Joshua
Wong Chi-Fung, The
New York Times
30-10-2014
Đêm
thứ ba đánh dấu tròn một tháng kể từ ngày cảnh sát Hồng Kông tấn công những
người biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa bằng hơi cay và bình xịt tiêu, một hành
động vô tình xui khiến hàng ngàn người khác tràn ra chiếm các đường phố để đòi
quyền tự do bầu cử các lãnh đạo của Hồng Kông.
Tôi
bị cảnh sát bắt vào hôm đó, ngày 28 tháng 9, vì đã tham dự trong một hành động
bất tuân dân sự do sinh viên dẫn đạo ở phía trước trụ sở chính của chính phủ.
Tôi đã bị giam trong 46 giờ, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Khi tôi được thả
ra, tôi rất cảm động khi thấy hàng ngàn người tụ tập đòi hỏi dân chủ trên các
đường phố. Từ lúc ấy, tôi biết rằng thành phố đã mãi mãi đổi thay.
Kể
từ Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, chưa đầy một năm sau khi
tôi sinh ra, người dân thành phố đã luẩn quẩn trong một hệ thống chính trị vốn
để quyền lực trong tay của những người giàu có và những kẻ giỏi kết nối. Nhiều
người trong chúng ta, đặc biệt là thế hệ của tôi, đã hy vọng rằng cuối cùng thì
thay đổi dân chủ sẽ đến được sau nhiều năm trời hứa hẹn từ Bắc Kinh rằng chúng
tôi sẽ có bầu cử tự do. Nhưng ngưọc lại, vào cuối tháng Tám, Bắc Kinh đã phán
quyết rằng đội ngũ đầu sỏ của Hồng Kông sẽ vẫn chịu trách nhiệm. Phổ thông đầu
phiếu đã trở thành một giấc mơ tan vỡ.
Nhưng
không lâu sau đó. Hàng nghìn người biểu tình, hầu hết còn trẻ, tiếp tục chiếm
đóng các khu vực chính của thành phố, đang ngày ngày cho thấy sự đổi thay chính
trị cuối cùng sẽ đến như thế nào: bằng lòng kiên trì. Cuộc biểu tình dân chủ
trong hòa bình của chúng tôi đã phá hủy huyền thoại cho rằng đây là một thành
phố của những người chỉ quan tâm đến tiền bạc. Người Hồng Kông muốn cải cách
chính trị. Người Hồng Kông đang muốn thay đổi.
Thế
hệ của tôi, lứa tuổi sinh sau những năm 90, lớn lên sau khi lãnh thổ đã được
trả về cho Trung Quốc, sẽ có nhiều thứ để mất nếu Hồng Kông sẽ chỉ trở nên một
thành phố nào đó của Trung Quốc đại lục, nơi mà thông tin không được tự do chia
sẻ và quy định của pháp luật bị bỏ qua. Chúng tôi rất tức giận và thất vọng
rằng Bắc Kinh và chính quyền địa phương của Leung Chun-ying đang tìm cách đánh
cắp tương lai của chúng tôi.
Thế
hệ sinh trưởng sau những năm 90 lớn lên trong một thành phố hết sức thay đổi so
với thời của cha mẹ và ông bà chúng tôi. Các thế hệ trước đó, đa phần đến đây
từ Trung Quốc đại lục chỉ muốn một cuộc sống ổn định. Một công ăn việc làm an
toàn luôn luôn quan trọng hơn chính trị. Họ làm việc siêng năng và không đòi
hỏi gì nhiều hơn ngoài một số tiện nghi và ổn định.
Thế
hệ chúng tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Trong một thế giới mà những ý tưởng và lý
tưởng được tuôn chảy tự do, chúng tôi muốn những gì mà mọi người khác trong các
xã hội tiên tiến đang có: một tiếng nói về tương lai của mình.
Tình
hình kinh tế ảm đạm của thành phố góp phần vào sự thất vọng của chúng tôi.
Triển vọng công ăn việc làm thật chán nản, tiền thuê nhà và giá bất động sản
vượt quá khả năng của hầu hết giới trẻ. Khoảng cách giàu nghèo của thành phố
quá lớn. Thế hệ của tôi có thể là thế hệ đầu tiên ở Hồng Kông tồi tệ hơn so với
thời của các cha mẹ mình.
Cha
mẹ tôi không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng trong vài tháng
qua, vì vai trò đáng chú ý của tôi trong phong trào phản đối, địa chỉ nhà của
gia đình tôi bị tiết lộ trên mạng trực tuyến và cha mẹ tôi đã bị sách nhiễu.
Bất chấp các phiền phức, cha mẹ tôi vẫn tôn trọng sự lựa chọn tham dự các cuộc
biểu tình của tôi. Họ cho tôi sự tự do để làm những gì tôi tin là quan trọng.
Những
bạn trẻ khác không được may mắn như thế. Nhiều thanh thiếu niên tham dự cuộc
biểu tình của chúng tôi không hề được cha mẹ đồng ý. Họ phải nghe những lời chỉ
trích về việc đi đấu tranh cho dân chủ khi trở về nhà, rốt cuộc nhiều bạn phải
nói dối cha mẹ về các buổi tối vắng nhà. Tôi đã nghe những câu chuyện của các
cha mẹ xóa địa chỉ liên lạc và các trao đổi trên phương tiện truyền thông xã
hội từ điện thoại di động của các thiếu niên con em mình để ngăn cản họ không
tham gia vào các nhóm hoạt động.
Thức
tỉnh chính trị của thế hệ tôi đã được nung nấu trong nhiều năm. Gần năm năm
trước đây, những cuộc biều tình do giới trẻ chủ xướng chống lại việc xây dựng
lãng phí một tuyến đường sắt mới nối Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Trong
năm 2011, nhiều người trẻ tuổi, trong đó có tôi, đã tổ chức chống lại một
chương trình giáo dục quốc dân tuyên truyền của Trung Quốc mà Bắc Kinh muốn áp
đặt lên chúng tôi. Khi ấy tôi 14 tuổi, và tất cả những gì tôi có thể nghĩ là
các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không có quyền tẩy não chúng tôi với quan điểm biến
dạng của họ về thế giới.
Nếu
có điều gì tích cực về quyết định mới đây về phổ thông đầu phiếu của chính phủ
trung ương, thì đó chính là hiện nay chúng tôi biết được vị trí của mình. Bắc
Kinh tuyên bố sẽ cho chúng ta được mỗi người một là phiếu, nhưng trong một kế
hoạch chỉ gồm các ứng cử viên được chính phủ phê duyệt mới có thể tranh cử cho
cuộc bầu cử không có giá trị như việc phổ thông đầu phiếu. Trong việc lựa chọn
lộ trình này, Bắc Kinh cho thấy họ xem công thức "một quốc gia, hai chế độ"
đã cai quản thành phố từ năm 1997 đến nay như thế nào. Đối với Bắc Kinh,
"một quốc gia" là ưu tiên.
Tôi
tin rằng quyết định trong tháng Tám và phản ứng mạnh mẽ đối với người biểu tình
của cảnh sát Hồng Kông - bắn hơn 80 hộp hơi cay vào đám đông, sử dụng bình xịt
hơi cay và dùi cui - là một bước ngoặt. Kết quả là cả một thế hệ từ những người
quan sát bên lề đã trở thành người đấu tranh. Dân chúng buộc phải đứng lên
chiến đấu.
Ngày
nay, có rất nhiều học sinh trung học hoạt động trong phong trào dân chủ: có các
học sinh trẻ đến lứa tuổi 13 đã tẩy chay lớp học, trong khi các thanh thiếu
niên ở mọi lứa tuổi đã ngủ lại qua đêm tại những địa điểm biểu tình. Mặc dù bị
tấn công bởi cảnh sát và những tên côn đồ được thuê mướn, tất cả đã phản đối
một cách duyên dáng.
Một
số người cho rằng các đòi hỏi của chúng tôi là không thể đạt được, vì lập
trường cứng rắn chống lại cuộc phổ thông đầu phiếu trung thực của chính phủ.
Nhưng tôi tin chủ nghĩa tích cực là làm cho điều không thể trở nên có thể. Giai
cấp thống trị của Hồng Kông cuối cùng sẽ đánh mất trái tim, tâm trí và ngay cả
khả năng cai trị từ người dân, bởi vì họ đã đánh mất một thế hệ tuổi trẻ.
Trong
tương lai, tôi có thể bị bắt một lần nữa, thậm chí có thể bị đi tù vì vai trò
của mình trong phong trào này. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá nếu điều này làm cho
Hồng Kông trở nên một nơi tốt hơn và công bằng hơn.
Các
phong trào phản đối có thể không mang lại kết quả cuối cùng. Nhưng tối thiểu,
nó đã mang lại niềm hy vọng.
Tôi
muốn nhắc nhở mọi thành viên của giai cấp cầm quyền tại Hồng Kông rằng: Hôm nay
quý vị đang cướp đi tương lai của chúng tôi, nhưng sẽ đến ngày chúng tôi quyết
định tương lai của quý vị. Bất kể điều gì xảy đến cho phong trào tranh đấu,
chúng tôi sẽ giành lại nền dân chủ thuộc về mình, bởi vì thời gian đang ủng hộ
chúng tôi.
Lê
Quốc Tuấn dịch
---------------------------------
Hồng
Kông - 30 ngày nghẹt thở 'bất tuân dân sự' (Phương Thảo/ Thanh niên)
No comments:
Post a Comment