Tóm
lược: Bài hát "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" do nhạc sĩ
Nguyễn Đức Quang viết vào năm 1966 là một bài hát kêu gọi người dân
Việt Nam đứng lên chống lại kẻ thống trị bạo tàn để Việt Nam
"vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở
thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh." Bài hát mô tả
những nhọc nhằn, cực hình, đau thương mà dân Việt trải qua và ca ngợi
tinh thần bất khuất, ý chí kiên trì, đoàn kết của dân Việt. Một
cách kỳ bí, tuy bài hát được viết vào năm 1966, toàn thể nội dung
nguyên văn bài hát áp dụng thích đáng cho Việt Nam trong giai đoạn
hiện tại với phong trào dân chủ chống lại Đảng cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) và chế độ độc tài. Như một lời tiên tri huyền bí, bài hát
được viết như thể đặc biệt dành cho phong trào đấu tranh cho tự do dân
chủ hiện nay tại Việt Nam.
*
Nhạc
sĩ Nguyễn Đức Quang viết bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ"
vào năm 1966 là bài hát kết trong một tuyển tập mười bản Trường ca
với ý định viết về Việt Nam "vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê
hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ
dũng mãnh" (Trần 2008). Bài hát đã trở thành một ca khúc oai hùng
được hát trong suốt gần nửa thế kỷ trên khắp năm châu, và nhất là
gần đây tại Việt Nam trong phong trào dân chủ và các cuộc biểu tình
chống đối Tàu cộng. Bài hát được coi là một hùng ca, với nội dung
thôi thúc người dân vùng lên đấu tranh chống lại đàn áp, thống trị,
và xâm lăng. Đã có nhiều người viết về bài hát này. Đặc biệt, Trần
Trung Đạo, viết một bài thật xuất sắc về ý nghĩa và ảnh hưởng của
bài hát (Trần 2008). Trong bài này, tôi viết thêm vài ý kiến và phân
tích để phụ thêm những gì đã viết.
Con
người, cuộc đời, sự nghiệp, và tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Đức
Quang đã được viết đến rộng rãi (Xem, thí dụ như, DuCa 2003, Nhóm
2011, Wikipedia 2014). Sau đây là vắn tắt tiểu sử tác giả (Wikipedia
2014).
Nguyễn
Đức Quang sinh năm 1944 ở Sơn Tây, Bắc Việt. Năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi
thì ông theo gia đình di cư vào Nam, định cư ở Đà Lạt. Ông nhập học và tốt
nghiệp trường Đại học Đà Lạt phân khoa chính trị kinh doanh. Từ thập niên 1960,
ông bắt đầu nổi tiếng qua nhiều nhạc phẩm với chủ đề thanh niên, tranh đấu,
và cộng đồng. Sau đó ông cùng với ban Trầm Ca và một số huynh trưởng hoạt động
thanh niên thành lập phong trào Du ca Việt Nam vào cuối năm 1966 tại miền Nam
Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu của ông gồm có "Chiều qua Tuy
hòa," "Việt Nam Quê hương ngạo nghễ," và "Xin chọn nơi này
làm Quê Hương." Năm 1979 ông vượt biên sang Hoa Kỳ tỵ nạn và định cư ở
Little Saigon, California. Ông hợp tác với các Nhật báo Người Việt, Viễn Đông
rồi sau đó đứng ra lập tuần báo Chí Linh và Nguyệt san Phụ nữ Diễn đàn. Ông
cũng đóng góp trên chương trình phát thanh và truyền hình. Hướng đạo Việt Nam
đã tặng ông giải thưởng cao quý nhất: Bắc đẩu huân chương. Ông từ trần ngày 27
tháng 3 năm 2011 tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Ca
khúc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" có thể được coi là một
trong những bải hát hay nhất, hoặc là bài hát hay nhất, trong thể
loại quê hương đất nước, cả về nhạc lẫn lời. Như trong những bài
trước tôi viết về âm nhạc, tôi sẽ chỉ chú trọng về khía cạnh văn
chương của lời bài hát.
Bài
hát gồm có hai phiên khúc và điệp khúc và thưởng được trình bày là
A1 B1 ĐK A2 B2 ĐK với A và B là hai phiên khúc và ĐK là điệp khúc.
Nguyên văn lời bài hát như sau.
Ta
như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường
dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê
sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi
mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta
khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ
cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ
cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước
tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu
ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương
da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng
ngày qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng
ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên
bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn
Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng
Ta
như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt
lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da
chan mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
Ôm
vết thương rỉ máu, ta cười dưới ánh mặt trời
Ta
khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm
người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm
người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi
những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên
VIDEO :
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
(ASIA)
A.
Bài hát dùng câu chuyện dân Việt trải qua nhọc nhằn và đau thương để
đề cao tinh thần bất khuất và lòng can đảm dân Việt:
Tuy
Nguyễn Đức Quang cho biết ý định ông là viết cho Việt Nam "vượt
qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu," câu chuyện
ông kể vẽ ra một hình ảnh có ý nghĩa tương tự nhưng dưới một khía
cạnh khác. Rải rác trong các phiên khúc và điệp khúc, Nguyễn Đức
Quang mô tả người dân Việt là những người chịu đựng cực hình, nhọc
nhằn dưới sự đàn áp của kẻ thống trị và phải trải qua những đau
thương nhưng lúc nào cũng giữ thái độ can đảm, ung dung, kiêu hùng.
Tác giả dùng những hình ảnh cụ thể vật chất qua hành trình lâu dài
trong lịch sử là ẩn dụ cho cuộc đấu tranh của dân Việt. Trong điệp
khúc, tác giả liên kết sự tồn vong của đất nước với tinh thần kiêu
hùng của người dân Việt. Cuối cùng, tác giả kêu gọi dân Việt giữ
gìn khí tiết kiêu hùng và cùng đứng lên chống lại áp bức bạo tàn.
Tác
giả dùng "ta" trong toàn thể bài hát cho "chúng ta"
hoặc "người dân Việt." Cách dùng chữ này cho thấy lời bài
hát có vẻ là lời kêu gọi chứ không phải là lời kể lể.
Bản
chất kiêu hùng, nhân bản của dân Việt qua cực hình, khó nhọc:
Phiên
khúc đầu tiên nói lên tinh thần và sức mạnh của dân Việt và những
cực hình khó nhọc dân Việt đã trải qua trong lịch sử. Phiên khúc mở
đầu với lời xác nhận bản chất kiêu hùng của dân Việt với chí khí
chỉ có đi lên chứ không bao giờ đi xuống ("Ta như nước dâng dâng
tràn có bao giờ tàn"). Lời ví von dùng nước dâng gợi ra hình
ảnh thủy triều lên. Với ai đã có dịp nhìn thủy triều lên, dù bằng
tận mắt hoặc qua phim ảnh, đều hiểu sức mạnh của nó. Nước dâng lên,
cho dù không có gió thổi mạnh và chỉ dâng lên chậm chạp, cũng cho
thấy sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên, không gì cản trở được. Ngoài
cái sức mạnh lầm lì đó, cảnh tượng nước dâng lên còn gợi ra một
hình ảnh mạnh mẽ hơn. Đó là hình ảnh của một cuộc nổi dậy. Tác
giả dùng nước dâng lên là ẩn dụ cho cuộc nổi dậy của dân Việt chống
lại thống trị bạo tàn, và cuộc nổi dậy đó sẽ tiến tới không bao
giờ suy đồi. Chỉ với một câu mở đầu, tác giả vẽ ra hình ảnh câu
chuyện của một dân tộc sẵn sàng nổi dậy với một cường độ không có
gì ngăn cản được.
Ngay
sau đó, tác giả chuyển sang một hình ảnh khác: Con đường đấu tranh
cho tự do tuy dài dằng dặc nhưng người dân Việt không coi ra gì cả, và
chỉ cười coi nhẹ cái nguy hiểm hoặc khó nhọc ("Đường dài ngút
ngàn chỉ một trận cười vang vang"). Cách dùng chữ "trận
cười" cho thấy sự coi thường đó có cái gì ngổ ngáo, nghịch
ngợm, ngông cuồng, nhưng cũng có cái gì dũng cảm, quá tự tin đến độ
coi thường mọi gian nan cực khổ, và coi mọi chuyện khó nhọc chỉ là
trò đùa đáng cho trận cười ha hả.
Con
đường dài ngút ngàn đó không phải là một chuyến đi chơi hay một cuộc
hành trình vô ích. Nó là cuộc đi tiếp nối sau những chuỗi ngày tù
túng từ thời xa xưa ("Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm.")
Tác giả dùng gông xiềng là ẩn dụ cho "cái khốn khó, cái quê
hương nhỏ bé, nhược tiểu," hoặc sự xâm lăng của ngoại bang, sự
lệ thuộc, tình trạng bị kẻ thống trị đàn áp. Và cứ mỗi lần người
dân lê bước chân, tiếng xiềng xích lại kêu loàng xoàng, và mắ́t người
dân lại sáng rực lên ("Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng
xoàng"). Hình ảnh một đoàn người tù tội kéo lê xiềng xích
gông cùm móc vào cổ chân là một hình ảnh bi thương. Gông xiềng phải
nặng nề lắm mới khiến họ "kéo lê" như vậy. Mỗi bước chân
đều đặn của họ khiến xiềng xích khua vào nhau kêu loàng xoàng từng
nhịp. Và cứ mỗi lần nhịp xích kêu loàng xoàng là mắt họ rực sáng.
Tại
sao mắt họ rực sáng? Cặp mắt rực sáng khi có gì có tác dụng mạnh
trên đầu óc khiến trí tuệ hoặc ý chí hoặc thèm muốn được kích
động. Cái rực sáng trong câu này không phải là cái rực sáng nhất
thời, mà là cái rực sáng đều đặn theo nhịp điệu của bước chân tạo
ra tiếng xích khua loàng xoàng, vì người tù được nhắc nhở cảnh tù
túng của mình và nổi lên ý chí vượt thoát cái tù tội đó, gỡ bỏ
gông cùm để có tự do. Lẽ dĩ nhiên tác giả không dùng xiềng xích với
nghĩa đen, và không có ý định tả cảnh một người tù mắt rực sáng
theo mỗi bước chân. Nhưng hình ảnh diễn tả quá tượng hình, quá bi
đát, khiến cho khán giả quên đi, hoặc không cần biết đến cái ẩn dụ
mà tác gỉả muốn gói ghém trong hình ảnh tù túng đó. Như sẽ trình
bày sau, cách diễn tả này dùng kỹ thuật "thậm xưng" rất
hiệu quả. Với cách dùng thậm xưng và ẩn dụ một cách tuyệt vời,
tác giả cho thấy người dân Việt mỗi khi bị nhắc nhở đến cảnh khốn
khó, nhược tiểu, nô lệ hoặc bị đàn áp là ý chí bừng sáng lên cho
con đường tự do.
Trong
phiên khúc kế tiếp, Nguyễn Đức Quang mô tả phong cách dân Việt đứng
lên chống lại kẻ gây ra cái khốn khó, nhược tiểu, hoặc kẻ ngoại xâm,
hoặc kẻ đang thống trị. Trước hết, dân Việt cho mọi người biết là
họ ý thức được sự áp đảo bóc lột đó ("Ta khua xích kêu vang
dậy trước mặt mọi người.") "Mọi người" đây là tất cả
mọi người, với hàm ý là kẻ đặt gông cùm lên người dân. Kẻ đó có
thể cụ thể như kẻ ngoại xâm, kẻ đang thống trị, hoặc trừu tượng như
sự dốt nát, đầu óc thiển cận. Hành động khua xích kêu vang là hành
động bày tỏ sự bất mãn và chống đối. Những người bị bắt trong tù
thường khua động bằng cách đập vào các song sắt nhà tù để phản đối
những kẻ gác tù.
Sau
khi bày tỏ niềm bất mãn và phản đối, một cách ngạc nhiên, người dân
Việt nở nụ cười ("Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi/ Nụ
cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi"). Nhóm chữ "nụ cười
không tươi" và "nụ cười của lòng hờn sôi" có chút khác lạ,
nhưng có tác dụng mạnh. Cho dù khán giả chưa hiểu rõ ý tác giả,
cách diễn tả cũng tạo cho khán giả chút xúc động. Như sẽ trình bày
sau, nhóm chữ "nụ cười của lòng hờn sôi" là cách dùng
"nghịch lý" (paradox) một cách tinh tế. Dù sao chăng nữa, hai
nụ cười này cho thấy tính chất nhân bản của dân Việt. Họ không phải
chỉ "nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang" như Nguyễn
Văn Vĩnh đã từng la mắng. Cái "nụ cười không tươi" đó có
cái gì buồn bã, chua chát, cay đắng, thương hại, bất đắc dĩ, chẳng
đặng đừng. Cái "nụ cười của lòng hờn sôi" có cái gì bực
dọc, giận dữ, căm hờn. Và cái nụ cười đó sống mãi muôn đời cho dù
có xa xôi bao năm tháng. Ta chưa hiểu tại sao người dân Việt có cái nụ
cười như vậy cho tới khi ta đọc câu kế tiếp.
Ngay
sau khi nở nụ cười buồn bã, chua chát, bất đắc dĩ và chất chứa căm
hờn, người dân Việt phá bỏ gông cùm xiềng xích và ném xiềng xích
trở lại lũ đàn áp ("Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân
gian"). Hành động thật bất ngờ, mãnh liệt. Với "tràn
tới," ta hiểu đó là đồng loạt, muôn người làm cùng lúc.
"Tung xiềng vào mặt" là hành động chống trả đích đáng. Dân
Việt không những chỉ chống trả lại kẻ đàn áp thống trị mà còn dạy
chúng một bài học. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy chuyện đó biết bao
nhiêu lần. Ngô Quyền không những ngăn cản cuộc xâm lăng quân Nam Hán, mà
còn tiêu diệt đoàn quân và chủ tướng trong trận Bạch Đằng. Trần Hưng
Đạo đánh đuổi giặc Mông cổ. Lê Lợi tống khứ giặc Minh về nước.
Nguyễn Huệ quét sạch giặc Thanh ra khỏi bờ cõi.
Trong
câu này, một lần nữa, Nguyễn Đức Quang dùng "nhân gian" để
chỉ kẻ xâm lăng hoặc kẻ đàn áp, thống trị. Với lối dùng "mọi
người," "nhân gian," ông không chỉ đích danh ai, mà gộp
chung lại là những kẻ xâm lăng, hoặc kẻ đàn áp, thống trị. Như sẽ
được trình bày sau, chính việc không kêu đích danh đối tượng bị chống
đối khiến cho bài hát mất thời gian tính và do đó bài hát có thể
được áp dụng trong bất cứ thời điểm nào.
Trở
về với "nụ cười không tươi" và "nụ cười của lòng hờn
sôi," sau khi người dân Việt đồng loạt "tung xiềng vào
mặt" lũ thống trị áp bức, ta bây giờ hiểu được tại sao họ nở
nụ cười đó trước khi làm chuyện tấn công mãnh liệt như vậy. Là dân
tộc hiền hòa, người dân Việt không muốn dùng bạo lực chống lại kẻ
thống trị đàn áp, nhưng vì sự áp bức quá tàn bạo làm sôi sục cơn
giận dữ, họ đành phải ra tay, và họ ra tay một cách đích đáng. Nụ
cười họ quả thật chấ̀t chứa tình thương hại, bất đắc dĩ, biểu lộ
lòng nhân bản của dân Việt. Nhưng khi họ đã quyết định thì không còn
gì cản trở họ được, và họ gỡ bỏ gông cùm xiềng xích một cách dễ
dàng và ném lại vào mặt kẻ đã đặt gông cùm xiềng xích lên họ.
Thái độ đó còn cho thấy phong cách ung dung tự toại, đầy tự tin của
dân Việt khi đứng lên chống lại kẻ đàn áp.
Trong
phần điệp khúc, NĐQ tinh thể hóa tinh thần bất khuất của dân tộc
Việt qua biết bao nhiêu chứng tích lịch sử. Cha ông ta đã đổ máu bảo
vệ non sông từ thời lập quốc ("Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại/ Xương
da thịt này cha ông ta miệt mài"). Cái nhắc nhở về lịch sử đó
cho thấy tinh thần bất khuấ̀t và ý chí kiêu hùng của dân Việt là
bản chất dân Việt, có từ ngàn năm từ thời lập quốc. Đất nước đã
trải qua bao cảnh dầu sôi lửa bỏng, chiến tranh điêu tàn, chịu đựng đô
hộ Tàu ngàn năm, và thực dân Pháp tám mươi năm. Nhưng người dân Việt
chỉ cười ngạo nghễ trong những cơn đau đớn đó ("Từng ngày qua
cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi").
Tiếng
cười ngạo nghễ đó có ý nghĩa gì?
Thái
độ "ngạo nghễ" của dân Việt biểu hiện niềm kiêu hãnh trong
tự trọng và coi thường nguy hiểm:
Thêm
lần nữa, người Việt có một lối cười đặc biệt. Ban đầu là
"cười vang vang" trước con đường khó nhọc trước mặt. Sau đó,
khi sẵn sàng ra tay, người Việt nở "nụ cười không tươi" và
"nụ cười của lòng hờn sôi." Rồi người Việt đánh trả kẻ
thống trị xâm lược, dạy chúng một bài học đích đáng. Nhưng lịch sử
cứ tiếp tục. Kẻ xâm lăng, thống trị vẫn chưa học được bài học, và
cứ tiếp tục quấy nhiễu, tạo thêm đau thương cho người dân, và rồi dân
Việt lại cứ vùng lên, đánh đuổi họ. Trong bao lần chống trả, người
Việt "cười ngạo nghễ" trong nỗi thống hận không nguôi.
Ở
đây, Nguyễn Đức Quang dùng chữ "ngạo nghễ" một cách tuyệt
diệu. Ông hẳn là tâm đắc với chữ này, vì ông dùng nó trong nhan đề
bản nhạc. Ta hãy tìm hiểu rõ cách dùng chữ này.
"Ngạo
nghễ" là một tính từ độc đáo trong tiếng Việt vì nó có nhiều
ý nghĩa tùy vào nội dung, bối cảnh của câu văn. Để diễn tả các ý
nghĩa này, tiếng Anh không có một từ ngữ độc nhất tương đương với
"ngạo nghễ" mà có nhiều từ ngữ. Do đó, khi dịch "ngạo
nghễ" sang tiếng Anh, người dịch nên tùy vào trường hợp mà dùng
từ ngữ thích hợp. Đại khái, khi dùng để tả hành động hoặc cách
biểu lộ của một nhân vật, "ngạo nghễ" có ba ý nghĩa, tùy
vào vị trí của nhân vật đó với người xung quanh, hoặc với tình
huống đang đương đầu đối phó.
Trong
ý nghĩa thứ nhất, nhân vật đó ở vị trí cao hơn người xung quanh qua
tiền bạc, danh vọng, quyền lực, hoặc có lợi thế trong tình huống
nào đó, "ngạo nghễ" hàm ý kiêu căng, phách lối, khinh miệt
thiên hạ, và phản ảnh một tư cách xấu. Trong ý nghĩa này, vài thí
dụ cho tiếng Anh tương đương gồm có haughty, arrogant, supercilious,
disdainful.
Thí
dụ:
Với cục hột xoàn to tướng trên ngón tay lấp lánh dưới ánh đèn vũ
trường, bước chân theo nhịp Rumba của nàng mất đi sự quyến rũ tình
tứ, nhường lại cho vẻ ngạo nghễ kịch cỡm.
Trong
ý nghĩa thứ nhì, nhân vật đó đối phó với một tình huống có vẻ
khó khăn và không nhất thiết dính líu đến người khác, "ngạo
nghễ" ngụ ý gan dạ, không sợ sệt, và bất chấp nguy hiểm. Cái
gan dạ và bất chấp nguy hiểm đó có thể đúng và có thể sai, và "ngạo
nghễ" có thể hàm ý một niềm tự tin thái quá hoặc một thái độ
dại dột ngông cuồng, và không có ý tốt hay xấu tự nó, mà còn tùy
vào các yếu tố khác. Trong ý nghĩa này, vài thí dụ cho tiếng Anh
tương đương gồm có fearless, dauntless, bold, self-confident, intrepid.
Thí
dụ:
Đám thiếu niên bu quanh khán đài, hò hét cỗ vũ. Duy đứng thẳng dậy
trên bục cao, hai tay nó đưa lên cao. Tiếng la hét nhỏ dần rồi im bặt.
Mọi người nín thở, dán mắt vào Duy. Thằng bé đảo mắt nhìn quanh và
nở một nụ cười ngạo nghễ.
Trong
ý nghĩa thứ ba, nhân vật đó ở trong một tình huống bất lợi, thiệt
thòi, và/ hoặc đương đầu với những kẻ đang ở vị trí thắng thế,
"ngạo nghễ" hàm ý sự coi thường kẻ đang thắng thế đó, không
phải vì kiêu ngạo, mà vì do cái nhận thức rõ là kẻ đang thắng thế
đó không đáng là đối thủ của mình, hoặc cái tình huống nguy hiểm
đó không đáng cho mình phải quan tâm. Nhân vật biểu lộ cái nhận thức
đó, cố tình cho người khác biết, kèm theo với một sự thách thức. Do
đó, "ngạo nghễ" có ý nghĩa tốt vì nó phản ảnh tư cách tự
trọng, tự tin, và bất khuất của nhân vật. Trong ý nghĩa này, vài
thí dụ cho tiếng Anh tương đương gồm có haughty, self-respecting, proud,
challenging, defiant.
Thí
dụ:
Tiếng hát ngạo nghễ của bà Bùi Thị Minh Hằng trong phiên tòa xử bà
về tội gây náo loạn công cộng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của
dân tộc Việt.
Trở
về với bài hát, ý nghĩa nào Nguyễn Đức Quang muốn dùng cho câu
"Từng ngày qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi"?
Ta thấy ngay ông muốn dùng nghĩa thứ ba. Đúng vậy, người Việt cười
ngạo nghễ trước nghịch cảnh và đau thương vì họ biết là họ sẽ
thoát qua được nguy hiểm và cười với niềm tự tin và kiêu hãnh trong
cơn đau đớn bất tận. Câu này không có hàm ý khinh miệt người nào, mà
chỉ coi thường cơn đau đớn. Tiếng Anh thích hợp nhất có lẽ là
"haughty" (hoặc "haughtily" khi dùng là trạng từ).
Tuy
nhiên, dùng chữ "haughty" cho nhan đề thì có lẽ không thích
hợp. Vì trong nhan đề "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ," chữ
"ngạo nghễ" dùng là tính từ cho "quê hương." Tuy ta
vẫn có thể nhân cách hóa "quê hương," nhưng cái được nhân
cách hóa đó đại diện cho "quê hương" gồm có lãnh thổ, lịch
sử, và toàn dân, do đó nên có chút nhẹ nhàng trong cách diễn tả. Vì
vậy, chữ tiếng Anh thích hợp cho "ngạo nghễ" trong nhan đề
nên là "proud" thay vì "haughty."
Nghịch
lý cho thấy sự thật trong một tình huống có vẻ phi lý:
Với
tiếng cười ngạo nghễ qua năm tháng, người Việt trở thành đoàn người
hiên ngang ("Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang"). Tuy
bị cực hình, khó nhọc, người dân vẫn vui vẻ, tiếp tục cuộc sống vô
tư, cười đùa với nhau ("Trên bàn chông hát cười đùa vang vang").
Điều đó không có nghĩa là dân Việt vô tư đến độ không màng gì đến
tổ quốc hoặc quên cả đau đớn. Không ai có thể quên đau đớn cười đùa
vang vang khi ngồi trên bàn chông. Ở đây, Nguyễn Đức Quang dùng một kỹ
thuật sắc bén để cho thấy vấn đề hoặc để nhấn mạnh, làm nổi bật
ý tưởng. Đó là kỹ thuật dùng nghịch lý (paradox).
Nghịch
lý là câu mới thoạt nghe có vẻ tự mâu thuẫn, nhưng có thể đúng. Thí
dụ như trong truyện Animal Farm của George Orwell, có luật "Mọi thú
vật đều bình đẳng, nhưng có vài con bình đẳng hơn các con khác."
Đã bình đẳng rồi mà làm sao còn bình đẳng hơn? Nhưng Orwell muốn
trình bày một sự thật về sự dối trá của chính quyền. Một thí dụ
nữa là câu "Bạn có thể để dành tiền bằng cách tiêu xài
nó." Làm sao mà dành dụm tiền khi ta tiêu xài nó? Nhưng ai sống
trong tình trạng kinh tế lạm phát khủng khiếp đều thấm thía câu này.
Trong bài hát, ta đã thấy Nguyễn Đức Quang dùng một dạng nhẹ của
nghịch lý trước đây khi ông tả nụ cười những người tù túng là
"nụ cười không tươi" và "nụ cười của lòng hờn sôi."
Những câu hoặc nhóm chữ nghịch lý này có tác dụng mạnh hơn cách
dùng "thuận lý" miễn là cái nghịch lý đó có sự giải
thích thỏa đáng. Thí dụ những câu hoặc nhóm chữ nghịch lý khác là
"tiếng hét yên tĩnh," "nước mắt khô queo," "cơn
nóng buốt xương," v.v.
Trở
về với câu "Trên bàn chông hát cười đùa vang vang," Nguyễn
Đức Quang vẽ ra một nghịch lý. Làm sao ta có thể cười đùa vang vang
khi ngồi trên bàn chông? Làm sao ta có thể thích thú khi đang chịu
cảnh đau đớn? Tuy nhiên, sẽ có người nhận ra được cái "chân
lý" đó. Cái chân lý đó cũng gần giống như là cảnh tiếng hát
trong phiên tòa của Bùi Thị Minh Hằng hoặc giọng ca trong tù ngục của
Đỗ Thị Minh Hạnh. Tôi sẽ không viết nhiều thêm về vấn đề này, nhưng
độc giả nào đã từng trải qua kinh nghiệm "trong cái đau có cái
sướng" hiểu ngay được. Một cách vắn tắt, họ cười đùa vang vang
vì họ coi nhẹ sự khốn khổ, cảnh đọa đầy, đánh đập hay tù tội, và
họ biết trước sau gì họ cũng sẽ thắng. Cái hy sinh của họ quá nhỏ
nhoi so với cái mục tiêu lớn lao của họ trong cuộc chiến chống lại
kẻ xâm lăng hay đám thống trị. Đối với họ, sự tồn vong của đất nước
Việt Nam to tát hơn rất nhiều sự tồn vong của chính họ.
Với
cái nghịch lý đó, tác giả kết thúc điệp khúc với câu tuyên bố về
sự tồn vong của đất nước Việt Nam.
Sự
tồn vong của Việt Nam và ý chí kiêu hùng của dân Việt có mối liên
hệ "nếu và chỉ nếu":
Sự
tồn vong của đất nước Việt Nam có liên hệ trực tiếp với ý chí kiêu
hùng của dân Việt. ("Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối
kiêu hùng"). Câu "Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu
khối kiêu hùng" thực ra không đơn giản như mới thoạt nghe. Trong
câu này, Nguyễn Đức Quang phải đối phó với một vấn đề toán học
hoặc luận lý hơi phức tạp, nhưng vì khuôn khổ hạn hẹp của một bài
hát, ông phải diễn tả một cách giới hạn.
Vấn
đề toán học đó là gì? Câu trên có hai vế: "còn Việt Nam"
và "triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng." Hai vế này được
kết hợp với nhau qua mối liên hệ "giả thiết/ thuyết"
(premise) (hay tiền đề) và "kết luận" (conclusion) trong dạng
"nếu A thì B" (A →
B). Sự liên hệ
giữa hai vế này tùy thuộc
vào vế nào là giả thiết và vế
nào là kết luận. Có hai trường
hợp.
Trong
trường hợp thứ nhất, A (giả thiết) = "Việt Nam còn," và B
(kết luận) = "triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng." Câu A → B được
diễn giải là: "Nếu Việt
Nam còn, thì cả triệu dân Việt
Nam vẫn còn là triệu khối
kiêu hùng." Nên ghi chú rằng
điều đó không có nghĩa
là nếu đất nước Việt Nam không còn, thì triệu dân Việt sẽ không còn
triệu khối kiêu hùng. Đó là vì từ "nếu A thì B" ta không thể
đưa đến "nếu không A thì không B," nhưng ta có thể đưa đến
"nếu triệu con tim này không còn là triệu khối kiêu hùng, thì
đất nước Việt Nam sẽ không còn" vì từ "nếu A thì B", ta
đưa đến "nếu không B thì không A" (contraposition).
Trong
trường hợp thứ nhì, A (giả thiết) = "Triệu con tim này còn triệu
khối kiêu hùng," và B (kết luận) = "Việt Nam còn." Câu A → B được
diễn giải là: "Nếu triệu con tim này còn
là triệu khối kiêu hùng thì Việt Nam còn." Lần nữa, điều đó
không có nghĩa là nếu triệu con tim này không còn là triệu khối kiêu
hùng, thì đất nước Việt Nam sẽ không còn, nhưng ta có thể đưa đến
"nếu đất nước Việt Nam không còn, thì triệu dân Việt sẽ không còn
triệu khối kiêu hùng."
Câu
"Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng"
mới thoạt nghe thì có vẻ như có lối diễn giải thứ nhất vì thứ tự
của " còn Việt Nam" và "triệu con tim này còn triệu khối
kiêu hùng." Tuy nhiên, thứ tự của hai vế trong một câu không nói
lên cái liên hệ của hai vế vì sự liên hệ của hai vế tùy vào vị trí
của chữ "nếu." Ta thấy ngay câu trên có hai nghĩa khác nhau
tùy theo vị trí của chữ "nếu" như sau:
(Nếu)
còn Việt Nam, (thì) triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng: trường hợp
thứ nhất.
Còn
Việt Nam (nếu) triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng: trường hợp thứ
nhì.
Nguyễn
Đức Quang muốn dùng cách diễn giải nào? Vì sự giới hạn của lời
trong bài hát, ông không thể diễn giải một cách minh bạch, nhưng qua
toàn thể bài hát, ta hiểu là ông muốn cả hai diễn giải. Ông bỏ chữ
"nếu" và đặt hai vế song song, ngụ ý rằng hai vế đó có liên
hệ hỗ tương nhau, và đưa đến cả hai diễn giải cùng lúc. Bằng cớ cho
chuyện này là toàn thể bài mô tả ý chí kiêu hùng của dân Việt và
cho thấy lời kêu gọi dân Việt đứng lên và cùng tranh đấu cho lý tưởng
chung để bảo tồn đất nước.
Nói
tóm lại, bất kể vế nào là giả thiết hay kết luận, Nguyễn Đức Quang
muốn có cả hai: Nếu A thì B và Nếu B thì A. Ký hiệu luận lý cho câu
này là: A ↔ B. Trong toán
học, ta gọi đó là "điều
kiện ắt có và đủ"
hoặc "nếu và chỉ nếu."
Câu
mà tác giả muốn nói là "Việt Nam còn, nếu và chỉ nếu
triệu con tim này còn là triệu khối kiêu hùng." Điều đó dẫn đến
bốn câu sau:
1.
Nếu Việt Nam còn, thì triệu dân Việt Nam vẫn còn là triệu khối kiêu
hùng.
2.
Nếu triệu dân Việt Nam vẫn còn là triệu khối kiêu hùng, thì Việt Nam
còn.
3.
Nếu triệu dân Việt Nam không còn là triệu khối kiêu hùng, thì Việt
Nam không còn.
4.
Nếu Việt Nam không còn, thì triệu dân Việt Nam không còn là triệu
khối kiêu hùng.
Nghĩa
là trong hiện tại, sự tồn vong của đất nước Việt Nam và ý chí kiêu
hùng của toàn dân Việt Nam liên hệ với nhau một cách độc nhất. Trong
lịch sử, Việt Nam mất, nhưng ta lấy lại được. Nhưng bây giờ chuyện đó
không còn đúng nữa. Nếu Việt Nam mất, là ta mất vĩnh viễn, vì dân
Việt không còn ý chí kiêu hùng nữa.
Lời
tuyên bố của Nguyễn Đức Quang về sự tồn vong của đất nước là một
tối hậu thư cho dân Việt. Như sẽ được trình bày sau, cái tối hậu thư
này thật là có ý nghĩa trong giai đoạn đấu tranh hiện tại.
Cuộc
hành trình gian khổ nhưng dân Việt vẫn vui sống trong tinh thần đoàn
kết thương yêu:
Trong
phiên khúc kế tiếp, Nguyễn Đức Quang nhắc lại cuộc hành trình của
dân Việt. Người dân lúc nào cũng trải qua những cảnh dầu sôi lửa
bỏng hoặc chịu những cực hình đày đọa, cảnh đau khổ lầm than ("Ta
như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng"). "Lò lửa hồng"
tượng trưng cho sự nhọc nhằn hoặc những cực hình mà dân Việt phải
chịu đựng. Cách dùng chữ "giống dân" hơi đặc biệt và ngụ ý
dân Việt thuộc loại dân mà cùng chịu cực hình như nhau ("đi
tràn") trên con đường đấu tranh.
Tuy
gặp khó khăn hoặc chịu cực hình, người dân vẫn lạnh lùng chịu đựng
mà chỉ cùng đoàn kết nhìn về cùng một mục đích chung ("Mặt
lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm"). Nhóm chữ "mặt lạnh
như đồng" hơi khác lạ, nhưng rất hữu hiệu vì nó tượng hình và
cho thấy thái độ lạnh lùng cứng rắn. Nhóm chữ "cùng nhìn về
một xa xăm" cho thấy tinh thần đoàn kết của dân Việt cùng theo
đuổi một mục tiêu trong cuộc đấu tranh. Mục tiêu đó tuy xa xăm nhưng
vẫn có thể đạt được với ý chí kiên quyết và tinh thần phấn đấu
mạnh mẽ.
Cuộc
hành trình rất là gian khổ và người dân phải cực nhọc đi, mồ hôi
nhễ nhại trên những cánh tay gân guốc dưới ánh mặt trời ("Da
chan mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi"). Câu này vẽ ra hình ảnh
cực nhọc về vật chất, nhưng có ngụ ý cả vật chất lẫn tinh thần,
vì tác giả dùng những hình ảnh cụ thể vật chất là ẩn dụ cho
những sự trừu tượng tinh thần. Trong cuộc đấu tranh, kẻ thống trị ra
tay đàn áp đánh đập, gây cảnh máu đổ thịt rơi. Dù vậy, người dân
Việt vẫn ôm vết thương rỉ máu và tươi cười ("Ôm vết thương rỉ
máu, ta cười dưới ánh mặt trời"). Hẳn nhiên, cuộc hành trình là
nghĩa đen, và nghĩa bóng là trải qua bao năm tháng, đất nước và dân
Việt chịu biết bao nhiêu thống hận đau thương, chiến tranh tang tóc,
biết bao nhiêu người ngã gục, nhưng dân Việt vẫn sống còn và cùng vui
sống trong tinh thần đoàn kết thương yêu.
Dân
Việt hãy lo cho thế hệ mai sau chọn tinh thần kiêu hùng của dân Việt:
Trong
phiên khúc chót, Nguyễn Đức Quang gửi lời nhắn nhủ cho toàn dân Việt.
Người dân nên biết lo cho thế hệ mai sau, thế hệ tương lai sẽ đem lại
vinh quang cho tổ quốc để tiếp nối ước vọng tiền nhân. Lời nhắn nhủ
ông thật là đơn giản, nhưng thật mạnh mẽ. Con cháu sau này nếu muốn
tiếp tục làm con người thì phải làm người huy hoàng, chứ đừng có
làm người hèn hạ vô đạo đức ("Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục
làm người/ Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam").
Nhưng
thế nào là "huy hoàng"?
Một
cách bất ngờ, và là đỉnh cao nhất của bài hát, Nguyễn Đức Quang
khuyên để làm người "huy hoàng," con cháu ta phải "chọn
làm người dân Nam." Có hai điểm trong câu "chọn làm người dân
Nam."
Thứ
nhất là "dân Nam." "Nam" đây chỉ gì? có phải là
miền Nam của nước Việt Nam? Hẳn nhiên là không. Nguyễn Đức Quang không
bao giờ tỏ ý phân chia Nam Bắc. Cả toàn bài hàm ý chống lại giặc
ngoại xâm, rõ ràng là giặc Tàu, ở phía Bắc nước Việt Nam. Do đó,
"Nam" trong "dân Nam" là người Việt Nam ở phía Nam
của Tàu. Cách dùng Nam để chỉ toàn nước Việt Nam rất là thông
thường. Thí dụ như trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết
"Phong tục Bắc Nam cũng khác" cho thấy phong tục Tàu và Đại
Việt (tức Việt Nam sau này) là khác nhau, xác nhận Nam là chỉ Việt
Nam, và Bắc là chỉ Tàu.
Thứ
nhì là cách dùng chữ "chọn." Nguyễn Đức Quang quả
thật táo bạo khi dùng chữ "chọn" như thể ai cũng có thể
chọn là người của một xứ. Quan trọng nhất, nếu bạn sinh trưởng ở
Việt Nam thì bạn có cần phải "chọn" là người Việt Nam hay
không? Theo luật quốc tịch của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
nếu ai sinh trưởng ở xứ nào thì đương nhiên là công dân của xứ đó,
không cần phải có sự lựa chọn gì hết. Tuy nhiên, với cách dùng chữ
"chọn," Nguyễn Đức Quang rõ ràng là không có ý nói về khía
cạnh quốc tịch. Ông không có ý nói là "chọn" sinh trưởng ở
Việt Nam (vì họ đã sinh trưởng ở Việt Nam rồi), mà "chọn"
có tinh thần và ý chí của người dân Việt Nam. Cái tinh thần đó, như
được nhắc nhở nhiều lần trong các phiên khúc trước và điệp khúc, là
tinh thần bất khuất, ý chí kiên trì, kiêu hùng, nhẫn nại, đoàn kết.
Cái tinh thần "ngạo nghễ" cho dù bị thất thế sa cơ, bị đàn
áp thống trị, vẫn giữ vững niềm tin, lòng tự trọng, và can đảm.
Chính cái tinh thần "ngạo nghễ" đó, là tinh thần của dân
Nam. Bạn có thể là người Việt Nam, vì sinh trưởng tại Việt Nam, nhưng
chưa chắc bạn có tinh thần người Việt Nam. Để làm con người huy hoàng,
bạn không thể chỉ vỗ ngực xưng là người Việt Nam, mà bạn phải
"chọn" có tinh thần và ý chí của người Việt Nam.
Nguyễn
Đức Quang gói ghém ước nguyện ông trong câu "Làm người huy hoàng
phải chọn làm người dân Nam." Câu đó, theo tôi nghĩ, là câu hay
nhất trong cả bài hát. Câu đó có ý nghĩa thật sâu sắc và súc tích.
Như sẽ được trình bày sau, câu đó lại còn có ý nghĩa hơn hết thảy
trong giai đoạn hiện tại của nước Việt Nam.
Ngoài
chuyện làm người huy hoàng, con cháu ta còn phải làm người ngang tàng
không biết sợ hãi bất cứ ai, và sẵn sàng vạch mặt chỉ tên những kẻ
bất lương phản trắc ("Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần
gian"). Một lần nữa, Nguyễn Đức Quang dùng "trần gian"
để chỉ mọi người, bất kể là ai, kẻ quyền thế, thống trị, ngoại
xâm, hoặc tay sai giặc.
Để
kết luận, Nguyễn Đức Quang kêu gọi những người ngã gục cố đứng dậy
và mạnh mẽ cùng dấn thân với toàn dân Việt trong tinh thần "ngạo
nghễ" trong cuộc đấu tranh bảo vệ sinh tồn của tổ Quốc ("Hỡi
những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên"). Những người ngã
gục này có thể là những người bỏ cuộc dọc đường vì thiếu ý chí
hoặc bị thương về vật chất hoặc tinh thần. Họ cũng có thể là những
người lầm đường lạc lối hoặc làm những chuyện sai lầm trong quá
khứ.
Nội
dung của bài hát nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng, và
thái độ kiêu hùng tự tin của dân Việt qua những đau thương cực khổ
tạo ra bởi kẻ thống trị bạo tàn. Bài hát còn nhắc nhở dân Việt,
nhất là các thế hệ mai sau, phải ráng giữ gìn tinh thần bất khuất
đó để làm người huy hoàng.
Nội
dung đó được diễn tả một cách tuyệt vời qua cách dùng những kỹ
thuật tinh vi trong lối viết.
B.
Cách diễn tả thật độc đáo qua cách dùng điệp ngữ, mỹ từ, và kỹ
thuật viết điêu luyện:
Có
hai điểm nổi bật trong cách diễn tả ý tưởng trong bài "Việt Nam
Quê Hương Ngạo Nghễ."
Điểm
thứ nhất là điệp ngữ. Nguyễn Đức Quang cố tình lập đi lập lại
những từ ngữ đánh mạnh vào óc khán giả. Các điệp ngữ này gồm có
từ ngữ về cực hình, nỗi nhọc nhằn đau thương, và thái độ ung dung,
vui tươi. Ta nhận ra ngay cái tương phản của hai khái niệm này. Cực
hình và nỗi nhọc nhằn đau thương gồm có xiềng xích, gông cùm, bàn
chông, lò lửa hồng, vết thương rỉ máu. Vui tươi gồm có cười vang vang,
cười ngạo nghễ, cười đùa vang vang, cười dưới ánh mặt trời. Bằng
cách dùng những hình ảnh cụ thể mô tả hai ý tưởng tương phản và
lập đi lập lại nhiều lần, Nguyễn Đức Quang tạo ấn tượng mạnh trên
khán giả mà không gây ra nhàm chán. Như một họa sĩ vẽ một bức tranh,
ông dùng các màu tương phản, nhưng xếp đặt xen kẽ nhau, tạo ra nét
sống động và giúp duy trì hình ảnh trong óc khán giả lâu dài.
Điểm
thứ hai là cách dùng các mỹ từ (figure of speech) như ẩn dụ
(metaphor), hoán dụ (metonymy), so sánh (simile), và thậm xưng
(exaggeration). Nguyễn Đức Quang không dùng các mỹ từ một cách máy
móc hoặc sáo rỗng. Ngược lại, ông áp dụng các thể loại này một
cách cụ thể và có tác dụng mạnh. Ta thấy hoán dụ ("ta" cho
"ý chí ta"), so sánh ("như nước dâng," "mặt lạnh
như đồng"). Ẩn dụ xuất hiện khắp nơi, từ ý tưởng tới hình ảnh.
Thí dụ: "đường dài ngút ngàn" ngụ ý cuộc đấu tranh;
"gông xiềng" cho bị đàn áp, đô hộ; "bàn chông,"
"lò lửa hồng" cho cực khổ, đày đọa; "vết thương rỉ
máu" cho nỗi đau đớn; "người dân Nam" cho chí khí kiêu
hùng.
Nguyễn
Đức Quang còn dùng một kỹ thuật tinh vi trong cách diễn tả. Đó là
cách dùng "thậm xưng," một kỹ thuật phóng đại để làm nổi
bật ý tưởng. Dùng gông xiềng là ẩn dụ cho "cái khốn khó, cái
quê hương nhỏ bé, nhược tiểu" là một sự phóng đại, tuy cái
phóng đại đó không xa thực tế cho lắm. Dùng mắt "rực sáng"
mỗi khi "xích kêu loàng xoàng" là ẩn dụ cho niềm phấn khích
muốn thoát khỏi cái tù túng của khốn khó, nhược tiểu cũng là một
sự phóng đại. Nhưng cái phóng đại đó thật là hiệu quả vì cái ẩn
dụ vẽ ra một hình ảnh gây xúc động mạnh. Hình ảnh tù tội là một
hình ảnh bi đát và dễ tạo cảm xúc. Ta thấy những hình ảnh thậm
xưng đầy rẫy trong bài hát: "đau nhức không nguôi," "đi
tràn trên lò lửa hồng," "rỉ máu." Không phải ẩn dụ
phóng đại nào cũng hay, và kỹ thuật thậm xưng phải được dùng một
cách tinh tế và sâu sắc. Lấy một thí dụ, dùng cơn đói là ẩn dụ cho
sự thèm muốn trau dồi kiến thức là một sự phóng đại có hiệu quả
vì rất có nhiều người ví kiến thức như món ăn. Do đó, mô tả cảnh
rỏ nước dãi là ẩn dụ cho ý muốn học hỏi là sự phóng đại có hiệu
quả, vì ai cũng biết cái bi đát của cơn đói. Tuy nhiên, dùng cơn đói
là ẩn dụ cho sự thèm muốn tình dục là một sự phóng đại thiếu
hiệu quả, một phần vì tính chất vô đạo đức và một phần vì sự
khập khiễng của cái ẩn dụ đó. Bạn không thể bịa ra một ý tưởng kỳ
quặc nào đó rồi xưng nó là ẩn dụ.
Nguyễn
Đức Quang cũng dùng những kỹ thuật viết một cách tinh tế điêu luyện.
Ông tả cảnh bằng cách triệt để dùng "cho thấy, không kể"
nỗi nhọc nhằn qua các mô tả cụ thể tượng hình, tượng thanh: trận
cười vang vang, mắt ta rực sáng, xích kêu loàng xoàng, khua xích kêu
vang, tung xiềng vào mặt, máu... dồn lại, xương da thịt, trên bàn
chông, cười đùa vang vang, mặt lạnh như đồng, mồ hôi nhễ nhại, cuộn
vòng gân tươi, rỉ máu, điểm mặt mày, ngoi dậy. Với lối mô tả dùng
chi tiết rõ rệt, ông tạo ra một khúc phim hoạt cảnh với các nhân vật
sống động.
Tác
giả dùng các động từ mạnh mẽ rất có hiệu quả: nước dâng, lê, rực
sáng, khua, tung, dồn, đi tràn, cuộn vòng, chọn, điểm, gục, ngoi dậy.
Một điểm đặc biệt nữa là ông dùng từ ngữ mới lạ, mới thoạt nghe
tưởng như khập khiễng hoặc không thích hợp, nhưng những từ ngữ này
cần có sự suy nghĩ sâu xa mới nhận ra tác dụng của chúng. Thí dụ
như "ngạo nghễ," "nụ cười không tươi," "lòng hờn
sôi," "miệt mài," "đau nhức không nguôi," "giống
dân," "mặt lạnh như đồng."
Ngoài
ra, như trình bày ở trên, tác giả áp dụng kỹ thuật độc đáo của
nghịch lý ("Trên bàn chông hát cười đùa vang vang") và
tương phản để nhấn mạnh ý tưởng.
Nói
tóm lại, bằng cách dùng điệp ngữ, mỹ từ, và các kỹ thuật viết
tuyệt diệu, Nguyễn Đức Quang vẽ ra một cuộc đấu tranh chống lại
thống trị bạo tàn với nét sống động, lôi cuốn, vả hiệu quả.
C.
Bản dịch tiếng Anh bài hát "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ":
Trong
truyện ngắn "Những chiến sĩ cho tự do" (The Freedom
Fighters) trong tuyển tập "Lửa Cháy Trong Mưa" (Fire In
The Rain) (Cao-Đắc 2014a; Cao-Đắc 2014b), có cảnh chiếc thuyền nhỏ với
những thuyền nhân lênh đênh trên biển cả mênh mông. Các người trên
thuyền cùng nhau hát bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" trong
một sinh hoạt cho qua ngày. Trong nguyên tác tiếng Anh, tôi dịch bài
hát sang tiếng Anh (Cao-Đắc 2014b, 266-267). Như trình bày ở trên, bài
hát tiếng Việt có lối dùng chữ tinh tế và hơi phức tạp. Do đó,
chuyện dịch sang tiếng Anh để giữ được ý tưởng và phản ảnh ý nghĩa
của bài hát rất là khó khăn. Chuyện còn khó hơn nữa khi tôi muốn
giữ cùng số âm tiết (syllables) trong mỗi câu để bài dịch tiếng Anh
có thể hát được với cùng nhạc điệu. Ngoài ra, tôi cũng cố tạo ra
vần điệu để bài hát có âm điệu dễ hát và có thể được đọc như một
bài thơ. Mục đích chính của tôi là giới thiệu bài hát cho những
người nói tiếng Anh, kể cả các thế hệ trẻ gốc Việt không biết
tiếng Việt rành rẽ. Hẳn nhiên là bản dịch có thiếu sót hoặc sai
lầm và có thể không lột trần được mọi ý nghĩa tinh tế của bài
hát. Nhưng tôi hy vọng là bản dịch biểu hiện chính xác ý tưởng
chính của bài hát.
VIETNAM,
OUR PROUD FATHERLAND
We
rise up like high tides that won’t retreat
The
long road, merely a laughable feat
We
drag our feet shackled by distant pains
Our
eyes glitter with the sounds of clanking chains
We
stir up chains right before every eye
The
lasting smile is one of a sad cry
The
distant smile is one of boiling rage
We
step forward, tossing chains at their faces
Blood
from Văn Lang pours together
Bones
and flesh from our forefathers
Everyday,
we laugh haughtily in our endless anguish
We
are a crowd of proud people
On
sharp nails, we sing, laugh out loud
Vietnam
lives, so do millions of our proud hearts
We
are people walking on glowing coals
With
cold faces, we look to the same goals
Our
pulsing veins roll under sweaty skin
With
blood-dripping wounds, under sunlight we grin
Tell
our children to be the righteous
Choose
to be the South, to be the glorious
Our
bold fingers point at them without fear
Rise
up and walk tall, those who collapse, our dear!
D.
"Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" là lời tiên tri kỳ bí cho phong
trào dân chủ tại Việt Nam hiện nay:
Một
cách kỳ lạ, bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ," lại rất có
ý nghĩa vào năm 2014 tại Việt Nam hơn là trong giai đoạn bài ra đời
năm 1966 tại Sài gòn. Năm 1966 chứng kiến mức leo thang của chiến tranh
Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc chiến, bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo
Nghễ" không có nội dung của một bài hùng ca truyền thống thúc
dục quân dân miền Nam tích cực tham gia chống lại quân Bắc Việt và
Mặt Trận Giải Phóng. Tuy Nguyễn Đức Quang muốn viết cho Việt Nam
"vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu,"
cái khốn khó, nhược tiểu này nên được biểu hiện, không ít thì nhiều, qua
cảnh chiến tranh Nam Bắc và cảnh đất nước chia đôi. Nhưng, một cách
kỳ lạ, ông không đả động một chút gì về những chuyện đó, như thể
là ông muốn trốn tránh những đề tài đó. Hoặc, như thể ông dành bài
hát của ông cho thế hệ sau một cách không cố tình.
Một
cách thần bí, trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam, bài "Việt
Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" có gíá trị là một bài hùng ca cho phong
trào đấu tranh cho tự do dân chủ hơn bao giờ hết. Viết cách đây gần
nửa thế kỷ, bài hát là lời tiên tri cho cuộc đấu tranh cho tự do dân
chủ nguyên văn mà không cần phải sửa đổi một chút xíu nào. Sau đây
là những nhận xét chứng minh cho chuyện đó.
Thứ
nhất, Nguyễn Đức Quang không hề xác nhận rõ ràng đối tượng cho cuộc
nổi dậy của dân Việt là ai. Ông dùng từ ngữ mơ hồ như "mọi
người," "nhân gian," và "trần gian." Trong phần
phân tích trên, tôi diễn giải các từ ngữ đó là ám chỉ kẻ xâm lăng
hoặc kẻ thống trị, đàn áp. Dưới nội dung lịch sử Việt Nam, hầu như
tất cả mọi chiến tranh chống ngoại xâm là chống giặc phương Bắc
(Hán, Mông cổ, Thanh), với giai đoạn ngắn chống thực dân Pháp. Nhưng
nếu ta nghe hoặc đọc kỹ lại lời trong bài ca, đối tượng cho cuộc nổi
dậy của dân Việt là kẻ đang thống trị hơn là kẻ ngoại xâm. Thực ra,
từ ngữ "mọi người," "nhân gian," và "trần
gian" áp dụng thích đáng cho ĐCSVN và chính phủ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) và những kẻ thừa hành nhiệm vụ (tòa
án, công an, cảnh sát, cán bộ, viên chức) hơn là cho kẻ ngoại xâm, vì
những từ ngữ này hàm ý chỉ những người cùng sống chung trong nước.
Trong giai đoạn hiện tại, đó là phe thiểu số đang nắm quyền.
Thứ
nhì, Nguyễn Đức Quang mô tả các cực hình dân Việt trải qua bằng các
ẩn dụ như gông cùm, xiềng xích, bàn chông, lò lửa hồng. Các ẩn dụ
này áp dụng cho cực hình dân Việt chịu đựng dưới ách đô hộ Tàu
hoặc Pháp, nhưng cũng áp dụng một cách còn chính xác hơn cho các
cực hình mà dân Việt đang chịu đựng dước chế độ cộng sản hiện nay
tại Việt Nam. Ta không khỏi hoảng kinh khi chợt nhận ra rằng ĐCSVN đã
đặt gông cùm, xiềng xích, bàn chông, và lò lửa hồng lên dân Việt
trong suốt 70 năm ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam. Còn gì chính xác
hơn là những gông cùm, xiểng xích của lừa đảo, tàn bạo, mị dân mà
ĐCSVN và chính phủ CHXHCNVN đã đặt lên dân Việt trong suốt bao nhiêu năm
qua? Cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, biết bao nhiêu lừa đảo lịch
sử biến những thanh thiếu niên nam nữ thông minh tài giỏi thành những
kẻ u mê, sự đày đọa dân miền Nam và những quân dân cán chính của
chính thể VNCH, các luật lệ rừng rú, sự cưỡng bức đất đai của dân
oan, sự bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến, dùng các
tù nhân lương tâm là con tin trao đổi cho những lợi lộc cho đảng, những
tệ trạng tham nhũng, bóc lột dân, khánh kiệt tài nguyên quốc gia, tinh
thần khiếp nhược Tàu cộng, những hành vi bán nước công khai và bí
mật, dùng bạo lực công an cảnh sát để khống chế đàn áp dân, và muôn
ngàn các hành động đốn mạt khác. Nếu những cái đó không phải là
gông cùm, xiềng xích, bàn chông, lò lửa hồng thì còn gì chính xác
hơn?
Thứ
ba, Nguyễn Đức Quang mô tả tinh thần bất khuất, kiêu hùng, ý chí mạnh
mẽ, sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai của dân Việt. Những mô tả này
thực ra còn chính xác và cụ thể hơn cho những người đang tranh đấu
cho tự do dân chủ. Những lời lẽ oai phong của Nguyễn Phương Uyên trong
phiên tòa quả y như là "tung xiềng vào mặt" lũ quan tòa xử
án. Tiếng hát thanh thản của Bùi Thị Minh Hằng trong phiên tòa và
lời ca của Đỗ Thị Minh Hạnh trong ngục tù đúng là tiếng "cười
ngạo nghễ" trong "đau nhức không nguôi." Vẻ mặt khắc khổ
của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bình tĩnh trong ngày xử cho thấy
"mặt lạnh như đồng" với tia "nhìn về một xa xăm." Đôi
dép tổ ong của Điếu Cày là biểu hiện cho "da chan mồ hôi nhễ nhại
cuộn vòng gân tươi." Và biết bao nhiêu người đã gục ngã vì bị
hành hạ, đánh đập, thiếu thuốc men, trong và ngoài ngục tù là những
người "ôm vết thương rỉ máu" nhưng, với những người còn sống,
họ vẫn "cười dưới ánh mặt trời."
Thứ
tư, Nguyễn Đức Quang tuyên bố một câu về sự tồn vong của đất nước
Việt Nam là "Việt Nam còn nếu và chỉ nếu triệu con tim này còn
là triệu khối kiêu hùng." Câu tuyên bố đó thực ra cũng không có
gì là lạ trong một bối cảnh bình thường. Tuy nhiên, điểm lạ là lời
tuyên bố có vẻ như trên trời rớt xuống trong một bài hát thúc đẩy
người dân thoát khỏi cảnh khốn khó, nhược tiểu. Vì câu đó là câu
chót trong điệp khúc, ta phải hiểu đó là câu quan trọng nhất. Nhưng
câu quan trọng nhất đó lại có vẻ không ăn nhằm gì tới những dàn
dựng của tác giả về gông cùm, xiềng xích, về tung xiềng vào mặt
nhân gian, cười ngạo nghễ trong đau nhức không nguôi, trên bàn chông hát cười
đùa vang vang, đi tràn trên lò lửa hồng, cùng nhìn về một xa xăm, v.v. nếu
được nhìn dưới bối cảnh lịch sử dân Việt chống ngoại xâm. Cái kết
nối của những dàn dựng đó với chuyện tồn vong của đất nước rất là
lỏng lẻo vì tác giả đang diễn tả sự kiêu hùng của dân tộc và chống
lại ngoại xâm hoặc thống trị bạo tàn. Chuyện mất nước có vẻ đột
ngột. Tại sao chuyện thoát khỏi cảnh khốn khó, nhược tiểu lại dính
líu hệ trọng đến sự sống còn của nước Việt Nam? Khi bài hát ra
đời, câu đó không khiến cho ai suy nghĩ gì thêm, và ai cũng cho rằng
đó là câu nói tự nhiên về lịch sử đất nước.
Tuy
nhiên, khi ta nghe hoặc đọc câu đó trong lúc này, ta không khỏi rùng
mình kinh ngạc. Hiện nay, không có gì đáng sợ hơn cho dân Việt là nỗi
sợ mất nước vào tay Tàu cộng. Bí mật của hội nghị Thành Đô vẫn
chưa được đem ra ánh sáng. Thái độ của giới lãnh đạo ĐCSVN rất là
khả nghi và những hành động gần đây của họ và Tàu cộng cho thấy
cái hiểm họa mất nước là sự thật. Khi bài hát được nghe hoặc đọc
lúc này, ta thấy cái móc nối giữa sự tồn vong đất nước và dàn
dựng về gông cùm xiềng xích, cười ngạo nghễ, hát cười đùa, v.v. quả
thật là chặt chẽ. Đúng vậy, nếu triệu người dân Việt không còn là
triệu khối kiêu hùng ngạo nghễ thì Việt Nam sẽ không còn.
Thứ
năm, Nguyễn Đức Quang kể câu chuyện đất nước Việt Nam là cuộc hành
trình dài ngút ngàn của đấu tranh cho tự do, thoát bỏ gông cùm xiềng
xích, và tinh thần kiêu hùng, thái độ ngạo nghễ của dân Việt. Tuy
Nguyễn Đức Quang dùng những hình ảnh này là ẩn dụ cho "vượt qua
cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu," câu chuyện gầy
dựng nhắc nhở đến lịch sử. Câu chuyện đó phù hợp với lịch sử Việt
Nam một cách tổng quát, nhưng nó không phù hợp với những giai đoạn
lịch sử tổ quốc từ thời máu từ thành Văn Lang dồn lại và cha ông
miệt mài bỏ thịt xương bảo vệ đất nước.
Quan
trọng nhất, có thật là Nguyễn Đức Quang đang kể chuyện lịch sử Việt
Nam hay không? Câu chót của bài hát cho ta câu trả lời: "Hỡi
những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên." Đó là một lời kêu
gọi. Lời kêu gọi cho một phong trào hiện tại, không phải là câu
chuyện quá khứ. Tác giả kêu gọi gì trong năm 1966 khi cuộc chiến hai
miền đang xảy ra tàn khốc? Cả toàn bài không hề nhắc đến cuộc chiến
hai miền, hoặc sự khác biệt ý thức hệ. Do đó lời kêu gọi của tác
giả, tuy có thể chấp nhận là lời kêu gọi "vượt qua cái khốn khó,
vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu," vào năm 1966, lại là lời
kêu gọi thích đáng nhất trong năm 2014. Đúng vậy, chỉ có trong giai
đoạn này, lời kêu gọi cho một cuộc nổi dậy đứng lên chống lại kẻ
đang thống trị đấ̀t nước vì sự tồn vong đất nước mới là thích
đáng.
Thứ
sáu, Nguyễn Đức Quang cho một lời khuyên gần cuối bài: "Làm
người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam." Như đã phân tích ở
trên, câu này rất thâm thúy và súc tích với ý nghĩa của "dân
Nam" và "chọn." Ta biết "dân Nam" hàm ý tinh
thần bất khuất, ý chí bền bỉ, và thái độ " ngạo nghễ"
của dân Việt. Ý nghĩa "chọn" có thể không đặc sắc lắm ở
giai đoạn thập kỷ 1960, và có thể còn bị coi là hơi gượng ép. Tuy
nhiên, với tình trạng hiện nay tại Việt Nam và trong giai đoạn của
cuộc đấu tranh dân chủ, "chọn" là một động từ độc đáo,
tuyệt vời, và có ý nghĩa vô cùng thấm thía.
Đúng
vậy, người dân Việt hiện nay tại Việt Nam có thể "chọn" làm
người "dân Nam" hay không tùy ý. Họ có thể chọn tham gia phong
trào dân chủ để "làm người huy hoàng," với tinh thần bất
khuất, "tung xiềng vào mặt nhân gian," và "cười ngạo
nghễ" trong "đau nhức không nguôi." Họ có thể sẽ phải
trả một giá đắt cho sự lựa chọn của họ. Họ có thể sẽ phải nhọc
nhằn "mồ hôi nhễ nhại" hoặc "ôm vết thương rỉ máu,"
ngồi "trên bàn chông," hoặc đi trên "lò lửa hồng,"
nhưng họ vẫn "cười đùa vang vang" và "cười dưới ánh mặt
trời" vì họ biết Việt Nam còn nếu và chỉ nếu "triệu con
tim còn là triệu khối kiêu hùng."
Ngược
lại, họ cũng có nhiều lựa chọn khác ngoài chuyện tham gia phong trào
dân chủ.Họ cũng có thể "chọn" đi theo chính quyền và giúp
chính quyền đàn áp những người đấu tranh. Họ cũng có thể
"chọn" không tham gia phong trào dân chủ và không giúp chính
quyền, khoanh tay nhìn những người đấu tranh bị đàn áp. Họ cũng có
thể "chọn" bỏ qua mọi chuyện, không đoái hoài gì đến vận
mạng đất nước, và tiếp tục sống với cuộc sống riêng tư của họ.
Cuộc sống riêng tư đó có thể sung túc, nhàn nhã, nhưng cũng có thể
nghèo khổ, bận rộn.
Với
sáu nhận xét trên, bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" quả
thật là bài hát viết đặc biệt dành cho phong trào dân chủ hiện nay
tại Việt Nam. Ta không rõ tại sao Nguyễn Đức Quang viết bài "Việt
Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" với những ý tưởng và cách diễn tả bất
chấp thời gian. Nhưng, như một tình cờ lịch sử may mắn, những gì gói
ghém trong bài hát sống dậy một cách huy hoàng và mạnh mẽ, đem lại
uy lực bất khả kháng cho phong trào dân chủ trong cuộc đấu tranh cho
tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay.
E.
Kết Luận:
Ca
khúc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" là một bài hát nói lên
sức mạnh của dân Việt với tinh thần bất khuất và sức chịu đựng bền
bỉ trải qua những nhọc nhằn và đau thương trong cuộc đấu tranh chống
lại thống trị bạo tàn. Nguyễn Đức Quang diễn tả ý tưởng một cách
hữu hiệu qua cách dùng điệp ngữ, mỹ từ, và các kỹ thuật viết tài
tình, vẽ ra hình ảnh cuộc đấu tranh sống động với cảnh tượng linh
hoạt và đầy cảm xúc. Bài hát được dịch sang tiếng Anh với cùng số
âm tiết cho mỗi câu để có thể hát với cùng nhạc điệu như bản tiếng
Việt. Mục đích là để truyền bá cho những người nói tiếng Anh, kể
cả các thế hệ sau này.
Bài
hát được viết cách đây gần nửa thế kỷ nhưng, như lời tiên tri kỳ bí,
lại áp dụng rất thích hợp cho cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ hiện
nay tại Việt Nam. Phong trào dân chủ nên dùng bài hát này để kêu gọi
toàn dân Việt Nam đứng lên trong cuộc nổi dậy chống lại bạo quyền
cộng sản.
CẢM
TẠ
Tôi
xin có lời cảm tạ các bạn trên trang mạng Dân Làm Báo, nhất là các
bạn Sài gòn, daubetangthuong và bức xúc, đã có
lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định
viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của bạn Sài gòn.
________________________________________
Tài
Liệu Tham Khảo:
1.
Cao-Đắc, Tuấn. 2014a. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
2.
Cao-Đắc, Tuấn. 2014b. Fire In The Rain. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
3.
DuCa. 2003. Phong trào DU CA Việt Nam. http://www.ducavn.com/
(truy cập 25-10-2014).
4.
Nhóm Thân Hữu. 2011. "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" Tưởng Niệm
Người Du Ca Muôn Thuở. http://ducavn.nl/duca_files/TrangTuongNiem/NguyenDucQuang/TuongNiemNDQ.pdf
(truy cập 25-10-2014).
5.
Trần Trung Đạo. 2008. Khi bài hát trở về. Đăng 26-10-2014.
6.
Wikipedia. 2014. Nguyễn Đức Quang. Sửa đổi lần cuối 17-4-2014.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%E1%BB%A9c_Quang
(truy cập 27-10-2014).
©
2014 Cao-Đắc Tuấn
No comments:
Post a Comment