Sunday, April 1, 2012

CÔ GÁI CỦA THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ (Nguyễn Hồng Phi, Danlambao)




Còn một cô gái đẹp, rất đẹp nữa là khác của thành phố hoa phượng đỏ. Đó là nhà báo, nhà văn bất đồng chính kiến đầy tri tuệ và tài năng Phạm Thanh Nghiên!

Bài phóng sự nổi tiếng "Uất ức – biển ta ơi! " khiến người người xúc động và căm phẫn. Phạm Thanh Nghiên đã cùng các bạn lặn lội mấy trăm cây số từ Hải Phòng về tận Thanh Hóa để thăm hỏi và ghi lại hình ảnh ngư dân ta bị giết hại, cướp bóc bởi bon cướp biển Tàu, rồi đưa lên mang, tố cáo ra toàn thế giới.

Đây là lời những người sống sót trong ghi chép của cô:

"Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương. Hồi em được chúng thả về, thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống boong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni-lông...”

"Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ..”

Nóng bỏng và căm thù, bài phóng sự của Phạm Thanh Ngiên là minh chứng hùng hồn không thể chối cãi được của bọn bành trướng Trung Hoa.Vậy mà nhà cầm quyền VN không dám hé răng. Thật ươn hèn và nhục nhã!

Cô gái gầy gò, bé nhỏ ấy cũng đã bị bắt giam vài tháng trước đó vì phản đối ngọn lửa Olympic Bắc Kinh và là một trong những người đi tiên phong trong phong trào xuống đường biểu tình phản đối TQ gây hấn ở HS-TS năm 2007.

Hãy nghe tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói về PTN qua trí nhớ của thầy giáo Nguyễn Thượng Long:

“Tôi nhớ tôi đã lọt thỏm vào một đám đông thanh niên, sinh viên và học sinh đang vô cùng phấn khích trước cổng đại sứ quán Trung Quốc. ….Đứng gần tôi là một cháu gái mảnh mai, gầy yếu đeo cặp kính trắng rất giản dị. Tôi thấy mỗi lần cháu hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa !”, lập tức các bạn cháu đồng thanh hô đáp lại: “Việt Nam!”.

Phạm Thanh Nghiên viết: "Sự kiện ngày 9/12/2007 biểu thị cho quyết tâm của người Việt Nam kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo của tổ quốc chúng ta. Nó cũng gửi lời cảnh cáo đến những kẻ bạc nhược trong chính quyền, hy vọng họ có thái độ mạnh mẽ hơn nữa với chính phủ Trung Quốc, khiến họ phải dè chừng trong mục tiêu lấy quyền lợi chung của dân tộc hay quyền lợi riêng của đảng thống trị đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nó cũng cảnh báo rằng, bất chấp ngăn cấm, người dân Việt Nam đã bắt đầu có ý thức tham gia các sinh hoạt chính trị thay vì bỏ mặc, buông xuôi cho chính phủ”

Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc cấm đoán người dân tham gia vào các sinh hoạt chính trị, biểu tình. Chính sách này đã làm cho người dân thấp kém cả về dân trí lẫn dân khí, đẩy cộng đồng vào tâm lý phó mặc

Biểu tình, là hành vi hợp pháp, chính đáng của quần chúng để tỏ thái độ phản đối một chủ trương, chính sách đối nội hoặc đối ngoại của nhà cầm quyền can dự tiêu cực đến quyền lợi chung của cộng đồng. Biểu tình đã được thừa nhận trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công Ước Quốc tế về quyền con người mà Việt nam đã tham gia ký kết. ……điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam- 1992 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền được hôi họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”

Lần đó công an Hà Nội đã huy động tới gần 500 cánh sát và cơ động để đàn áp khoảng 600 sinh viên và đồng bào mọi tầng lớp ngay trước tòa Đại sứ quán TQ.

Năm 2008, Phạm Thanh Nghiên tiếp tục làm đơn gửi Ủy ban NDTP Hà Nội đòi quyền được biểu tình! Nhưng, thay vì phải trân trọng và tôn vinh lòng yêu nước ấy thì họ, bộ máy công quyền đắc lực nhất của nhà nước là công an lại tăng cường trấn áp đe dọa, khủng bố tinh thần cô và cả những người thân.

Hành động vô luân lý ấy không hề làm Phạm Thanh Nghiên lùi bước, với biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa là của Viet Nam", cô đã tọa kháng ngay trước cửa nhà mình!!

Cô nói với những kẻ bắt giữ mình như thế này “Tôi mong các anh hiểu rằng chúng tôi đấu tranh để có nền Dân chủ thật sự, để có một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng thay thế thể chế chính trị độc đảng chứ không phải để lật đổ đảng cộng sản. Và khi có sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn có thể lãnh đạo đất nước nếu thật sự xứng đáng và được nhân dân tin tưởng”

Một phiên tòa không quá nửa ngày tại thành phố Hải Phòng đã két án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia về tội “tuyên truyền chống phá nhà nứơc”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. cho cô gái nhỏ bé, ngoan cường này!

Nếu không bị nhốt trong cái lồng của nhà tù chế độ ,chắc chắn Phạm Thanh Nghiên sẽ cống hiến cho chúng ta nhiều bài viết có giá trị về hiện trạng đất nước, về dân chủ ,nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ .

Cô gái ấy thật đẹp!

Ở cô, ngoài tấm lòng yêu thương đồng loại, ý chí đấu tranh quật cường, còn hội tụ tài năng và trí tuệ của một người cầm bút, một chiến sĩ đấu tranh cho tiến trình tự do ,dân chủ ở VN... Cô thật xứng đấng vơi giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009 mà tổ chức nhân quyền thế giới đã trao tặng.


Nguyễn Hồng Phi

---------------------------------------

Thứ sáu, ngày 30 tháng ba năm 2012

.
.
.

No comments:

Post a Comment