RFI
Phát
ngày Thứ năm, ngày 30 tháng mười năm 2014
Tân tổng thống
Indonesia, Joko Widodo, trong lễ tuyên thệ nhậm chức, ngày 20/10/2014 tại
Jakarta. REUTERS/Darren Whiteside
Ba
tháng sau ngày đắc cử vẻ vang, Joko Widodo, xuất thân là doanh nhân đóng bàn
ghế đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Indonesia, ngày 20/10/2014. Sự kiện này
biểu hiện quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á đã đi qua được một chặng đường dài
dân chủ hóa. Câu hỏi đặt ra là tại sao giới chính trị thuộc phe đặc quyền không
bám trụ? Tại sao Indonesia có thể thoát khỏi chế độ độc tài ?
Với
sự chứng kiến của hơn 50.000 người trong đó có những nhân vật quan trọng của
thế giới như Thủ tướng Úc Tony Abbot và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tân Tổng
thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo quốc
gia 250 triệu dân vào ngày 20/10/2014.
Sau
hai nhiệm kỳ 5 năm, cựu tướng Susilo Bambang Yudhoyono trao quyền lại cho người
kế nhiệm, lãnh đạo một quốc gia được xem là nền dân chủ non trẻ của Á châu. Với
chủ trương đoàn kết để xây dựng đất nước, tân tổng thống Indonesia đã không
ngần ngại gọi đối thủ chính trị Prabowo Subiano “ là bạn thân thiết ” mặc
dù trong giai đoạn tranh cử, người con rể của nhà độc tài quá cố Suharto đã tận
dụng mọi thủ đoạn kể cả tung tin thất thiệt để đánh phá uy tín của ông. Để đáp
lại, cựu tướng Prabowo Subiano cũng đứng lên chào như tín hiệu “ hòa giải ”.
Một
tuần sau, tân Tổng thống trình làng nội các gồm 34 bộ trưởng. Giới quan sát ghi
nhận hai nét son. Một là có đến 8 phụ nữ làm Bộ trưởng, trong đó có một nữ
Ngoại trưởng là bà Retno Marsudi và một tín đồ công giáo là ông Ignatus Jonan,
đương kim Tổng giám đốc đường sắt, lên làm Bộ trưởng giao thông. Đây là một
tiến bộ rất lớn trong một quốc gia mà Hồi giáo chiếm đại đa số.
Điểm
son thứ hai là tân Tổng thống đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức của thành
viên chính phủ, và cam kết tận diệt nạn tham ô.
Tuy
nhiên, giới hoạt động nhân quyền đặt nghi vấn tại sao cựu tham mưu trưởng quân
đội Ryamizard Ryacudu lại được tin cậy trao cho ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Ông
tướng này đã từng bị báo chí phê phán vì lời ca ngợi “ hành động anh
hùng ” của lực lượng ám sát một lãnh đạo phong trào thổ dân Papu đòi độc
lập.
Trong
nội các cũng có một vài nhân vật thân cận với cựu nữ tổng thống Megawati. Điều
này làm giới phân tích nghi ngờ tân tổng thống phải dựa vào một bộ phận thuộc
tầng lớp lãnh đạo cũ . Sự ủng hộ của họ chắc chắc là phải có điều kiện. Đây có
lẽ là cái giá mà tiến trình dân chủ hóa phải trả để có thể thực hiện trong ôn
hòa, đổi lại ổn định xã hội để phát triển Indonesia thành một nước hùng mạnh.
Câu
hỏi đặt ra là vì những nguyên nhân sâu xa nào mà giới nắm đặc quyền đặc lợi tại
Indonesia chấp nhận cải cách thay vì bám trụ ? Indonesia dân chủ sẽ đóng góp gì
trong chiến lược địa chính trị tại khu vực nóng bỏng này? RFI đặt câu hỏi với
nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney
“Indonesia
trước đây gặp nhiều khó khăn bây giờ đã trở thành một tấm gương sáng về dân
chủ…
Từ
một tổng thống mãn nhiệm chuyển sang một tổng thống mới được dân chúng ủng hộ
là một điểm son mà trong Asean khó có trường hợp tương tự như vậy dù là Việt
Nam, Lào, Cam Bốt hay kể cả những nước đã có thử thách dân chủ như Thái Lan,
Malaysia và Miến Điện. Người dân các nước này phải nhìn nền dân chủ Indonesia
để hiểu vì sao họ làm được.
Indonesia
phải theo con đường dân chủ vì không có sự lựa chọn nào khác… Indonesia không
thể phát triển để trở thành cường quốc kinh tế vào đầu thế kỷ 21 như nhiều
người dự kiến, không mạnh về kinh tế không thể trở thành lãnh đạo Asean , không
có được vai trò quan trọng trên trường quốc tế . Indonesia vì không có giải
pháp nào khác nên phải thử nghiệm dân chủ…”.
No comments:
Post a Comment