Wednesday, March 28, 2012

CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC TẠI BẮC KINH BÁO TRƯỚC NGÀY TÀN CỦA ĐẲNG CSTQ (Epoch Times Editorial Board)



Tác giả: Epoch Times Editorial Board
Thứ tư, 28 Tháng 3 2012 20:10

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang kết thúc, tạo ra nền tảng vững chắc cho xã hội Trung Quốc tương lai

Khi Vương Lập Quân – cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh chạy trốn tới Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô vào hôm 06/02, và Bạc Hy Lai – Bí thư thành ủy Trùng Khánh truy đuổi Vương Lập Quân bằng 70 xe cảnh sát và xe bọc thép, thì những dấu hiệu đầu tiên của cuộc đấu đá giành quyền lực xảy ra trong những cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế.
Kể từ khi đó, thế giới đã thoáng nhìn thấy cái cách mà giới lãnh đạo ĐCSTQ hoạt động đằng sau hậu trường. Thế giới đã có cơ hội hiểu được cơ quan khổng lồ đầy quyền lực này của ĐCSTQ – gọi là Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) – đã vi phạm chính những luật pháp mà nó lẽ ra phải bảo vệ, như thế nào.

“Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không có cách nào ngăn chặn được sự kết thúc của ĐCSTQ”
Cùng lúc đó, trong cuộc đấu đá nội bộ đằng sau hậu trường Trung Nam Hải, những lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ đã tập trung chú ý vào mảng đen tối nhất trong lịch sử Trung Quốc ngày nay: Đó là cuộc đàn áp Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Cuộc đàn áp này hiện nay được cho là vấn đề cốt lõi đằng sau những cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nội bộ cấp cao của ĐCSTQ.

Hoạt động ngoài vòng pháp luật

Sau khi cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/07/1999, ông ta đã nhận ra rằng chiến dịch đàn áp của mình khó có thể duy trì. Cuộc đàn áp đó là quá phi lý, gây phản cảm cho đông đảo nhân dân Trung Quốc. Nhưng thay vì quay đầu lại, Giang đã chọn cách gia tăng đàn áp thêm nữa bằng cách trao ngày càng nhiều quyền lực hơn cho PLAC.
Trước thời của Giang Trạch Dân, PLAC chủ yếu phụ trách mảng tình báo quốc nội, công an, bảo đảm an toàn cho các lãnh đạo ĐCSTQ, các trại cải tạo lao động, tòa án, kiểm sát, và các hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật khác.
Dưới thời Giang, quyền lực của PLAC mở rộng ra hơn rất nhiều. Bí thư của PLAC được thăng cấp lên thành một thành viên của Ủy ban Thường trực Bộ chính trị – 9 người đứng đầu ĐCSTQ – và được trao quyền sử dụng tài lực của Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, Bộ công an, Bộ tuyên truyền, Bộ ngoại giao, và những cơ quan khác ở nhiều cấp khác nhau.
Cùng lúc đó, PLAC mở rộng Lực lượng cảnh sát vũ trang Nhân dân Trung Quốc, khiến nó đã có khả năng đấu tranh với quân đội. Nói cách khác, PLAC đã trở thành trung tâm quyền lực thứ 2 của ĐCSTQ.
Bí thư PLAC trước đây là Kiều Thạch chỉ sử dụng Cảnh sát vũ trang có một lần duy nhất trong suốt 10 năm tại vị, và Cảnh sát vũ trang ấy là phụ thuộc vào Bộ công an.
Khi Giang Trạch Dân trao quyền PLAC cho Chu Vĩnh Khang, thì Chu đã sử dụng Cảnh sát vũ trang tới 15 lần một năm, và phạm vi hoạt động của Cảnh sát vũ trang càng ngày càng gia tăng. Từ việc cưỡng chế phá dỡ nhà dân cho đến việc kiểm soát an ninh trong những buổi hội nghị, Cảnh sát vũ trang đều được sử dụng rất thường xuyên. Khi quyền lực của PLAC tăng lên, thì nó đã tự chứng tỏ rằng nó có thể hoàn toàn bất chấp pháp luật.
Giang Trạch Dân sợ rằng những tội ác của ông ta trong việc đàn áp bức hại Pháp Luân Đại Pháp một ngày kia sẽ bị trừng phạt, cho nên ông ta chỉ tin tưởng những ai đồng lõa tội ác ấy với ông ta. Ông ta biết rằng các quan chức cùng nhúng tay đàn áp chung với ông ta không bao giờ có thể phản lại ông ta.
Các luật lệ và chính sách đều bị phớt lờ, và Giang Trạch Dân cố sức đưa các tay chân thân tín và đồng lõa của ông ta vào những cấp cao nhất của ĐCSTQ, để họ có thể trực tiếp kiểm soát hệ thống luật pháp và duy trì cuộc đàn áp diệt chủng ấy.
Đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, Giang ra lệnh phải “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” của họ. Quy mô của cuộc đàn áp, số lượng tài lực khổng lồ đã bị lợi dụng, mức độ nghiêm trọng, và tính chất tàn ác của những thủ đoạn đàn áp ấy – tất cả đều là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, Giang Trạch Dân chỉ có thể tiếp tục chiến dịch điên khùng của ông ta bằng cách lừa gạt cả nước Trung Quốc. Lợi dụng khả năng kiểm soát mọi thông tin của ĐCSTQ, và làm tràn ngập toàn xã hội Trung Quốc bằng những tuyên truyền dối trá, Giang đã chế tạo ra những lời dối trá nhằm bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Những dối trá có vai trò lớn nhất trong số đó là “1400 cái chết do Pháp Luân Công gây ra”, và vụ tự thiêu giả được dàn dựng tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001.

Tuyên truyền

Bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã gây ra cái chết của 1.400 người do tự tử, giết người, nghiện rượu, sử dụng ma túy, không điều trị y tế, bệnh tâm thần, và đủ thứ khác. Lời dối trá này bị tuyên truyền tràn lan trong khi cuộc đàn áp diễn ra, và là bước đầu tiên trong một nỗ lực nhằm khiến nhân dân Trung Quốc thù hận và chống lại môn tu luyện tinh thần cổ truyền thanh bình này.
ĐCSTQ đã dùng cách đe dọa lẫn mua chuộc để bịa đặt ra những chứng cứ giả, gán những cái chết của nhiều người vốn không hề tập Pháp Luân Công thành ra “những cái chết do Pháp Luân Công gây ra”, lợi dụng các bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần vốn không tập Pháp Luân Đại Pháp thành “những ví dụ về những tác động xấu do Pháp Luân Đại Pháp”, hứa hẹn miễn giảm chi phí y tế cho các bệnh nhân bệnh viện để mua chuộc họ bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, và tính một số học viên Pháp Luân Đại Pháp bị chính ĐCSTQ tra tấn đến chết thành ra một số trường hợp trong số 1.400 cái chết đã kể trên.
Dù Giang đã cố gắng, nhưng cuộc đàn áp vẫn gây phản cảm cho đông đảo nhân dân Trung Quốc, khiến cho cuộc đàn áp khó duy trì tiếp tục. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc, dưới lệnh của La Cán – Bí thư PLAC trung ương khi đó, đã bịa đặt một vụ dối trá ghê gớm đến mức nó đã khiến cho người dân phải tin rằng nó là sự thật.
Vào ngày 23/01/2001, 5 người tự châm lửa thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Trong số họ có một người mẹ là cô Lưu Xuân Linh và đứa con gái 12 tuổi là Lưu Tư Ảnh. Trong vòng một giờ sau khi sự kiện trên, đài CCTV bắt đầu chiếu một video về “vụ tự thiêu” này. Video đó nói rằng Lưu Xuân Linh đã bị bỏng mà chết. Nó bị chiếu liên tục trên CCTV cùng với những bản tin tiếp theo, gồm cả một cuộc phỏng vấn với Lưu Tư Ảnh bên giường bệnh.
Cuộc bôi nhọ công phu nhằm vào hình ảnh của Pháp Luân Đại Pháp đã khiến người dân Trung Quốc hiểu lầm và kích động lòng thù hận của họ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Video trên có vẻ như chứng tỏ các học viên Pháp Luân Đại Pháp tự tử và giết con cái để chết theo mình. Giang đã cố gắng tiêu diệt lòng thông cảm ngoan cố mà nhân dân Trung Quốc đang dành cho các học viên Pháp Luân Công, và thậm chí khiến cho họ bắt đầu quay ra thù ghét các học viên Pháp Luân Công.
Công chúng đã bị tấn công không ngừng bởi video tự thiêu giả ấy cùng với những bản tin tiếp đó. Một bản phân tích cẩn thận các video kể trên đã cho thấy hàng trăm chỗ sơ hở trong câu chuyện bịa đặt của Giang Trạch Dân và La Cán.
Cùng với nhau, những lỗ hổng này đã chứng minh rằng vụ việc tự thiêu đó là giả. Lấy ví dụ người đàn ông được gọi là “Vương Tiến Đông” trong các video “tự thiêu” này. Ông ta được chụp ảnh với quần áo bị cháy, nhưng tóc lại không hề gì, mặc dù tóc thì rất dễ cháy. Nằm lọt giữa hai chân ông ta là một chai nhựa Sprite “đựng xăng”, ấy thế mà “ngọn lửa” bao bọc lấy ông ta lại chẳng mảy may ảnh hưởng gì tới cái chai nhựa đựng xăng ấy, thậm chí cũng chẳng làm hoen mờ nhãn chai, hoặc là làm cháy xăng bên trong cái chai. Phân tích giọng nói trong các video “tự thiêu” ấy đã cho thấy có tới 3 diễn viên khác nhau đã được sử dụng để đóng vai Vương Tiến Đông trong các cuộc phỏng vấn.

Cuộc đàn áp tàn bạo

Để khiến các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ vào Chân – Thiện – Nhẫn, các nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp, cảnh sát của ĐCSTQ đã sử dụng tới hơn 40 kiểu tra tấn khác nhau.
Mỗi loại hình tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc sử dụng đều vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể con người. Nhiều người gọi các trại lao động cưỡng bức và trại giam là “địa ngục” hoặc là “hang quỷ”. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thường xuyên bị cấm ngủ trong nhiều ngày, bị đánh đập dã man, bị giật điện bằng dùi cui điện, bị lạm dụng tình dục, và bị cưỡng bức ăn – nguyên nhân phổ biến nhất của những cái chết do tra tấn. Nhiều học viên đã bị tiêm những thứ thuốc độc hủy hoại hệ thần kinh trung ương.

Mổ cắp nội tạng của những người đang sống

Vào năm 2006, luật sư nhân quyền Canada David Matas và nhà hoạt động nhân quyền, cựu nghị sỹ quốc hội Canada David Kilgour đã nhận được lời mời của Tổ chức Quốc tế Điều tra về Cuộc đàn áp Pháp Luân Công để hướng dẫn một cuộc nghiên cứu độc lập về những lời cáo buộc rằng ĐCSTQ đã dùng vũ lực để khai thác nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.
Kilgour và Matas đã phát hiện ra rằng trong vòng 6 năm kể từ năm 2000 tới năm 2005, có tới 41.500 cuộc phẫu thuật cấy ghép tạng đã xảy ra tại Trung Quốc mà trong đó chính phủ Trung Quốc không thể cung cấp nguồn nội tạng ấy được lấy từ đâu.
Họ đã kết luận: “Chúng tôi tin rằng đã từng có – và ngày nay vẫn đang tiếp tục diễn ra – những vụ cướp đoạt nội tạng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên quy mô lớn… Nhiều con người – thuộc về một tổ chức tự nguyện hòa bình đã bị chủ tịch Giang Trạch Dân làm cho trở thành bất hợp pháp từ 8 năm trước bởi vì ông ta nghĩ rằng nó có thể đe dọa địa vị thống trị của ĐCSTQ – đã bị hành hình để cướp nội tạng…”.

Cuộc đàn áp mở rộng tới tận phương Tây

Ông Trần Dụng Lâm, nguyên là cựu lãnh sự về các sự vụ chính trị của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc, đã xác nhận vào tháng 07/2005 trước Ủy ban Ngoại vụ của Hạ viện Hoa Kỳ về những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm đàn áp các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc.
“Cuộc chiến chống Pháp Luân Đại Pháp là một trong những công tác chính của những nhiệm vụ hải ngoại của Trung Quốc”, ông Chen nói. “Vấn đề Pháp Luân Đại Pháp là công việc ưu tiên của lãnh sự quán [Trung Quốc], và đó là một công việc hàng ngày, dài hạn”.
Chiến dịch chống Pháp Luân Đại Pháp này đã đe dọa nền pháp trị tại nhiều xã hội tự do trên thế giới.

Rối loạn, khủng bố, và ô nhục

Cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp đã hủy hoại Trung Quốc từ bên trong và gây ô nhục cho hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài.
Những nỗ lực nhằm thúc đẩy cuộc đàn áp tại Trung Quốc đã làm đồi bại hóa hệ thống pháp luật quốc gia Trung Quốc.
Cuộc đàn áp này đã làm tăng quyền lực của các quan chức, và các quan chức bắt đầu lợi dụng quyền lực mới của họ để đục khoét tiền của của nhân dân, gây ra những làn sóng tham ô hủ bại. Đâu đâu cũng có những lời kêu ca, còn người dân căm ghét các quan chức và những người giàu có.
Nhà khoa học chính trị Murray Scot Tanner ước tính có tới 120.000 cuộc biểu tình đã xảy ra tại Trung Quốc trong năm 2008. Giáo sư Xie Yielang thuộc trường Đại học Bắc Kinh, trích dẫn các con số của PLAC, cho biết trong năm 2009 có tới 230.000 vụ biểu tình. Con số các vụ biểu tình hàng năm đều tăng rất nhanh.
Trong khi đó, các quan chức lại chuyển tiền của và gia đình ra khỏi Trung Quốc, chuẩn bị đào thoát trước khi con tàu ĐCSTQ đắm.
Cuộc đàn áp này đã gây ra một gánh nặng kinh hoàng cho tài chính của Trung Quốc. Trong những ngày đầu đàn áp, Giang Trạch Dân đã huy động tới ¼ ngân sách GDP của Trung Quốc để đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Vào ngày mùng 05/03, ngân sách để “duy trì ổn định” được công bố là khoảng hơn 111 tỷ USD, thậm chí lớn hơn cả ngân sách quân sự (khoảng 106 tỷ USD).
Cuộc biến đổi PLAC của Giang là bối cảnh đằng sau tham vọng to lớn của Bạc Hy Lai nhằm đoạt quyền thống trị ĐCSTQ. PLAC là một cây kiếm treo trên đầu tất cả các quan chức ĐCSTQ khác. Nó có thể chém đứt bất kỳ ai trong số họ, kể cả Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, vào bất kỳ lúc nào.
Trong cộng đồng quốc tế, cuộc đàn áp này đã hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh của đất nước Trung Quốc. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã bị cộng đồng quốc tế lên án nặng nề, và nhiều đám đông dân chúng biểu tình ở bất cứ nơi nào các quan chức hàng đầu của Trung Quốc tới thăm. Những người tham gia sâu vào cuộc đàn áp này đã và đang bị kiện về tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, ví dụ như Bạc Hy Lai đã bị kiện tại 12 quốc gia khác nhau.

Cơ hội lịch sử

Trong khi mang đến thảm họa cho Trung Quốc, thì cuộc đàn áp đã thất bại và sẽ sớm kết thúc. Lời thề của Giang Trạch Dân hồi tháng 07/1999 rằng sẽ “tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp trong vòng 3 tháng” đã bị chứng tỏ là vô nghĩa.
Hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp bên trong Trung Quốc kiên định niềm tin ở Chân – Thiện – Nhẫn. Dù bị bức hại tàn bạo, họ vẫn tiếp tục giải thích với công chúng một cách hòa bình và lý trí, rằng Pháp Luân Đại Pháp là gì và đã bị đàn áp như thế nào.

(còn tiếp)
Chú thích:

.
.
.

No comments:

Post a Comment