Saturday, March 24, 2012

LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ của TT OBAMA ra trước TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ (Ngô Nhân Dụng)



Ngô Nhân Dụng
Tuần tới, hai phe chống và bênh đạo luật Cải tổ Y tế của chính phủ Obama sẽ có cơ hội trình bầy luận cứ của mình trước Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Phải mấy tháng nữa tòa mới phán quyết; nhưng vấn đề này đã trở thành một đề tài tranh cử sôi động. Nếu Tòa án Tối cao bác bỏ điều quan trọng nhất trong đạo luật này, là khoản bắt tất cả mọi người phải có bảo hiểm y tế, thì uy tín của Tổng thống Barack Obama sẽ bị xuống rất nhiều; đảng Cộng Hòa sẽ được lợi thế lớn trong mùa tranh cử năm nay.

Một
điều ít người còn nhớ, trừ các nhà báo: Chính ông Obama đã từng phản đối điều khoản bảo hiểm bắt buộc trên! Đó là vào tháng Hai năm 2008, khi ông đang giành đđược đảng Dân Chủ đưa ra tranh cử. Chính bà Hillary Clinton nêu ý kiến phải làm luật bắt buộc ai cũng phải được bảo hiểm y tế. Lúc đó có tới 46 triệu người Mỹ không có bảo hiểm. Bây giờ con số đã lên tới 50 triệu, vì thêm nhiều người mất việc làm và mất bảo hiểm; trong khi điều khoản trên đến năm 2014 mới bắt đầu áp dụng.

N
ăm 2008 ông Obama phản đối bà Clinton với lý lẽ rất hùng hồn: Nếu mọi chuyện dễ dàng như vậy thì tôi có thể làm luật bắt ai cũng phải mua nhà; như vậy sẽ giải quyết được nạn vô gia cư luôn. Nhưng không giải quyết được; ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên ti vi. Năm đó ông đề nghị một chương trình khiêm tốn hơn: Làm sao cho tất cả trẻ em phải được bảo hiểm y tế.

Nếu
ông Obama cứ giữ vững lập trường sau khi vào Toà Bạch Ốc, thì ông không phải sống qua cơn bão chính trị trong mấy tháng tới. Vấn đề sẽ được Tối Cao Pháp Viện xét xử không phải là tất cả đạo Luật Cải tổ Y tế. Vụ xét xử nhắm vào một điều khoản: Quốc hội liên bang có quyền làm luật ra lệnh mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế hay không? Những người khiếu kiện (có 26 tiểu bang, đang do đảng Cộng Hòa lãnh đạo) cho rằng đạo luật trên đã vượt khỏi quyền hạn của quốc hội như viết trong bản hiến pháp Hoa K. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý với ý kiến bên nguyên, thì điều khoản mệnh lệnh (mandate) sẽ bị xóa. Tổng thống Mỹ hay Quốc hội không thể cưỡng lại tòa án. Tuy nhiên, các điều khoản khác không liên can đến mệnh lệnh vẫn còn hiệu lưc và tiếp tục thi hành. Nhưng quốc hội sẽ phải họp, bàn, đưa ra các điều khoản mới thay thế những gì do mệnh lệnh bắt buộc có bảo hiểm dẫn tới. Chắc chắn phải chờ đến quốc hội sắp được bầu cho khóa tới.

Cuộc tranh luận về vụ n
ày liên hệ đến một điều khoản trong hiến pháp Mỹ, nói rằng chính quyền liên bang có quyền hạn trên những vấn đthương mại giữa các tiểu bang. Chúng ta biết rằng khi thành lập nước Mỹ, đại biểu của 13 tiểu bang để cho chính quyền liên bang rất ít quyền hành, vì muốn bảo vệ quyền của họ. Từ đó tới nay, đã có rất nhiều lần các tiểu bang kiện liên bang về vấn đề giới hạn quyền hành. Mỗi lần, câu hỏi mà các quan tòa, từ cấp dưới lên đến cấp tối cao, phải quyết định là đạo luật liên bang bị kiện có theo đúng với “điều khoản về thương mại (commerce clause) hay đã đi quá xa, vượt ra ngoài?

Trong tuần tới người Mỹ sẽ
được nghe luật sư hai bên trình bầy luận cứ; các bài thuyết trình sẽ đều nhằm trả lời vào câu hỏi này. Bên nguyên sẽ nói: Đạo luật Y tế vượt ngoài “điều khoản thương mại, Chính phủ Obama sẽ cố chứng minh nó vẫn nằm trong phạm vi được hiến pháp quy định. Tòa án Tối cao đã cho phép hai bên trình bầy ý kiến trong sáu giờ, suốt ba ngày, một thời gian dài nhất cho việc tham khảo ý kiến trước khi xét xử, kể từ 45 năm nay.

Trong ch
ín vị Thẩm phán Tối cao hiện nay, có 5 vị do các tổng thống đảng Cộng Hòa đề cử, trong đó có hai người do cựu Tổng thống Georges W. Bush. Bốn vị khác do các tổng thống Dân Chủ đề cử, hai người là do ông Obama. Các quan tòa tất nhiên không bỏ phiếu theo tinh thần đảng phái, nhưng quan điểm pháp lý của họ thường giống các vị tổng thống đề cử họ. Đảng Cộng Hòa thường chủ trương giới hạn quyền của liên bang hơn đảng Dân Chủ.

Hiện nay c
ác chuyên gia theo dõi Tối Cao Pháp Viện đang nghiên cứu ý kiến của các vị Thẩm phán Tối cao trong các vụ xét xử trước đây, tất cả đều liên quan đến “điều khoản thương mại, đđoán xem họ nghĩ thế nào về điều bắt buộc có bảo hiểm trong luật Y tế.

Th
í dụ, Thẩm phán Anthony M Kennedy, do Tổng thống Cộng Hòa Reagan cử, năm 1995 đã đứng trong đa số bác bỏ một đạo luật liên bang cấm mang súng gần các trường học; vì nó đi quá quyền hạn của “điều khoản thương mại. Nhưng trong một vụ khác năm 2010, ông đứng trong đa số giữ lại một đạo luật bị kiện, theo đó chính quyền có quyền giữ những tội phạm nguy hiểm về tình dục sau khi mãn án. Trong vụ trên, Chánh án Tối cao John G. Roberts, Jr do cựu Tổng thống Bush đề cử, cũng đồng ý quyền hạn của liên bang được nới rộng như vậy.

Ông Kennedy còn đưa ra ý kiến rằng quốc hội có quyền làm luật trong phạm vi thương mại với giả thiết rằng chúng ta sống chung trong cùng một thị trường và cùng muốn tạo ra một nền kinh tế toàn quốc ổn định. Chính phủ Obama sẽ vin vào ý kiến này mà trình bầy rằng Y tế đang là một hoạt động kinh tế chiếm 17% tổng sản lượng nội địa (GDP); để chứng tỏ đạo luật nằm trong khuôn khổ “điều khoản thương mại.

Thẩm ph
án Antonin Scalia là người thâm niên nhất, được Tổng thống Reagan đề cử năm 1986, xưa nay luôn luôn nghiêng về ý kiến giới hạn quyền của chính phủ và quốc hội liên bang. Nhưng năm 2005, ông đã đồng ý lối giải thích “điều khoản thương mại khá rộng rãi, cho phép quốc hội liên bang có quyền làm một đạo luật cấm sử dụng cần sa vào mục đích y tế, dù người ta trồng lấy và hút ở trong nhà mình. Ông Scalia viết thêm ý kiến trong vụ án đó, nói rằng, Quốc hội có thể làm luật về các hoạt động không thuộc phạm vi kinh tế nếu luật lệ đó cần thiết trong một đạo luật rộng hơn về thương mại giữa các tiểu bang.”

Coi ý kiến ba vị Thẩm ph
án Tối cao có khuynh hướng Cộng Hòa trên đây, người ta không thể đoán chắc được họ sẽ bỏ phiếu thế nào vào giờ phút quyết định của vụ án Cải tổ Y tế hiện nay. Nếu cả ba bác bỏ điều khoản bắt buộc bảo hiểm, thì họ sẽ có đa số 5 trên 4. Nếu một trong hai ông Kennedy hoặc Scalia bỏ phiếu chấp nhận đạo luật thì chắc ông Roberts cũng sẽ thuận; vì một vị Chánh án Tối cao thường không muốn đứng trong phe thiểu số. Luật sư đoàn toàn quốc (American Bar Association) đã tham khảo một nhóm luật gia hoạt động trong lãnh vực đại học và viết báo; nhóm này tiên đoán rằng Tòa Tối cao có thể không bác bỏ đạo luật Y tế. Nhưng không ai có thể đoán trước kết quả như thế nào; vì cách nhìn và lối suy luận của mỗi vị thẩm phán đều rất tinh vi, tế nhị, khó đoán trúng ý kiến họ.

Đáng lẽ Tổng thống Barack Obama có thể không lâm vào hoàn cảnh này, nếu ông cương quyết giữ ý kiến đã đưa ra khi tranh cử năm 2008. Theo Nhật báo Wall Street, một tờ báo nghiêng về đảng Cộng Hòa, sau khi vào Toà Bạch Ốc, ông Obama đã họp một nhóm chuyên gia nghiên cứu vấn đề này. Họ thấy một đạo luật với một mệnh lệnh bắt buộc sẽ có thêm 32 triệu người có bảo hiểm, trong số 46 triệu lúc bấy giờ. Họ nghiên cứu một giải pháp khác, có tính cách tình nguyện không bắt buộc, và thấy sẽ chỉ thêm được 16 triệu người có bảo hiểm mà thôi. Nhưng, khi nhìn đến chi phí thì lại thấy chương trình thứ hai cũng tốn bằng ba phần tư cái thứ nhất. Thế là, ông Obama tính toán lợi, hại, và thay đổi ý kiến, nghiêng về giải pháp mệnh lệnh. Nếu đừng tính toán chi phí, nếu ông Obama cứ theo linh tính chính trị của ông lúc tranh cử, thì chắc sẽ không có vụ kiện hiện nay.

Hơn nữa, người ta c
ó thể viết đạo luật Y tế một cách khác để không đụng tới “điều khoản thương mại. Thay vì nói: Mọi người phải có bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền thì có thể nói rằng: Những người không có bảo hiểm y tế sẽ phải đóng thêm một thứ thuế. Viết dưới hình thức một mệnh lệnh bắt buộc (mandate) câu chuyện thành rắc rối. Tất cả mọi người Mỹ đi làm hiện nay đều phải đóng Thuế Sổ Lương, để có bảo hiểm hưu bổng (Social Security) và sức khỏe khi về hưu (Medicare); những thuế bắt buộc, từ nửa thế kỷ nay rồi. Trên căn bản, hai chương trình đó cũng là những chính sách bảo hiểm bắt buộc.

Nếu Tối Cao Ph
áp Viện bác bỏ điều khoản bắt buộc của đạo luật Y tế, việc thay đổi sẽ kéo dài rất lâu.
Nhiều
điều khoản đã áp dụng rồi, chắc sẽ không thay đổi. Thí dụ, cho phép con cái đến tuổi 26 vẫn được giữ bảo hiểm của bố mẹ đang đi làm, thay vì mất. Hay là các công ty bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm y tế vì quá khứ tật bệnh của thân chủ. Nhưng cuộc vận động tranh cử tổng thống và quốc hội đang bắt đầu. Đảng Cộng Hòa muốn xóa bỏ tất cả đạo luật Y tế Obama, và không phải chỉ mình ông Obama bị công kích. Ứng cử viên Mitt Romney hôm qua viết một bài hứa sẽ xóa bỏ đạo luật Y tế. Nhưng các đối thủ của ông trong đảng Cộng Hòa luôn luôn nhắc lại rằng một đạo luật tương tự ở tiểu bang Massachussetts mà ông Romney đã ký cũng không khác gì đạo luật Y tế Obama. Nếu ông Romney ứng cử cho đảng, ông Santorum nói, thì bên Cộng Hòa sẽ mất luôn một vũ khí tranh cử rất mạnh!

Cuộc tranh luận về ch
ính trị sẽ còn tiếp tục. Nhưng quyết định quan trọng nhất, cuối cùng sẽ do Tòa án.

.
.
.

No comments:

Post a Comment