc hội nhưng đã bị ngăn chặn không cho vào bên trong giữa vòng vây của đông đảo lực lượng an ninh Hà Nội. Họ đã tự giải tán lúc 11h00. 

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.

Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:

YÊU CẦU QUỐC HỘI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này. 
 
Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng kiến: 

- Trên đất liền: Việt Nam mất vào tay Trung Quốc hàng trăm ki lô mét vuông lãnh thổ do xương máu tiền nhân để lại và hàng ngàn hecta rừng đầu nguồn chiến lược dưới các dự án cho thuê dài hạn hơn 50 năm. Bất chấp can ngăn của rất nhiều trí thức và nhà quản lý tâm huyết, đảng chỉ đạo chính phủ cố tình thực hiện dự án khai thác bauxite lỗ lã, gây hiểm họa khôn lường đối với môi trường sống Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hàng ngàn người Tàu vào chiếm ngự vùng chiến lược hiểm yếu Tây Nguyên. 

- Ngoài biển Đông: Hàng ngàn ki lô mét vuông vùng biển giàu tài nguyên và huyết mạch giao thương của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam mưu sinh trên ngư trường truyền thống bị lính Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, sát hại, cướp đoạt tàu thuyền, ngư cụ. Các đảo Gạc Ma, Chữ Thập... của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và đang bị biến thành những căn cứ quân sự nguy hiểm, nhằm mở rộng tham vọng xâm lược của Bắc Kinh đối với biển Đông. 

- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc. Bắc Kinh nắm 90% gói thầu các dự án kinh tế trụ cột, chế ngự kinh tế Việt Nam; hiểm họa đội quân người Trung quốc đi kèm, ăn ở, lập làng, lấy vợ, sinh con đẻ cháu khắp 3 miền ngày càng gia tăng. Máy móc thiết bị lạc hậu, hàng hóa độc hại Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. 

- Về chính sách đối với chiến sĩ và nhân dân: Để lấy lòng Bắc Kinh, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào các năm 1979 và 1988, tàn sát dã man đồng bào và chiến sĩ nước ta bị cấm đề cập trong sách vở, báo chí; mọi hoạt động tưởng niệm đều bị cấm đoán và đàn áp thô bạo; bia liệt sĩ bị chỉ đạo đục bỏ. Mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, phản đối đường lưỡi bò bạo ngược, đều bị đàn áp dã man. Những người dân tập Pháp Luân công ở Việt Nam cũng bị bắt bớ, tra tấn, khủng bố. 

- Về ngoại giao: Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra e ngại kiện hành vi xâm lược trắng trợn của Bắc Kinh ra các cơ quan tài phán quốc tế, kể cả vụ giàn khoan HD-981. Cờ Trung Quốc thêm sao (5+1 sao) ngang nhiên tràn ngập trong các dịp tiếp tân lãnh đạo Bắc Kinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, và trình chiếu công khai trên đài truyền hình trung ương. 

Hội nghị Thành Đô có những nội dung gì? Những ai đã thỏa thuận những gì để gây ra những hậu quả vô cùng tai hại trên, dẫn đến những Hiệp định phân định biên giới trên bộ Việt-Trung, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ bất bình đẳng? Còn những gì khác đã được bí mật thỏa thuận, uy hiếp sự tồn vong của dân tộc mà chúng ta chưa biết? 

Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?

Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân? Nhân dân phải được biết! 

"Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra..." không thể chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền suông mà phải được thực thi. Do đó, trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, chúng tôi yêu cầu các đại biểu Quốc hội, phải bạch hóa ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC TOÀN BỘ NỘI DUNG của Hội nghị Thành Đô.

Nếu yêu sách chính đáng này của những người dân yêu nước, muốn bảo vệ quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó chứng tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và nguy hiểm của Hội nghị Thành Đô.

Do đó, chúng tôi tin rằng Quốc hội sẽ trả lời nhanh chóng và nghiêm túc những yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Chúng tôi tin rằng trong Quốc hội vẫn còn có những đại biểu chưa quên những hy sinh xương máu của những chiến sĩ đã nằm xuống ở các trận chiến biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa... để hành xử đúng lương tâm người Việt Nam yêu nước.


Tễu Blog tổng hợp từ Facebook




No comments:

Post a Comment