Tuesday, April 3, 2012

HÃY KHÓC LÊN, KHÓC LÊN, NGƯỜI TỴ NẠN! (Huy Lực Bùi Tiên Khôi)



Huy Lực Bùi Tiên Khôi
2011-11-22 09:42:36

1. HÃY KHÓC LÊN, KHÓC LÊN, NGƯỜI TỴ NẠN!



Thơ hay phải được sáng tạo từ đáy tâm hồn thi nhân rungcảm. Đỗ Phủ một nhà thơ lớn đời Đường, trong 3 năm hồn thơ mới bắt được cảm xúc sâu xa làm nên hai câu thơ đắc ý trong đời..Dã Đảo bạn ông, sau khi đọc xong hai câu thơ của Đỗ Phủ, đã xúc động thốt lên:

Lưỡng cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu

Ba năm làm được hai câu thơ hay
Một ngâm lên hai hàng nước mắt tuôn tràn

Thơ tỵ nạn thập niên 1980 không phải chỉ có hai hàng nước mắt mà có hàng trăm ngàn dòng lệ, vì vậy câu chuyện sau đây phải được ghi lại để thế hệ mai sau chia sẻ, cảm thông những xúc cảm đau thương, một trong nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn cùng của cuộc vượt biển tìm tự do vĩ đại nhất trong thế kỷ XX, làm chấn động lương tâm loài người.


Tiểu thuyết dài nhất viết bằng Pháp ngữ gồm 2 triệu 100 ngàn chữ của nhà văn nữ người Pháp Madeleine de Scudéry với nhan đề Artamène, bà là một nhà văn viết dài nhất lại sống rất thọ 93 tuổi, một kỳ tích hiếm quý của con người.

Trong văn chương Anh ngữ, tiểu thuyết dài nhất không phải của người Anh, mà là một nhà văn Hoa Kỳ, tiểu bang Texas tại thành phố Waco, cách nơi tôi định cư hơn hai giờ lái xe. Quyển tiểu thuyết Sironia, Texas do ông Madison Cooper viết với 1 triệu 100 ngàn chữ, tác giả đã tốt nghiệp bằng Cử Nhân Anh Văn tại Universitỵ of Texas, thành phố Austin, nơi tôi đã đến đây thuyết trình về văn hoá Việt Nam nhiều lần.

Đầu năm 1988, một sinh viên tỵ nạn Việt Nam mang đến tặng cho tôi bộ trường thiên tiểu thuyết Sironia, Texas, bản in năm 1952, năm sách lần đầu tiên được ấn hành. Sinh viên Việt Nam này còn mang theo hai bức hoạ chân dung Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và phu nhân bà Nancy Reagan với hai khung hình khổ lớn 90 cm x 120 cm.

Bộ sách trường thiên tiểu thuyết sinh viên tặng cho tôi, tác giả bài thơ “Weep on, Weep on, the Refugee!” (Hãy khóc lên, khóc lên, người tỵ nạn!) đã được đăng trên nhiều báo, tạp chí ở Hoa Kỳ, nguyên văn như sau:

WEEP ON, WEEP ON, THE REFUGEE!

This poem is dedicated to United Nations High Commissariat for Refugees with my hope that UNHCR, together with concerned governments can assist and solve the push-off 2000 Vietnamese back to the sea disaster.

Weep on, weep on, the refugee!
Your dream of freedom sank in the open sea.

The repudiated refugee calls on mercy to save
Oh refugee! Who the really brave
Is bleeding in the misery
And die in the dream of liberty …

When good consciences decay
They push refugees back to sea, turn them away…

A ship appears as the gleam that shone
And it sailed by, the savior has gone
The love on the flag just to display
Refugees did naught but cry and pray…

How cruelly do the pirates smile?
That great terrors come on the way of exile
The refugee’s last effort bursting into heartfelt tears
He cries for freedom with deadly fears….

The refugee ran away from brutality and hate
Now in a sinking boat with deadly fate
Everywhere the blue sea water only
The boat is sinking in ocean, so cold and lonely…

To overcome the deadly impediment
The refugee, the brave
Gone with his dream, the confident
Now in the sea, the watery grave….

For the refugee whose soul was cast
In the bright mould of country past
Whose spirit was fed
With all the pain of refugee dead.

In the sea grave, the miserable and free
For the awakening of mankind and liberty
Beneath the troubled sea grave
Death’s ocean welcomes them with each windy wave…

When good consciences decay
They push refugees back to sea, turn them away…

Weep on, weep on, refugee! his time is past
His dream of freedom is over
The fatal sea is around you cast
There is no food, no water
His tear across the weary face, tear stream
Weep on, weep on for your unfulfilled dream…

No friend is nigh
Only sea breeze gives refugee sigh for sigh
Sea, wind, and refugee alone
In the sunset, the sun is faded and gone...

The sorrow of the refugee’s journey shaded
The hope of liberty became faded
Each feeling that death is near
The refugee cries for freedom, tear for tear…

Oh! Look at the weary eye
Tear, tide, tomb, then fade and die
On exile way the sea shall be the refugee home
And his message to the world wherever they roam…

The message of the refugees’ pain
To the conscience of mankind, it may remain
With those whose hearts so warm and eyes so bright
To kindhearted people, the only hope to light….

Huy Lực Khôi Tiên Bùi
Houston’s Poet Laureate

Tạm dịch ra thơ Việt:

Hãy khóc lên, khóc lên, người tỵ nạn!

Tặng Phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, với hy vọng Phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cùng với các chính phủ liên hệ có thể giúp đỡ và giải quyết thảm hoạ đẩy 2,000 người Việt Nam trở lại biển khơi…

Hãy khóc lên, khóc lên, người tỵ nạn!
Giấc mơ tự do chìm vào đại dương hãi hùng thuỷ táng

Người tỵ nạn, bị xua đuổi cầu cứu muôn phương
Ôi người tỵ nạn gian nan thật sự can trường
Đang chảy máu trong cảnh tàn khốc thảm thương
Và chết trong giấc mơ tự do xa vời đất hứa…

Khi lương tâm con người thối vữa
Họ đẩy người tỵ nạn trở lại biển khơi, xua đuổi, quay lưng…

Một chiếc tàu hiện ra ánh hy vọng loé bừng
Nhưng tàu bỏ đi, cứu nhân đi mất
Tình thương trên quốc kỳ chỉ để trình bày, không thật
Biết làm gì hơn người tỵ nạn than khóc nguyện cầu

Tàn nhẫn thay nụ cười hải tặc, chết chóc đầu lâu
Khủng khiếp hãi hùng trên đường vượt biên xa xứ
Cố gắng cuối cùng tan vào giọt lệ buồn tâm sự
Người tỵ nạn khóc cho tự do với nhục chết hãi hùng…

Người tỵ nạn ra đi trốn thù hận hành hung
Giờ thuyền đắm sâu với nỗi chết tận cùng
Khắp nơi biển xanh một mầu ảm đạm
Thuyền chìm vào lòng đại dương, cô đơn lạnh lùng thê thảm

Vượt qua chướng ngại tử thần, cạm bẫy hiểm nguy
Người tỵ nạn can đảm ra đi
Với giấc mơ tự do đời đời tin tưởng
Giờ chìm vào biển xanh, thuỷ mộ quan vô hướng….

Người tỵ nạn linh hồn phóng rọi lên cao
Cuộc sống khuôn mẫu rực rỡ của quá khứ quê hương
Tinh thần bất khuất dâng trào
Với tất cả khổ đau chết âm thầm quằn quại

Trong mộ biển xanh, sự giải thoát khốn cùng huỷ hoại
Để thức tỉnh tự do, lương tâm nhân loại
Dưới nấm mồ biển xanh xao động hãi hùng
Thần chết đón chờ với làn sóng vỡ gió tung…

Khi lương tâm con người thối ung
Họ đẩy người tỵ nạn trở lại biển khơi, xua đuổi lạnh lùng

Hãy khóc lên, khóc lên, người tỵ nạn!
Giấc mơ đã tàn, thời đã cạn
Biển chết mênh mông bao phủ màn trời
Không còn gì, không có gì để ăn uống cầm hơi
Chỉ có nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt đau thương tan nát
Hãy khóc lên, khóc lên cho giấc mơ cả đời không đạt….

Không bè bạn ở gần
Chỉ gió biển cho người tỵ nạn tiếng thở dài thương cảm trào dâng

Người tỵ nạn cô đơn với gió lồng biển mặn
Trong hoàng hôn, mặt trời tàn phai chìm lặn…

Người tỵ nạn ra đi hành trình thảm thương phiêu bạt
Niềm hy vọng tự do úa tàn phai nhạt
Sự chết đến gần từng cảm giác rã tan
Người tỵ nạn khóc cho tự do, lệ đổ hàng hàng…

Ôi! Hãy nhìn vào đôi mắt rách nát thảm thương
Nước mắt sóng xanh, thuỷ mộ, chết đau đớn trăm đường
Cuộc hành trình gian nan biển xanh, nhà người tỵ nạn
Và thông điệp gởi loài người ở bất cứ nơi nào họ đi phân tán

Thông điệp của người tỵ nạn đau đớn ngút trời
Gởi đến lương tâm loài người, giữ mãi khắp nơi
Với những quả tim nồng vị tha, mắt ngời tình thương đồng loại
Hy vọng chỉ thắp lên, gởi những người tâm hồn nhân ái….

Huy Lực Bùi Tiên Khôi
Thi Sĩ Công Huân Danh Dự Thành Phố Houston

Thời gian sau năm 1980, khi làn sóng người Việt Nam liều chết đi tìm tự do đã lên cao điểm, một vài quốc gia đã xua đuổi người Việt tỵ nạn, xô đẩy ghe thuyền của họ trở lại biển khơi.

Bài thơ “Hãy khóc lên, khóc lên, người tỵ nạn!” do tôi cảm xúc sáng tác và gởi đến Phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cùng nguyên thủ nhiều quốc gia trên thế giới như Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, Tổng Thống Pháp Francois Mitterrand, Quốc Vương Thái Lan, v.v. và tác giả đã nhận được nhiều thư hồi âm đầy thiện cảm và hứa hẹn can thiệp để chấm dứt hành động vô nhân đạo này.

Sinh viên Việt Nam cho biết, con tàu tỵ nạn hơn một trăm người đã bị từ chối, xua đuổi ra biển khơi, nhưng cuối cùng được cập bến tự do trở lại nhờ bài thơ trên và hai bức hoạ chân dung vợ chồng Tổng Thống Reagan em nhờ tôi gởi đến Tòa Bạch Ốc tặng vị lãnh đạo quốc gia Hoa Kỳ đã nhanh chóng can thiệp để người Việt tỵ nạn được cơ hội sống còn.

Hai hoạ phẩm được sáng tạo với tất cả cảm xúc tận đáy sâu thẳm tâm hồn của sinh viên thọ ơn cứu mạng, nét sống động linh hoạt thần kỳ trên hai khuôn mặt không kém các bức hoạ chân dung của họa sĩ Pháp Piere-Auguste Renoir lừng danh trên thế giới. Đó là lời bình phẩm của nhân viên Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (F.B.I. viết tắc của Federal Bureau of Investigation), người đến Sở Bưu Điện để khám xét và chứng nhận việc sắp xếp vào hộp kiện hàng hai bức hoạ gởi đến Toà Bạch Ốc.

Sinh viên hoạ sĩ còn làm một bài thơ ngắn, tôi đã dịch ra Anh Ngữ và gởi kèm theo hai hoạ phẩm:

Ronald Reagan

Người đã đem thuyền nhân trở lại
Khi họ bị xua đuổi chối từ
Ngài chiến sĩ tự do vĩ đại
Giúp người tỵ nạn Việt an cư

            Sau một thời gian ngắn, tôi nhận được thư trả lời từ Toà Bạch Ốc, nguyên bản:

Bản dịch Việt ngữ:

            Toà Bạch Ốc
Hoa Thịnh Đốn
            Tháng 6, ngày 30, 1988

            Ông Khôi thân mến:

Ông đã quá tốt nghĩ nhớ đến Nancy và tôi và chúng tôi muốn ông biết rằng chúng tôi vui sướng biết dường nào về lòng tốt của ông. Cảm ơn ông đã chia sẻ với chúng tôi những bức hoạ đặc biệt và bài thơ. Chúng tôi thành thật biết ơn những vật kỷ niệm tuyệt vời của ông và bức thư rộng lượng của thiện tâm và tình bạn. Xin ông nhận lòng biết ơn của chúng tôi về việc làm của ông và những lời câu chúc nồng nàn tốt đẹp nhất

Rất thành thật
Ronald Reagan

            Bộ trường thiên tiểu thuyết “Sironia, Texas” ấn bản đầu tiên năm 1952, tôi đã đem tặng lại trong cuộc đấu giá từ thiện năm 1992 để lấy tiền giúp thương phế binh Hoa Kỳ.

Huy Lực Bùi Tiên Khôi
(Sugar Land, Texas. USA)

.
.
.

No comments:

Post a Comment