Wednesday, April 4, 2012

BAO GIỜ LUẬT PHÁP VN NGHIÊM MINH? - CÓ MÀ ĐẾN TẾT CÔNG-GÔ ! (Lương Kháu Lão)



03.04.2012

Ba vụ án hình sự được dư luận quan tâm cuối cùng đã được xử cùng trong một tuần lễ
Đó là vụ Vinashin, vụ bà Liễu đốt chồng và vụ tên Luyện trẻ ranh giết người cướp của được xử phúc thẩm

Tôi không quan tâm nhiều đến các vụ án này vì biết trước nó sẽ được xử như thế nào , theo luật pháp hay theo nghị quyết , chỉ thị của đảng ?
Nhưng khi nó diễn ra , không thể không có ý kiến .

Vì sao lại xử ba vụ án điểm vào cùng một thời điểm? Phải chăng để dư luận bớt tập trung vào vụ Vinashin, một vụ án kinh tế nhưng lại rất dễ dẫn đến các sự kiện chính trị theo phản ứng dây chuyền


Trước hết hãy nói về vụ “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ở Tập đoàn công nghiệp tầu thủy Vinashin”. Cuối cùng sau rất nhiều thời gian chờ đợi , Phạm Thanh Bình và các đồng phạm cũng dắt tay nhau ra tòa . Phải chăng người ta cố tình trì hoãn vụ xét xử này vì nó xuất phát từ một chủ trương sai lầm của Đảng , quá nuông chiều các tập đoàn kinh tế, cho nó quyền tự tung tự tác , muốn làm gì thì làm , muốn tiêu bao nhiêu tiền thỉ tiêu, thiếu tiền thì tìm cách bơm thêm . Phải chăng có sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo khi phe bao che cho Phạm Thanh Bình thất thế trước Nghị quyết IV của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đành phải để Tòa án xét xử . Phải chăng người ta đành thí mấy con tốt để giữ yên cái ghế của mình . Phải chăng đã có sự hứa hẹn rằng giáng chịu mấy năm tù rồi sẽ được sớm trả lại tự do. Mọi việc ở ngoài, ở gia đình đã có người lo . Cứ yên chí mà nghỉ ngơi trong nhà tù có đầy đủ tiện nghi. Vì thế mà khi ra tòa , hai trong số các tù nhân “bất đắc dĩ” đã đi đứng rất hiên ngang , thậm chí còn giơ tay vẫy chào người thân dự khán như lãnh tụ vẫy chào quần chúng mỗi khi về thăm cơ sở

Thật trơ trẽn và lố bich. Lẽ ra để nghiêm minh ,khi dẫn độ các tù nhân ra xử, Tòa phải xích tay chúng lại. Đằng này lại để chúng tự do vung vẩy tay và vẫy chào . Thôi thì hành động vỗ lễ đó chỉ có những người dự phiên tòa , bao gồm gia đình các bị cáo và các nhà báo biết chứ chẳng ai hơi đâu đến dự cho mất thì giờ . Nhưng Đài truyền hình Việt Nam lại đưa tin ngay trong buổi tối hôm đó trong đó giữ nguyên hành vi vẫy chào . Qua đó càng thấy sự yếu kém về chính trị của nhà Đài . Đáng nhẽ khi duyệt tin , lãnh đạo Đài phải cắt ngay hành vi vẫy chào phản cảm đó . Đằng này họ bê nguyên xi cho công chúng cả nước và toàn thế giới xem . Một sự vô trách nhiệm đáng chê trách . Trong khi khi cần kết tội ai thì nhà Đài “khéo léo”cắt xén ý kiến phát biểu của người ta hoặc phỏng vấn người nọ người kia bôi bác để tội thêm nặng

Còn tội to như thế, thất thoát cả chục ngàn tỉ như thế mà tên đầu sỏ chỉ hai mươi năm tù, các tên khác thì tất nhiên ít hơn số năm bóc lịch trong tù thì có thể thấy rõ việc xét xử này không theo luật pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà theo chỉ thị của Đảng đã chỉ đạo từ trước. Cho nên để Tòa án Hải Phòng, một tòa án mất hết uy tín trong vụ Đoàn Văn Vươn hay một tòa án bất kì nào xử thì cũng thế thôi. Án đã được định trước., các luật sư tranh tụng giả vờ cho có vẻ dân chủ chứ chẳng có tác dụng gì

Có thể Phạm Thanh Bình và đồng bọn sẽ kháng án và Tòa phúc thẩm sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xem xét nhân thân có công với cách mạng sẽ giảm án cũng nên.

Thôi thì tù hai mươi năm hay hai năm có khác gì nhau. Nói thế không phải là tếu táo đâu. Bởi vì : Ai cho phép các tập đoàn được quyền kinh doanh đa ngành nghề, lao như thiêu thân vào địa ốc vào chứng khoán; Ai cho phép Phạm Thanh Bình được quyền chi tiêu đến 1000 tỉ mà không phải báo cáo tức là có quyền mua đắt bán rẻ, bỏ túi , biếu xén bao nhiêu tùy thích; Ai cho phép Bình cùng lúc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy trong khi chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước muốn nhất nguyên hóa mà bao nhiêu kì đại hội Đảng rồi có làm được đâu…Nếu Phạm Thanh Bình phải tủ 20 năm thì những cái “ai” đó phải gánh hộ anh ta 18 năm mới phải đạo. Hi hi


Vụ thứ hai là vụ đốt chồng của con mẹ Liễu . Quá dã man khi vì quan hệ bất chính với cha Tâm và vì thua bạc mà đang tâm đốt chồng. Vậy mà nhiều tình tiết vẫn bị cơ quan điều tra xét hỏi bỏ qua . Phải chăng vì ông Tâm là con một quan chức hàng đầu của tỉnh nên Tâm thoát tội cho dù giữa Tâm và Liễu đã có tới bảy trăm tin nhắn mớm cung, thông cung . Nếu nghiêm túc điều tra người ta có thể bóc tách nội dung các tin nhắn “chết người” đó nhưng họ ù xọe bỏ qua với lí do lãng xẹt :Bưu điện không thể cung cấp nội dung các tin nhắn vi lí do kĩ thuật hay vì cái gì gì đó có sự chỉ đạo của cấp trên?
Và rồi Liễu cũng thoát tội chết mà chỉ ở tù suốt đời. Không chừng vài năm cải tạo tốt được ra tù sớm để gặp lại người tình cũng nên . Chỉ có người chồng là chết đau đớn trong tủi hờn mà thôi.

Vụ thứ ba là vụ tên Luyện giết một lúc ba mạng người và cướp đi số vàng tiền cả tỉ đồng. Nhưng vì không tin cháu nhỏ còn sống sót cung cấp thông tin nên người ta vẫn kết luận chỉ có một mình Luyện ra tay và vì Luyện chưa đén 18 tuổi nên dù hành vi có tàn ác đến đâu cũng không thể tử hình tên này được . Biết chắc là như thê nên hắn cứ nhơn nhơn trước tòa , mà còn béo trằng ra từ khi vào tù . Trong trường hợp này Tòa xử đúng luật nhưng lại không đúng đạo lý và như thế không thể nhận được sự đồng tình của dư luận và như thế làm sao giáo dục được các tên tội phạm vị thành niên khác .



Tóm lại cả ba vụ chả có ai bị loại khỏi đời sống xã hội cả . Người chết thì cũng đã chết rồi không sống lại được, tiền của nhà nước đã mất rồi không thể lấy đâu ra mà đến bù được nên xử 18 năm tù, 20 năm tù hay chung thân thì cũng thế thôi
Một khi pháp luật không nghiêm , thì sẽ còn các vụ án giết người cướp của ghê rợn khác xảy ra. Nhưng nếu trong ba vụ án kể trên cả ba tên đầu sỏ đều bị kết án tử hình thì từ nay khi có ý đổ bẻ khóa cướp của giết người, khi có ý nghĩ hay hành vi tham ô hối lộ hay cố ý làm trái để trục lợi , người ta phải nghĩ đến cái chết mà chùn tay . Pháp luật không nghiêm sẽ đẻ ra tội phạm là ở chỗ đó

Bao giờ thì luật pháp nước ta nghiêm minh nhỉ ? Ai sẽ trả lời câu hỏi này ?
Câu trả lời là “Bao giờ đến Tết Công Gô”! và đi mà hỏi ông Bao Công ở dưới âm ti !

.
.
.

No comments:

Post a Comment