Trương Tấn Sang là một nhân vật nổi
tiếng với câu nói: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì
nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia
người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã
nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này" (Trích
phát biểu của Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 (Sài Gòn)
với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7/5/2011 [1]
Tuy
nhiên người dân Việt Nam lại biết rằng Trương Tấn Sang thực chất lại là một con
Sâu cỡ siêu bự. Con sâu Tư Sang không những tham nhũng mà còn bán nước. Điều đó
sẽ được chứng minh qua bài viết này về Tư Sâu Trương Tấn Sang.
I.
Con Sâu “Siêu bự”
Theo
báo chí lề đảng cho biết thì Trương Tấn Sang (4 Sang) có lý lịch như sau:
“Tiểu
sử ông Trương Tấn Sang
Tư
sâu – Trương Tấn Sang
|
Họ
và tên khai sinh: Trương Tấn Sang
Sinh
ngày 21/1/1949
Quê
quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Nơi
ở hiện nay: Số 51 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Dân
tộc: Kinh
Trình
độ chuyên môn: Cử nhân luật
Nghề
nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng.
Ngày
vào Đảng: 20/12/1969, ngày chính thức: 20/12/1970
Trình
độ học vấn: Cử nhân
Lý
luận chính trị: Cao cấp
Ngoại
ngữ: Tiếng Anh (B)
Khen
thưởng: Huân chương kháng chiến hạng ba
Là
đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.
Tóm
tắt quá trình công tác:
-
1966-1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh
(PK2).
-
1969-1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị
trấn Đức Hòa (Long An).
-
1971-1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973,
được trao trả theo hiệp định Paris.
-
1973-4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.
-
4/1975-10/1978: Cán bộ công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành
phố, Bí thư Đoàn các nông trường và khu kinh tế mới TP HCM.
-
1979-8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình
Chánh, TP HCM, Thành ủy viên dự khuyết.
-
1983-1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên
xung phong và Ban kinh tế mới TP HCM.
-
1986-1988: Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, TP HCM.
-
1988-1990: Đi học ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội).
-
1990-1991: Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp.
-
1991-1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư trường trực Thành ủy TP HCM.
-
1992-1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch rồi Chủ
tịch UBND TP HCM.
-
1996-1/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM.
-
1/2000-2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
-
2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư.”.
Tư
Sâu có xuất thân từ một anh cộng sản nằm vùng và sau đó Tư Sâu mới có cái bằng
“cử nhân luật” giống như chiếc bằng của anh thủ tướng 3X mà xung quanh nó là cả
một câu chuyện đáng xấu hổ của đương kim chủ tịch nước cộng sản Việt Nam.
Sau đây là đoạn
trích của tác giả Đặng Cứu Quốc về sự thật này của Tư Sâu: "Người dân Việt
Nam có bao giờ được trực tiếp bầu tổng thống hoặc bầu chủ tịch nước theo ý của
dân không? Hay chỉ do đảng chỉ định? Nếu có được quyền tự do, dân chủ bầu chủ
tịch nước thì ai dám bầu cái ông Trương Tấn Sang bất tài, thất đức kia lên làm
chủ tịch nước? Chỉ có đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, độc đảng, kém tài,
thất đức mới dám chỉ định một tên phản động, vô đạo đức như Trương Tấn Sang lên
làm chủ tịch nước mà thôi, chứ nhân dân đã quá biết rõ ông này, quá sợ ông Sang
này rồi, không người dân nào dám bầu ông ta đâu!
Ông
Trương Tấn Sang, năm 2010 là thường trực Ban Bí thư trung ương đảng CSVN, hiện
nay (năm 2012) là chủ tịch nước là một trong 4 người đã ra lệnh, hô hào học tập
đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu chuyện về trường hợp của ông Sang sẽ giúp
mọi người hiểu được rõ hơn về đạo đức cộng sản và nó cũng là 1 minh chứng điển
hình cho đạo đức CSVN cùng bản chất của chế độ.
Vào
những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ
khi Khoa Luật của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa
tách ra thành Trường Đại học Luật TPHCM như hiện nay (2012), ông Trương Tấn
Sang, bấy giờ, với chức vụ là phó Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh ghi danh học
lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường
xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui
chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và
cũng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.
Khi
còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi, thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng
đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên
theo học luật cùng lớp luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã
chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng
và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh chàng đệ tử này là người
chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang copy, “quai cop” ngay trong
buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ẩn bắt quả tang và lập biên bản, bắt ông Sang ký
tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô
giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng: “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho
ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi? Ông ta là ông Trương Tấn Sang
– Phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao?!”
Cô
giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt
bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay
Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi
nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây
là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên
bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này
hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng
qui chế thi cử trước đã!...”.
Trước
những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ
đanh thép của cô giáo Ẩn, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên
vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không
nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước khi kỳ thi
công bố kết quả, cô giáo Ẩn bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà
từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ẩn đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao?
Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong
danh sách thi đậu Cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận
bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ
xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể
tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!”.[3]
Ngoài
chuyện thi cử gian lận thì Tư Sâu còn được biết đến là một kẻ dâm ô có hạng
không kém gì “bác Hồ”. Trong khi làm Bí thư thành ủy thì Tư Sâu đã từng bắt bà
Nguyễn Thị Hồng - Giám đốc Công ty may xuất khẩu Quận 3 phải đút lót cho Sang
để yên bề làm ăn. Sau đó Sang ép bà Hồng đi Singapore ngủ với mình, bà Hồng không
đi liền bị bỏ tù nhưng không đủ chứng cứ không xử được. Ra tù bà Hồng và chồng
làm đơn tố cáo. Tư Sâu nhờ tiền bạc đút lót cho Nông Đức Mạnh, Mạnh cho người o
bế và vận động bà Hồng rút đơn. Việc này báo nước ngoài và thư tố cáo gởi Bộ
chính trị cộng sản Việt Nam nhiều lần. Sự việc này đã bị 2 đảng viên kỳ cựu của
cộng sản phanh phui cùng nhiều tội ác khác của Tư Sâu.
Đầu tiên là bức thư
của ông đảng viên kỳ cựu Trần Minh Hồ (Hà Nội):
“Kính
gửi: - Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Và các đ/c trong Bộ Chính trị
Tôi
là một đảng viên trung kiên, trước đại hội đảng toàn quốc, tôi 2 lần gửi thư
đến các đ/c Bộ chính trị (ngày 24/4 và 25/6/2010), gửi qua đường bưu điện nhưng
xem ra thư bị ỉm đi. Nay thấy tình thế đất nước lộn xộn, có kẻ thân tàu đã cố tình
làm nát nội bộ nên tôi phải nhờ mạng “chủ quyền biển đông Việt Nam” mà tôi tin
tưởng để chuyển đến các đ/c những suy nghĩ, đề xuất của cá nhân tôi. Tôi thấy
đ/c Tổng bí thư đã nói rất thẳng trước hội nghị TW, tôi tin rằng đ/c sẽ nghe
tôi nói thẳng. Tôi muốn nói về bản chất Trương Tấn Sang.
Có
thể đ/c sẽ nói rằng đ/c Trương Tấn Sang là người trong sạch, đạo đức có phải
vậy không? Những điều tôi nói ra đây là chắt lọc từ nhiều đ/c, có đ/c đã ở vị
trí tứ trụ triều đình, có đ/c nguyên là Bộ Chính Trị, nguyên Ủy Viên Trung
Ương, tướng lĩnh và lão thành cách mạng…
Về
Trương Tấn Sang: đ/c nhớ rằng anh Sang làm Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh
(1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung
Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam
đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm Chủ tịch thành phố) để
nhận tiền vàng. Anh Sang luôn tỏ ra trong sạch, không nhận nhà lớn, ở một căn
nhà nhỏ, nhưng tiền vàng thì nhiều hết chỗ nói, bị mất chức Bí thư đưa ra Hà
Nội mọi người nghĩ rằng Trương Tấn Sang sẽ bị kỷ luật, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị
nhưng rồi đ/c Tổng Bí thư bao che, đ/c còn vận động cả Trung Quốc bao che cho
Trương Tấn Sang nên chỉ bị khiển trách rồi sau đó lên chức.
Tổng
bí thư cũng đã nhận được tố cáo của vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất
Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư
Thành ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và
làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ
tù. Vi phạm đạo đức như vậy mà vẫn bảo vệ là cái lẽ gì?
Đó
chỉ là vài chuyện không thể nào quên khi Trương Tấn Sang còn ở thành phố. Còn
bây giờ thì sao? Trương Tấn Sang luôn có bộ máy bao vây chính phủ. Điều này đã
có từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt
hai năm 2009 và 2010 sắp tới đại hội nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn
diện. Tôi dùng chữ toàn diện ở đây để nói rằng việc tấn công Thủ tướng là có kế
hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Anh Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức
bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng. Để làm gì? Rõ
ràng là để lật đổ và giành ghế. Có đúng không đ/c Tổng Bí thư? Nguyễn Hữu Hiền
một phần tử tha hóa đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần Huỳnh Duy
Thức. Trương Tấn Sang đã yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục
trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế
giới (WB). Trương Tấn Sang có ý đồ gì và trách nhiệm như thế nào trước việc làm
này? Nguyễn Hữu Hiền và bọn phản động từng nói: “Trương Tấn Sang là Boris
Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại”. Cần kiểm điểm làm rõ quan hệ
Trương Tấn Sang với Nguyễn Hữu Hiền và nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, việc
này rất quan trọng.
Một
việc trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính
phủ là vụ Vinashin. Đ/c nghĩ lại xem vì sao lại cho kiểm tra Vinashin khi chỉ
có 6 tháng nữa là đại hội đảng toàn quốc. Và lố bịch thay Ủy Ban Kiểm Tra vừa làm
xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang
đã cho Hải (thư ký của anh Sang) gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo
lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày
13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo
cáo. Tôi tìm hiểu được biết Trương Tấn Sang đã kết với chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm
Tra Nguyễn Văn Chi để “thần tốc” dựng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Họ thỏa thuận nhau “Sang lên, Chi ở lại thêm khóa nữa”. Ngày 31/7/2010 Bộ Chính
Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội
hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo.
Đ/c
Tổng Bí thư xem như vậy có vi phạm nguyên tắc đảng không? Có phải cách hành xử
của đảng ta không? Và Trương Tấn Sang có biến công cụ của đảng, biến công luận
thành công cụ riêng của mình không?
Trước
đại hội tôi có đọc được thư của ông Trần Đức Quế, một cán bộ tham gia từ kháng
chiến chống thực dân Pháp: Nêu việc Đặng Thành Tâm (Tân Tạo) dùng tiền đi vận
động Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư và dư luận Hà Nội càng xôn xao với những
cái tên như Hùng Ken, Thắng Mượt, những doanh nghiệp giàu có nhưng rất xã hội
đen là đệ tử của Trương Tấn Sang đang tung tiền để chạy ghế cho Trương Tấn
Sang. Những ngày qua ông ta lập mạng Quan làm báo theo quan điểm Trung Quốc để
bôi xấu Thủ tướng làm xấu danh Chính phủ thì đẹp gì cho Đảng ta hả đ/c Tổng bí
thư. Trương Tấn Sang tuyên bố phải loại Nguyễn Tấn Dũng. Anh ta có quyền vậy
sao hay là cậy vào kẻ thù bên ngoài mà ngang dọc như vậy?
Chuyện
về Trương Tấn Sang đánh chính phủ còn dài dài, nhưng chỉ cần xem như vậy cũng
đã rõ rồi. Tôi không phải là họa sĩ nhưng những gì đã nêu có thể là một bức
tranh phác họa sắc nét về Trương Tấn Sang, với tất cả bản chất rất đê tiện, cơ
hội và hèn mọn. Một con người như vậy có thể là đảng viên cộng sản không? Tôi
đề nghị đ/c Tổng Bí thư phải thật nghiêm túc.
Khi
xem xét Trương Tấn Sang phải thấy rõ 2 điều: Thứ nhất là bản chất rất cơ hội
luôn mưu mô hại người khác vì quyền lợi cá nhân, sẵn sàng vu khống để hại đ/c
mình. Tôi rất lo sau lưng 4 Sang là địch, chúng đang xây dựng 4 Sang lên để lật
đổ chế độ như chúng đã làm với Liên Xô. Thứ hai là đạo đức suy đồi thông qua
những vụ việc khi ở TP. Hồ Chí Minh và hành vi gần đây.
Là
Tổng bí thư đ/c phải dám quyết, loại bỏ cái xấu, bảo vệ người tốt, quang minh
đ/c nhé.
Chào
đ/c.
Trần
Minh Hồ
(Hà
Nội)”.
Và tiếp sau là lá
thư của một vị cộng sản lâu năm khác là ông Lê Văn Lý – Hà Nội:
“Lê
Văn Lý
Hà
Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2010
Kính
gửi:
–
Các đ/c Bộ chính trị
–
Các đ/c Uỷ Viên Trung Ương
–
Các đ/c lão thành của Trung Ương Đảng
Thưa
các đ/c,
Sắp
đến ngày Hội nghị Trung ương để chọn nhân sự giới thiệu Đại hội toàn quốc. Tôi
trăn trở nhiều đêm không ngủ, người cầm lái quan trọng lắm, lái chệch hướng tàu
đi đường khác. Liên Xô sụp đổ cũng là vậy, là con người.
Tôi
muốn các đ/c sáng suốt xem xét kỹ. Vừa rồi tôi có được đọc vài lá thư không
chính thức, có cái ký tập thể nhưng nói không chính xác. Riêng hai lá thư của
hai đ/c Trần Minh Hồ và Trần Đức Quế tôi cho là rất nhiều lý lẽ và chứng cứ rõ
ràng cần được xem xét. Tôi muốn nói thêm với các đ/c về hai đ/c Trương Tấn Sang
và Nguyễn Phú Trọng. Nghe nói đ/c Nông Đức Mạnh giới thiệu đ/c Nguyễn Phú Trọng
làm Tổng Bí thư. Tôi thấy không nên vì đ/c Trọng chỉ là người lý luận lỗi thời
không phù hợp với kinh tế tri thức và cơ chế kinh tế thị trường. Trong thời đại
này đảng cần người hành động, dám làm dám chịu, biết vì dân, lo cho dân và làm
cho dân. Đ/c Trọng không thể làm được, vì đ/c có những sai lầm nghiêm trọng.
Đơn cử hai việc để các đ/c chiêm nghiệm.
Vì
sao đ/c Nguyễn Phú Trọng đưa vấn đề đường sắt cao tốc ra Quốc Hội một cách xô
bồ và “tự do” đến như vậy. Chả nhẽ một vấn đề lớn như vậy mà Đảng đoàn Quốc hội
và Ban Cán Sự Đảng, Chính phủ và Ban Bí Thư không trao đổi với nhau để xem xét
có nên đưa ra Quốc Hội hay không, đưa cái gì, không đưa cái gì. Nghe nói đ/c
Trương Tấn Sang và đ/c Nguyễn Phú Trọng bàn nhau để sụp bẫy chính phủ có phải
không? Các thế lực thù địch bên ngoài nói rằng: Chưa bao giờ xã hội dân sự được
thắng lợi ở diễn đàn Quốc Hội như lần này. Chưa bao giờ Chính phủ của Đảng CSVN
bị vỗ mặt ở Quốc Hội như lần này. Ai vỗ mặt ai? Có phải hai đ/c Trương Tấn
Sang, Nguyễn Phú Trọng (mà quyết định là đ/c Trọng) đã vỗ mặt đảng ta không? Có
chệch hướng không? Rõ ràng là đ/c Trọng đã sai phạm nghiêm trọng.
Một
dẫn chứng khác, tại Hội nghị Bộ Quốc Phòng đ/c Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố:
“Các đ/c đừng coi diễn biến này diễn biến nọ, (ý chỉ diễn biến hòa bình) là
quan trọng, nó không thể làm được gì ta. Vì chúng ta có quân đội hùng mạnh đã
đánh thắng những đế quốc to”. Có phải vậy không? Hồng quân Liên Xô không hùng
cường sao, không tinh nhuệ sao, mà vẫn diễn biến được?! Bài học Liên Xô sụp đổ
còn sờ sờ ra đó. Với suy nghĩ, biện chứng và cách làm như vậy không thể là Tổng
Bí thư được và nói thật các đ/c nên hoan nghênh và để đ/c Nguyễn Phú Trọng về
nghỉ, chọn một đ/c khác, trẻ, khỏe, thông minh tài trí hơn để làm.
Bây
giờ tôi nói về đ/c Trương Tấn Sang:
Thư
đ/c Trần Minh Hồ và Trần Đức Quế đã phản ảnh khá rõ. Những chuyện như vậy với
đ/c Sang còn nhiều. Thử hỏi từ ngày vào Bộ Chính Trị đến giờ đ/c Sang có chủ
trương nào, đề xuất nào, công việc nào để đóng góp với Đảng xứng tầm Thường
trực Ban Bí Thư không? Ngược lại đi tạo vây cánh để đánh đảng, đánh đ/c mình.
Dùng danh nghĩa Thường trực Ban Bí Thư chỉ thị các báo đánh để hạ uy tín của
đảng, hạ uy tín đ/c mình. Chúng ta hãy thử hệ thống lại về đ/c Sang:
–
Về đạo đức: Rất tồi tệ, đã từng dính dáng đến vụ án Năm Cam xã hội đen nổi
tiếng, đã từng ăn của người Hoa Chợ lớn phải mất chức Bí thư Thành ủy và nhận
án kỷ luật. Sa đọa hơn đã ép chị Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công Ty Xuất Nhập
Khẩu Quận 3 ăn ngủ với mình, cung phụng mình, Hồng không đáp ứng đủ liền bị cho
vào tù mấy năm. Ra tù vợ chồng Hồng phát đơn kiện, Tổng Bí thư (đ/c Mạnh) không
xử, cho người vào vận động vợ chồng Hồng rút đơn. Sa đọa và tha hóa như vậy chỉ
có khai trừ Đảng mới đáng, sao lại lên chức? Mới đây Trương Tấn Sang còn dùng
giám đốc các doanh nghiệp như Tâm Tân Tạo, Hùng Ken, Thắng Mượt đi vận động để
mình làm Tổng Bí thư, thật là quá xấu.
–
Về lập trường chính trị: Một con người như Nguyễn Hữu Hiền (Giám đốc một Công
ty viễn thông ở Tp. Hồ Chí Minh) được đ/c Sang đầu mối của bọn phản động chống
Đảng mà lại là chỗ thân tín được Trương Tấn Sang giới thiệu làm Cục trưởng Bộ
Bưu chính Viễn thông. Bọn Hiền (đã bị đưa ra khỏi đảng) vẫn coi Trương Tấn Sang
là Boris Yeltsin Việt Nam, là người “đổi mới” cho Đảng CSVN (???).
Trương
Tấn Sang đã nói gì với Hiền? Các thông tin mà bọn Trần Huỳnh Duy Thức đưa lên
mạng cả mấy chục bài chống Đảng là thông tin từ Hiền cũng có nghĩa Hiền lấy từ
Trương Tấn Sang. Rõ ràng Trương Tấn Sang đã hợp tác với kẻ chống đảng.
Gần
đây ta đều biết có Viện IDS tập hợp những trí thức “gai góc” để “phản biện”
chống lại Đảng, Trương Tấn Sang luôn tiếp họ tại nhà, một thành viên IDS khoe
rằng: “anh Tư Sang nói mọi việc không có gì quan trọng, các anh (IDS) cứ hoạt
động”.
Tôi
chỉ nêu 2 hiện tượng trên chúng ta có thể thấy rõ quan điểm lập trường của
Trương Tấn Sang như thế nào? Lập trường đó có thể được các đ/c tín nhiệm không?
Vì
sao Trương Tấn Sang đến tận nhà thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh? Chỉ vì muốn
vuốt ve lấy thêm “uy tín”. Cách đi của đ/c Sang là như vậy, không phải
đương đầu, không lao vào cuộc để khổ thân, cứ để mọi người làm và ta hưởng bằng
sự vuốt ve, lấy lòng.
Tôi
giật mình khi được thông tin ngày 31/07/2010 Bộ Chính Trị mới họp nghe báo cáo
về vụ Vinashin thì đầu tháng 7 đ/c Sang đã cho thư ký (đ/c Hải) cung cấp thông
tin và “chỉ thị ý kiến anh Tư” là phải đăng trước ngày 13/7/2010 để gây sức ép.
Kết luận rõ ràng của Bộ Chính Trị đã lột trần sự gian xảo của Trương Tấn Sang.
Tổng biên tập các báo có uy tín bị sập bẫy Trương Tấn Sang vô cùng bức xúc. Đ/c
Nguyễn Văn Chi Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra chắc cũng thấy mình bị đẩy cây bởi
Trương Tấn Sang và hối hận phải không?
Tôi
phân tích như vậy, mong các đ/c tỉnh táo suy nghĩ, phải chọn một đ/c Tổng Bí
thư có tâm, có tầm, dám làm, dám chịu. Các đ/c lưu ý rằng người hành động sẽ có
những khuyết điểm, nhìn thấy sửa sẽ tốt hơn, đừng vì vậy mà chỉ chọn người
hiền, lúc này chọn người hiền theo kiểu tròn trĩnh trơn tru sẽ hóa ra chọn kẻ
ngu dốt.
Kính
mong các đ/c sáng suốt.
Thân
ái,
Lê
Văn Lý
(Hà
Nội)”.[5]
Người
ta cũng đặt dấu hỏi về Tư Sâu khi ông ta trong tư thế “Quần đi đằng quần, áo đi
đằng áo” trong bức ảnh được trang mạng bình chọn cho Hạ Long đăng tải sau khi
Tư Sâu “làm việc” với người đẹp học trường nuôi dạy thú Lý Nhã Kỳ:
Tư
Sâu quá “xộc xệch” quần áo
Bức
ảnh được TTXVA trích dẫn từ N7W [6]:
Ngoài
ra, trong thời kỳ làm ăn hoàng kim của mình thì Năm Cam đã mò đến Tư Sâu, được
anh Tư Sâu giúp đỡ, khi vỡ lở sự việc thì Năm Cam vào tù lĩnh án tử hình còn Tư
Sang nhận án kỷ luật: Cảnh cáo, nhưng rồi vẫn lên chức. Sự kiện này cần ghi rõ
trong lý lịch – hiện tại chỉ ghi bị cảnh cáo là chưa rõ. Sự kiện này đã được đề
cập trong 2 bức thư của 2 ông cán bộ cộng sản nêu trên thì trong bản ghi của bộ
Công an cộng sản Việt Nam số 03/BCA – Về “Vụ án Năm Cam và đồng phạm”
mang bí số Chuyên án Z5.01 ngày 16/03/2002 có ghi rõ: “Cần xem xét trách
nhiệm của ông Trương Tấn Sang – bí thư thành ủy TP.HCM trong việc có liên quan
đến một số cá nhân khai nhận có sự bảo kê và bao che từ phía chính quyền TP.HCM
trong việc Năm Cam và đồng bọn lộng hành suốt một thời gian dài. Không loại trừ
khả năng phải xem xét trách nhiệm liên đới của ông Trương Tấn Sang. Đề nghị Bộ
Công An và cơ sảng đảng bộ TP.HCM nghiêm chỉnh họp bàn về sự việc này trong hội
nghi tổ chức (dự kiến) ngày 20/4/2002 sắp diễn ra…”.
Mặc
dù sau đó Tư Sâu thoát tội do dùng tiền mua Nông Đức Mạnh và đồng bọn nhưng
đồng chí Sâu vẫn bị dìm một thời gian dài mới có cơ hội ra Hà Nội tham chính
với chức quyền đầy mình như hiện nay.
Tuy
nhiên, nói đến Tư Sâu cũng cần phải nói đến tham nhũng và bè cánh. Việc Tư Sâu có những cổ phần kếch xù tại
tập đoàn Tân Tạo, Phương Trang là những điều mà ai cũng biết. Ngày
18/10/2012, Tư Sang phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn
xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét
vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”. Nhưng sự thật thì Tư
Sâu lại có rất nhiều nhà là đằng khác. Theo một bài viết cho biết:
“Bất
cứ ai sinh sống ở khu vực Thạch Thị Thanh, phường Tân Định đều biết ông Sang
tối thiểu có 3 căn nhà và con trai ông – Trương Tấn Sơn có một công ty to đùng
đều nằm trên đường Thạch Thị Thanh.
1
– Căn thứ nhất: 60 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất:
51m2 (1 trệt + 3 lầu + sân thượng, 4m x 13m). Diện tích sử dụng: 255 m2 (chưa
tính phần lan can lấn chiếm thêm 8m2 mỗi tầng). Giá thị trường: 12 tỷ
đồng.
Căn
này do Đảng cấp cho Trương Tấn Sang lúc đương chức lãnh đạo thành phố. Để bảo
vệ danh tiếng “liêm khiết”, Tư Sang, vợ, con, cháu đều đăng ký thường trú ở căn
nhà này. Với thành tích tham vọng cá nhân, nói nhiều, không làm gì cho Dân cho
Đảng mà chuyên đi chọc ngoáy đáng xấu hổ như hiện nay, Tư Sang nên “viết đơn
xin từ chức” và trả nhà ngay lập tức. Và Tư Sang cũng cần phải nhớ, đã làm đến
chức Chủ tịch nước thì phải phát biểu cho chính xác, biết bao nhiêu người đã hy
sinh để ông leo lên được chức Chủ tịch nước như hiện tại.
2
– Căn thứ hai: 17/51 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích
đất: 105m2 (1 hầm + 1 trệt + 1 lửng + 4 lầu + sân thượng, 5m x 21m). Diện tích
sử dụng: 720 m2. Giá thị trường: 21 tỷ đồng.
Đây
là căn nhà ông được TPHCM cấp năm 1979 khi là Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai
(Minh Diện – Bùi Văn Bồng). Đến năm 1992, khi lên làm Bí thư Thành ủy TPHCM,
ông đột nhiên “cho, tặng” căn nhà này cho em gái ruột tên Trương Thị Hồng Huệ
(hiện đang công tác tại Hải quan TPHCM, một trong các nhân vật chuyên lo chuyện
đứng tên các khối tài sản kếch xù thay cho Tư Sang sẽ được vạch trần trong các
bài tiếp theo).
Nay
không rõ sổ đỏ căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh đang đứng tên ai, nhưng nó đang
được em gái Trương Tấn Sang cho thuê với giá 2.000 USD/tháng và không rõ tài
sản này của nhân dân đã được gia đình Chủ tịch Trương Tấn Sang “biến hóa” và
“tẩu tán” đến đâu rồi?!!
Và
dĩ nhiên TPHCM không thể để Bí thư Thành ủy vô gia cư hoặc phải đi “ăn nhờ ở
đậu” nên những người đại diện nhân dân TPHCM đã “cắn răng lấp liếm” cấp tiếp
căn nhà 60 Thạch Thị Thanh cho Tư Sang có chỗ “chui ra chui vào”. Khổ thân Tư
Sang mà cũng khổ cho thân phận nhân dân TPHCM! Tư Sang giờ chắc đã quên căn nhà
17/51 Thạch Thị Thanh nên người dân TPHCM cũng không còn hy vọng gì ông sẽ trả
lại. Đúng không Tư Sang?
3
– Căn thứ ba: 29/5C Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất:
90m2 (1 trệt + 1 lửng + 3 lầu + sân thượng, 5m x 18m). Diện tích sử dụng:
480m2. Giá thị trường: 10 tỷ đồng.
Người
dân Thạch Thị Thanh ai cũng biết, căn nhà này là nơi quý tử Trương Tấn Sơn của
Chủ tịch nước thường xuyên lui tới. Đây cũng là trụ sở Công ty TNHH Thương mai
– Dịch vụ – Sản xuất – Xây dựng – Trang trí nội thất LE CA DE – một công ty có
quy mô và doanh số lớn trong ngành nội thất, đây chỉ là một trong những công ty
nằm trong hệ thống các công ty của gia đình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đặc
biệt, mặc dù nằm trong 2 con hẻm khác nhau nhưng hai căn nhà 17/51 và 29/5C
Thạch Thị Thanh nằm liền kề (hình chữ L) và thông nhau.
4
– Căn thứ tư: Hai căn hộ Penthouse liền kề (các căn số 2201 và 2202), tầng 22
của tòa nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú. Diện tích: 300m2. Giá thị
trường: 20 tỷ đồng. Đây là căn hộ siêu sang mà sau khi mua lại với giá 15 tỷ,
Trương Tấn Sơn đã bỏ thêm hơn 2 tỷ để hoàn thiện nội thất và chi thêm gần 3 tỷ
để trang bị đồ đạc trong căn hộ. Căn hộ siêu sang này đang đứng tên vợ chồng
Sơn Nhớt….”
[7]
Ngoài
ra bài viết nêu trên cũng cho đăng những hóa đơn chuyển tiền kếch xù, đăng ký
kinh doanh của con trai Tư Sâu mà nếu không nhờ con Sâu “siêu bự” thì đúng là
có mơ cũng chẳng có số tiền khổng lồ đó:
Đăng
Ký kinh doanh của con trai Tư Sâu :
Trích
Đăng ký kinh doanh của con dâu Tư Sâu :
Qua
những bằng chứng nêu trên có thể nói Tư Sâu chính là một tên đại tham nhũng,
dâm ô và mafia. Ông ta xứng đáng với tên gọi: Con Sâu “siêu bự” của cộng sản
Việt Nam trong đại gia đình các con Sâu “siêu bự’. Nhưng còn việc bán nước và
đàn áp nhân quyền thì sao? Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp sau dưới đây của
bài viết.
II.
Một kẻ bán nước và đàn áp nhân quyền
Để
minh chứng cho những hành động bán nước và độc tài của Tư Sâu, mời quý bạn đọc
theo dõi những chứng cứ sau đây để thấy rõ điều đó.
Thứ
nhất,
Tư Sâu làm chủ tịch nước và dưới quyền ông ta là 2 bộ trưởng công An Lê Hồng
Anh và Trần Đại Quang. Nhưng với vai trò là chủ tịch nước thì Tư Sâu luôn im
lặng để cho đàn em đàn áp nhân dân, người yêu nước. Những tội ác này có thể xem
lại cụ thể tại: “Những sự thật cần phải biết” – Phần 29, 31.
Ngoài
ra, bộ mặt thật của Tư Sâu còn được thể hiện rõ trong việc phản dân chủ khi Tư
Sâu nói những điều bao biện khi đi thăm Mỹ và các nước Châu Âu. Tư Sâu đã tuyên
bố: "Việt Nam chưa bao giờ đàn áp tôn giáo, đàn áp dân chủ hay đàn áp
những tiếng nói đối lập, rằng ở Việt Nam không hề có tù nhân chính trị hay tù
nhân lương tâm luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch của nước ngoài,
cũng như những thành phần bất đồng chính kiến phản động từ trong
nước".
Tiếp
theo, Tư Sâu còn dám trơ tráo tuyên bố: “Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để
bảo vệ và cổ võ nhân quyền, nhờ vậy mà người dân được hưởng những thành quả tốt
đẹp nhất của tiến trình cải cách hiện còn đang diễn tiến”? trong khi trên
thực tế thì các chức sắc tôn giáo, những người con yêu nước như: Đại Lão Hòa
Thượng Thích Quảng Độ , Nguyễn Hữu Cầu, Lê Văn Tính, Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài
Ân, Mai Thị Dung, Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Trần Tư, Tạ Phong Tần, Nguyễn
Văn Hải, Đỗ Thị Minh Hạnh vv.. vẫn đang chịu cảnh tù đày lao lý, thậm chí còn
bị biệt giam, chỉ vì dám yêu nước thương nòi, dám bày tỏ khát vọng về một quê
hương Việt Nam không rơi vào tay Trung Cộng. Đó chính là những bằng chứng cho
thấy Tư Sâu là một kẻ thù của dân chủ và tự do cho Việt Nam.
Thế
này là thế nào? Nguồn
Ảnh (Nguoilaodong.com)
Thứ
hai,
Đối với Trụng Cộng thì Tư Sang đã thể hiện sự bán nước trơ trẽn của mình thông
qua những phát ngôn và hành động không thể hèn hơn. Chính Tư Sâu đương kim Chủ
tịch nước đã khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng sự phát triển của mối quan
hệ hữu nghị Việt-Trung và nhắc lại phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt
là nguyên tắc chủ đạo trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai
nước”. Chính vì vậy mà BBC đã viết cụ thể như sau: “Ông Sang được Tân
Hoa Xã dẫn lời nói với vị khách đến từ Trung Quốc rằng Đảng Cộng
sản, chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự hỗ trợ của
phía Trung Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội…” [8]
Mặc
dù chính Tư Sâu đã từng phát biểu: "...chúng ta cũng cần phải biết hổ
thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của
mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…” [9]. Và rất hùng hồn tuyên bố:
“Đảng và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông. Việc gìn giữ
hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ ý thức đến hành động đều hết
sức đầy đủ. Nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn tiến hành
thường xuyên không có gì thay đổi… Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chín lô dầu
khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối
rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến
hành thăm dò bình thường”.[10]
Nhưng
trên thực tế thì Tư Sâu lại là kẻ bán nước chuyên nghiệp: “Tình hữu nghị
Việt-Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ
lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách
nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy... Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không
bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong
sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay... Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan
hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi
đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam... Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác
và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi
mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và
lợi ích chung của nhân dân hai nước” [11]
Dáng
đứng bán nước của Tư Sâu
Và
Tư Sâu cũng vẫn tiếp tục bài ca bán nước khi tuyên bố: “Lấy đại cục quan hệ
hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ
đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt,
đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa
đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu
nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu
vực.”[12]
Thứ
ba,
Đánh giá về việc Sang bà bộ sậu cộng sản bán nước cho Tàu thông qua đàn áp
người yêu nước trong và trước chuyến thăm Tàu của Tư Sâu thì ông Carlyle A.
Thayer nói: “…Đánh giá này vẫn còn đứng vững nhưng một vài sự loại bỏ là cần
thiết. Chính quyền Việt Nam sẽ ngăn chặn những thách thức trực tiếp đến quyền
lực của mình. Nhà cầm quyền hạn chế cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bình luận
như một sự kiện bình thường hàng ngày. Nhưng lấy gì giải thích cho sự gia tăng
những vụ bắt giữ các blogger? Các trường hợp gần đây nhất là một phần liên quan
đến chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Các vụ bắt giữ
những người chỉ trích Trung Quốc làm nên bầu không khí thích hợp cho chuyến
viếng thăm chính thức của ông ta…” [13]
Tư
Sâu – tên bán nước
Trước
chuyến đi thì chính Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng sản đã
thông báo: "Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý nghĩa
hết sức quan trọng nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hợp tác hữu nghị
giữa hai Đảng, hai nhà nước, định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, phát triển thực chất
trên các lĩnh vực vì sự phát triển của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát
triển ở khu vực".[14]
Đó
chính là những bước ban đầu để khi Tư Sâu ký 10 văn kiện bán nước với giặc Tầu:
"Lễ ký kết diễn ra nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
tới Cộng hòa nhân dân Trung Quốc.
Chiều
19/6, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nguyên thủ hai
nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. 10 văn kiện hợp tác gồm:
1.
Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc
triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
2.
Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.
3.
Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông
nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột
xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
4.
Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Trung
Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin
đường sắt) trị giá 320 triệu nhân dân tệ.
5.
Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập
Trung tâm văn hóa tại hai nước.
6.
Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam-Trung Quốc.
7.
Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục
giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh
vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu.
8.
Kế hoạch hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị
đối ngoại nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2013-2017.
9.
Hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh
Bình trị giá 45 triệu USD.
10.
Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng
công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò
chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
Nguồn
TTXVN".[15]
(Gafin
- Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin trực thuộc phòng
công nghiệp và thương mại Việt Nam VVCI)
Tư
Sâu và đàn anh Trung Cộng
|
|
Trong
khi đó thì ngư dân vẫn bị bắt và đánh ngay trên biển đảo quê hương ngay lúc Tư
Sâu đang ca ngợi “tình hữu nghị Việt Trung”: "Truyền thông Việt Nam nói
hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong
khi Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này. Nói chuyện với BBC
qua điện thoại ngày 9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói
tàu của ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo
Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa. Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang neo đậu thì
một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông. Sau
15-20 phút truy đuổi, những người này đã "leo lên tàu và dùng dùi cui điện
để đánh thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu
toàn bộ số cá mới đánh bắt được".
Khi
được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ "nói tiếng
Trung Quốc". Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ "sĩ
quan hải quân", và một số khác thì mặc "đồ lính rằn ri"..."
[16]
Thứ
tư,
Sau khi cúi đầu tại Trung Cộng thì Tư Sâu lại tiếp tục bài ca bán nước của mình
ngay tại Việt Nam trong chuyến thăm của Lý Khắc Cường ngay khi còn tang của Võ
Nguyên Giáp: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Thủ tướng Lý Khắc Cường
và Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã gửi lời chia buồn trước việc Đại
tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những kết quả cụ thể trong chuyến thăm
của Thủ tướng Lý Khắc Cường, đặc biệt là việc hai bên nhất trí thành lập 3 Nhóm
công tác: Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác về hợp tác tiền
tệ và Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn
khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tin
rằng những kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác chiến lược giữa hai
nước trong thời gian tới…
Về
vấn đề trên biển, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, hai bên cần kiểm
soát tốt tình hình, kiên trì giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy đàm phán về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ sớm đạt tiến triển thực chất trong vấn đề phân định và hợp tác cùng phát
triển tại khu vực này. Đi đôi với việc kiểm soát tốt tình hình trên biển, hai
bên cần tích cực tìm kiếm giải pháp mang tính quá độ mà hai bên đều có thể chấp
nhận được và không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên..”[17]
Tư
Sâu và Lý Khắc Cường tại Hà Nội
VIDEO :
(Tin
nóng) - CTN Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường -
14/10/2013
Thứ
Năm,
để hiểu hơn về bản chất bán nước và tham nhũng của Sang. Bạn đọc cũng có thể
tìm hiểu thêm bài viết của TTXVA lược dịch từ Wikileaks. Xin được trích dẫn như
sau:
"2.
Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng
6.
(c) Hầu hết các nhà quan sát nhận ra thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người quyền
lực đứng đầu Ban Thư Ký Đảng, Thường vụ Bộ trưởng Trương Tấn Sang, là các ứng
cử viên hàng đầu cho chức vụ Tổng thư ký trong năm 2011.
Về
kinh nghiệm, quyền hạn và tiềm năng sự nghiệp lâu năm của họ, Dũng và Sang đứng
đầu và vượt qua các đối tác của họ trong Bộ Chính trị. Cả hai đã đạt được vị
trí cao trong những gì mà hiện nay nhiều người cho rằng là các cánh cạnh tranh
trong nội bộ guồng máy Đảng-nhà nước: Dũng thông qua Văn phòng Chính phủ, chính
phủ Bộ, và kiểm soát các doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước của Việt Nam; Sang
thông qua các Ủy ban Trung ương.
Dũng
và Sang đang ở vị trí tốt nhất để giữ vị trí lãnh đạo liên tục 2 nhiệm kỳ để
ổn định Đảng trước tuổi về hưu.
7.
(c) Trong hai người, Trương Tấn Sang được thường xuyên đề cập đến như một người
sẽ thay thế cho Tổng Bí Thư Mạnh.
Là
Thư ký Thường Trực, Sang là người chịu trách nhiệm về vận hành các công việc
của Trung Ương Đảng mỗi ngày, và như người liên lạc của chúng tôi nói, với công
việc này đã củng cố vai trò của ông ta trên các công việc của Trung ương Đảng,
đó là một vai trò giữ vị thế quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu, chính
sách rộng lớn, và trong quyết định nhân sự.
Mặc
dù trong nhiệm kỳ của ông là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã phần nào
bị vết nhơ do các vụ bê bối tội phạm của tổ chức tội ác “Năm Cam”. Ông Sang
hiện nay đã được nhận biết rộng rãi như là người môi giới chính của Đảng, và có
quyền lực trên một loạt các vấn đề, bao gồm cả vấn đề kinh tế. Đây là một dẫn
chứng cụ thể, trong cuộc họp với một phái đoàn của ngành công nghiệp đại diện
của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN vào tháng năm, ông Sang đã có thể phát biểu ý
kiến, nhận xét và quyết định chi tiết về các chủ đề khác nhau, từ hợp tác hạt
nhân, dân sự, và giá năng lượng, để quy định về đấu thầu và mua sắm mà không
phải ghi chú. Ông Sang cũng đã can thiệp để đình chỉ, ít nhất là tạm thời, một
số doanh nghiệp.
3.
Những giao dịch bị đồn đại là THAM NHŨNG, và dấy lên chỉ trích
8.
(c) Trương Tấn Sang có một số tín nhiệm đã làm lu mờ cả Tổng Bí Thư, theo nguồn
tin đặc biệt tin cẩn như Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Chủ tịch Đặng Thành Tâm và
doanh nhân Lê Kiên Thành, con trai của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Và những người
khác cũng đồng ý rằng Mạnh đã định nhượng lại quyền cho Sang, nhưng với nhiều
hướng phân tích khác nhau.
Lê
Hoài Trung, Tổng giám đốc của Ban (MFA) tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao,
thường xuyên kết nối các thành viên Bộ Chính trị và nhân sự, nhấn mạnh rằng
Mạnh vẫn còn giữ quyền chỉ huy chung, nhưng đã tự loại bỏ mình khỏi hầu hết các
quyết định chính sách, mà lựa chọn tập trung vào xây dựng nội bộ Đảng.
Đại
sứ Mitsuo Sakaba, người cùng đi chung với Tổng Bí Thư trong chuyến đi của ông
ta vào tháng Tư đến Nhật Bản, nói với chúng tôi rằng Tổng Bí Thư xuất hiện
thảnh thơi trong cuộc gặp gỡ với Thủ Tướng Nhật Bản Taro Aso, đọc đúng nguyên
văn với một giọng đều đều cho một bản tuyên bố do một người phụ tá trao cho ông
trong 30 phút. Tổng Bí Thư chỉ thực sự cho thấy sự thích thú và quan tâm, khi
ông được đưa tới một khu nông nghiệp bên ngoài Tokyo. Bất kể điều gì là nguyên
nhân sự tách biệt của ông Mạnh, nguồn tin của chúng ta đồng ý rằng ông Sang đã
được giả định gánh nhiều trách nhiệm của ông Mạnh đương nhiên như một vị Tổng
Bí Thư.
9.
(c) Trong khi Thủ tướng đã thường xuyên được nhắc đến như một ứng cử viên Tổng
Bí Thư, nhưng trong một loạt những thất bại có thể gây trở ngại cho tham vọng
leo lên vị trí hàng đầu của ông. Dũng có biểu hiện dường như đã bị đâm chích,
bởi những chỉ trích phê bình trong sự vận động của ông trước đây về việc cho
Trung Quốc đầu tư trong các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên (tham khảo C),
một cuộc tranh cãi được đưa ra công khai bởi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng
những người trong cuộc nói rằng vụ này được khai thác bởi Trương Tấn Sang và
phe đảng, như một phương thức gián tiếp để làm suy yếu Dũng (tham khảo D).
Trong
Hội nghị lần gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã bị chỉ trích, báo cáo
hiệu suất kém của chính phủ của ông về tham nhũng, giáo dục và y tế …”.[18]
III.
Kết luận
Trương
Tấn Sang với sự tham nhũng, dâm ô và bán nước của mình thì xứng đáng là một con
Sâu đầu đàn trong lũ sâu cộng sản đang ngày đêm đục khoét và dâng biển đảo quê
hương cho giặc Tầu. Những tội ác của chúng là những tội ác không thể tha thứ
được vì đó là những tội ác mà xứng đáng bị “tru di” cửu tộc. Ngày hôm nay chúng
ta đang đấu tranh cho dân chủ tự do nên khi cộng sản sụp đổ sẽ không có những
vụ án man rợ kiểu CCRĐ của cộng sản. Nhưng sẽ có những phiên tòa xứng đáng cho
những con Sâu “siêu bự” như Tư Sâu để những tội ác của chúng được phơi bầy. Xin
kết thúc bài viết này bằng bài thơ của tác giả Thái Hữu Tình như nột lời kết
luận về con Sâu cỡ bự – Trương Tấn Sang:
Dáng
đứng... Thành Đô (?!)
Nỗi
lo rớt kiếng
Một
chuyến Hoa du tiếng để đời
“Mối
tình” Hoa-Việt hóa vua-tôi
Mười
điều ký kết, giành... thua thiệt
Một
dáng lom khom, gượng... đứng ngồi
Chẳng
lo quốc thể còn hay mất
Khom
thế coi chừng, kiếng nó... rơi!
Biến
Sang thành Hèn
Lạ
thay mấy chữ vàng... vàng
Biến
Quen thành “Lạ”, biến “Sang” thành Hèn!
Phương
diện quốc gia?
Thương
thay phương diện... Cuốc ra
Bề
trên cuốc xuống, người ta cuốc... vào!
Đóng
khung từ sổ Thiên Tào
Cả
bè chia ghế, riêng tao chịu đòn?
Dáng
đứng!
Đâu
rồi “dáng đứng Bến Tre”?
Tìm
hoài, lại thấy dáng... phe thân Tàu!
[19]
16/11/2013
________________________________________
Bài
đã đăng:
Những
sự thật cần phải biết :
Chú
thích:
[10] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20121019/khong-lui-buoc-trong-van-de-bien-dong/516647.html
[11] http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chu-tich-nuoc-noi-ve-quan-he-Viet-NamTrung-Quoc/20136/171274.vgp
No comments:
Post a Comment