Saturday, April 7, 2012

CHỈ DÂN CHỦ LÀ ỔN ĐỊNH (Ngô Nhân Dụng)




Ngô Nhân Dụng

Miến Điện được dư luận người Việt chú ý vì ở gần nước Việt Nam. Vì vậy, chúng ta đang chia mừng với 60 triệu dân Miến Điện, khi thấy chính quyền quân phiệt có vẻ thành thật muốn nước họ được sống trong tự do dân chủ. Nếu tình trạng này tiếp tục, trong ba, bốn năm nữa, quyền hành sẽ được chuyển giao cho một chính phủ do dân Miến Điện bầu lên.

Nhưng c
ó một quốc gia khác ở tận Phi châu cũng rất đáng quan sát và đáng khen ngợi, không thua gì Miến Điện. Đó là Sénégal, một cựu thuộc địa của Pháp với 13 triệu dân, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Điều đáng khen ngợi ở Sénégal là họ vừa thực hiện một cuộc chuyển giao quyền hành trong hòa bình, nhiều người ở bên ngoài phải kinh ngạc. Trước khi dân Sénégal bỏ phiếu ngày 25 tháng Hai, nhiều tòa đại sứ Tây phương đã khuyên kiều dân của họ hãy tạm rời xứ này, đi đâu thì đi chớ không nên ở lại. Họ tiên đoán sẽ có hỗn loạn sau cuộc bỏ phiếu. Ông tổng thống cũ thế nào cũng đắc cử vì ông rất nhiều thủ đoạn. Ứng cử viên đối lập chắc chắn sẽ tố cáo gian lận. Hai phe sẽ đổ ra đường đánh nhau, giết nhau. Có hỗn loạn thì có cướp bóc. Dân Sénégal cũng lo. Họ đã được người Pháp trao trả độc lập từ 1960. Ông tổng thống đầu tiên Léopold Senghor nổi tiếng là một thi sĩ viết tiếng Pháp, đã tạo được truyền thống tương đối dân chủ khi sau 20 năm ông tự rút lui khỏi cái ghế tổng thống, về hưu thật sự để làm thơ!

Nhưng kết quả khiến nhiều người kinh ngạc. Cựu Tổng thống Abdoulaye Wade quả nhi
ên có tham quyền cố vị thật. Ông đã làm hai nhiệm kỳ rồi, đáng lẽ theo hiến pháp không được ứng cử nữa. Năm ngoái quốc hội bù nhìn của ông tu chính hiến pháp, cho phép ông tranh cử thêm. Ông Putin sửa hiến pháp Nga để kéo dài nhiệm k, ông Abdoulaye Wade đâu kém gì? Điều ông Abdoulaye Wade không ngờ là dân chúng Sénégal đã chán chế độ tham nhũng, bất lực của ông quá rồi. Ông chỉ được 34% số phiếu trong vòng đầu, đến vòng thứ hai thì thua đối thủ, Macky Sall, một cựu thủ tướng. Ông Wade sau cùng đã hành động một cách đáng khen ngợi, ông công nhận mình đã bị dân cách chức! Ông muốn đóng vai một chính khách về hưu còn đầy đủ tư cách, hơn là một bạo chúa tham lam ngu ngốc.

Chuyển giao quyền h
ành là một cuộc trắc nhiệm cho tính chất ổn định của một chế độ. Nó cũng là một thử thách cho sự trưởng thành của một quốc gia. Nước Sénégal mới vượt qua được thử thách quan trọng đó; ít nhất trong năm 2012 này. Nước Miến Điện cũng mới vừa đi qua cuộc thử thách khác. Người dân Miến Điện đã dám bỏ phiếu theo lựa chọn của họ, không sợ hãi. Những người cầm quyền ở Miến Điện cũng đáng khen, không khác gì cựu tổng thống Wade ở Senegal. Họ chấp nhận kết quả phản ảnh ý nguyện của người dân.

N
ăm nay, bên Trung Quốc cũng sẽ diễn ra một cuộc chuyển giao quyền hành. Không phải dân chúng chọn một lớp lãnh đạo mới, vì dân Trung Hoa chưa có quyền đó. Họ sẽ phải chờ Đại hội thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc chọn lựa, rồi toàn dân sẽ được vỗ tay hoan hô. Cộng sản Trung Quốc muốn tập trung quyền hành trong tay đảng của họ, lấy lý do là làm như vậy để bảo đảm sự ổn định, không để xáo trộn chính trị làm cho kinh tế chậm phát triển. Nhiều người Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ lý luận đó, họ đều bị bịt miệng hết.

Nhưng thật sự nền ch
ính trị ở Trung Quốc có ổn định hay không? Qua những tin tức được lọt ra ngoài, dù đảng Cộng sản đã kiểm soát chặt chẽ, thì không thể nói là có ổn định. Mọi người đều biết trong k Đại hội tới, Cộng sản Trung Quốc sẽ chọn ông Tập Cận Bình làm chủ tịch đảng, chủ tịch nước thế chỗ Hồ Cẩm Đào; còn ông Lý Khắc Cường sẽ lên ghế thủ tướng thay Ôn Gia Bảo. Nhưng guồng máy quyền lực ở Trung Quốc còn rất nhiều ghế mà người ta đã và đang giành giật. Nhưng ai theo dõi tin tức đều biết, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra một cuộc đấu đá giữa hai phe, bên ngoài coi bộ êm đềm nhưng bên trong không biết những cơn sóng ngầm nào sẽ bất ngờ nổi lên từ nay cho đến cuối năm. Phe thứ nhất là những vương tôn vào hùa với nhau vì là con cháu của những lãnh tụ đảng thời trước; họ được cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và nhóm lãnh tụ Thượng Hải hỗ trợ; họ chú trọng đến việc bảo vệ các quyền lợi với các khẩu hiệu tả phái mị dân. Phe thứ hai thường gọi là “Đoàn Phái vì từng tập trung trong Đoàn Thanh Niên Cộng sản thời Hồ Cẩm Đào cầm đầu, có khuynh hướng muốn cải cách nhanh hơn. Họ giành nhau ngồi vào những chiếc ghế trong Thường Vụ Bộ Chính trị; trong Ban Bí Thư, trong Quân Ủy Trung Ương, vân vân.

Ch
úng ta đã chứng kiến cảnh một lãnh tụ phe Vương Tôn là Bạc Nhất Ba, bí thư Trùng Khánh bất ngờ mất chức. Sau đó, có tin đồn trên internet là xe tăng kéo ra đường phố Bắc Kinh để ngăn đảo chính. Tin đảo chính bị bác bỏ, nhưng cuộc đấu lại diễn ra trên các mạng internet. Ngay sau khi họ Bạc thất thế, một mạng tả khuynh ở Trung Quốc gọi là Utopia đã viết rất nhiều bài bênh vực ông ta (http://www.wyzxsxcom). Trên mạng này, họ tố cáo Ôn Gia Bảo vận động hạ bệ Bạc Nhất Ba theo chỉ thị của Mỹ quốc! Mạng này còn nhận định: Nếu cuộc tranh chấp quyền lực không khéo giải quyết thì “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ tách làm hai!

Ng
ày hôm qua, mạng Utopia bị Công an Mạng ra lệnh đóng cửa trong một tháng. Lý do được đưa ra là Utopia đã nói xấu giới lãnh đạo, dèm pha đại hội đảng thứ 18 sắp tới. Người quản đốc mạng là Phạm Cảnh Cương (Fan Jinggang, 范景) hỏi bằng cớ thì công an mạng không đưa bằng cớ nào cả. Nhà nước muốn đóng là đóng, không được thắc mắc.

Nhưng cuộc tranh chấp giữa hai nh
óm Đoàn Phái và Vương Tôn không phải do vấn đề chủ trương, chính sách khác nhau. Thực chất là họ tranh giành quyền hành và lợi lộc do quyền hành đem lại. Bạc Nhất Ba tuy tự quảng cáo các chiến dịch chống băng đảng tham nhũng, và hô hào trở lại các khẩu hiệu và bài hát thời Mao Trạch Đông làm một Mô hình Trùng Khánh, nhưng trong thực tế lại cầm đầu một mạng lưới tham nhũng khổng lồ. Những tin tức mới được tiết lộ sau khi Bạc mất chức cho thấy bà vợ của ông ta là Cốc Khai Lai (Gu Kailai, 谷开来) bị nghi ngờ liên can đến cái chết của Neil Heywood, một thương gia người Anh quốc; cái chết ở Trùng Khánh được giải thích là vì uống rượu quá chén, nhưng bị đem thiêu xác ngay. Viên giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đã đặt câu hỏi về vụ này với Bạc Nhất Ba, nên bị cất chức. Quân sợ mất mạng, đã xin hẹn gặp lãnh sự Anh ở Trùng Khánh, rồi lại đổi ý, xin tị nạn với tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô, cho nó xa hơn. Hành động đó đưa tới những biến cố dây chuyền khiến Bạc Nhất Ba bị cách chức.

Nhưng phe
Đoàn Phái đã chặt chân tay của họ Bạc từ trước. Một người em vợ Bạc Nhất Ba là Thiếu tướng Cốc Tuấn San (Gu Junshan, 谷俊山) đã bị cất chức và bị bắt vì tội tham nhũng. Cốc Tuấn San từng đứng đầu cục Hậu Cần, lo về tiếp liệu trong quân đội, một chức vụ tha hồ rút ruột các dự án. Người đã điều tra và truy tố San là Lưu Nguyên, một con trai của Lưu Thiếu K. Nguyên được Đặng Tiểu Bình cứu, đưa về học ở Bắc Kinh, sau khi Lưu Thiếu K bị Mao Trạch Đông làm nhục đến chết. Năm ngoái Lưu Nguyên (Liu Yuan 刘源) mới được Hồ Cẩm Đào đích thân thăng lên hàng tướng, và đang hy vọng sẽ được vào Quân Ủy Trung ương trong nhiệm k tới. Việc bắt giam Cốc Tuấn San xẩy ra vài ngày trước khi Bạc Nhất Ba mất chức, là một công trạng giúp Lưu Nguyên lên cao hơn.

Khác với những vụ
điều tra và truy tố tham nhũng ở các nước dân chủ tự do, các biến cố ở Trung Quốc diễn ra hoàn toàn thầm lặng, theo truyền thống thâm cung bí sử. Người dân Trung Quốc chỉ được biết tin tức sau khi một phe đã hoàn toàn chịu thua phe bên kia. Việc thay bậc đổi ngôi trong hàng ngũ lãnh đạo chỉ những lãnh tụ trong đảng biết với nhau mà thôi. Từ khi thành lập nhà nước cộng sản Trung Quốc, chỉ có hai lần việc chuyển quyền diễn ra một cách êm thắm, là khi Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lên. Nhưng cả hai người này đều do một tay của Đặng Tiểu Bình chỉ đích danh chọn lựa!

D
ân Trung Hoa, với dân số đông gấp 100 lần nước Sénégal, vẫn chưa có quyền quyết định chọn người lãnh đạo đất nước họ, như những người dân ở nước Phi châu nhỏ bé kia. Điều khiến những người như Ôn Gia Bảo lo lắng là nếu không dân chủ hóa sớm, thì xã hội Trung Quốc sẽ bất ổn, gây chướng ngại cho việc phát triển kinh tế. Ông Ôn Gia Bảo hô hào cải tổ chính trị, không chắc đã vì ông ta yêu dân chủ tự do. Các nhà độc tài muốn dân chủ hóa, lý do chính là họ cần bảo vệ ngay địa vị và quyền lợi của gia đình, của con cháu họ. Một chế độ với những tranh chấp quyền lực trong hậu trường như ở Bắc Kinh không bảo đảm tương lai, những những kẻ có tiền thấy đầy rủi ro. Bất cứ ai, sau bao năm lo tích lũy của cải, cũng có thể bị mất, như Lưu Thiếu K, như Giang Thanh, hay Bạc Nhất Ba, Cốc Tuấn San! Chỉ có một xã hội sống trong pháp luật và mọi người bình đẳng trước pháp luật mới bảo đảm được sinh mạng và tài sản cho mọi người.

Đó cũng là lý do chính khiến chính quyền Miến Điện chịu trả tự do cho người dân, chấp nhận các luật chơi dân chủ. Vì chỉ chế độ Dân Chủ mới bảo đảm được đời sống ổn định, cho tất cả mọi người. Trong chế độ dân chủ, quyền hành của cả guồng máy nhà nước, của chính phủ, của công an hay quân đội, luôn luôn bị ràng buộc bởi những hạn chế ghi rõ trong hiến pháp, trong luật lệ. Bất cứ ai đóng vai trò lãnh đạo đều phải chịu trách nhiệm, có chức trách (accountability) do vai trò mà họ phụ trách. Nếu thiếu các yếu tố này, xã hội không thể nào ổn định.

.
.
.

No comments:

Post a Comment