Friday, February 24, 2012

PHẢN BIỆN XÃ HỘI : AI ? (Nguyễn Phương, Vietnamnet)



Nguyễn Phương
Posted on by doigio


Như tiêu đề cho thấy, bài viết dưới đây của Nguyễn Phương nhắm trả lời câu hỏi: Ai là người (có trách nhiệm, có chức năng) phản biện xã hội? Cuối bài tác giả dùng một câu trong sách thay cho kết luận của mình với với hai ý chính mà có lẽ số đông chúng ta tán thành:
- Phản biện xã hội là sản phẩm trí thức, nhưng không phải riêng của trí thức.
- Trí thức phải đi tiên phong trong phản biện xã hội, cho nên nếu không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa.

Ý thứ nhất hẳn không cần tranh luận vì không cần là người Trí thức vẫn có thể có những Tri thức để phản biện xã hội.

Riêng ý thứ hai trong kết luận này đang gặp một số phản biện, rằng không nhất thiết phải tham gia hay phải tiên phong” trong phản biện xã hội, người Trí thức mới xứng đáng là Trí thức (nghĩa là có thêm thì tốt, nhưng không có cũng không sao). Vì sản phẩm Trí thức chính của người Trí thức là ở sản phẩm chuyên môn của họ, để yên cho họ tập trung vào sở trường ấy có thể còn có lợi cho xã hội hơn.

Cuộc tranh luận này vì thế liên quan đến cuộc mổ xẻ” các khái niệm: phản biện xã hội là gì, Trí thức là gì, là ai? Trí thức cũng là một danh vị thông thường hay một danh vị cao siêu?

Xin được góp ba gợi ý nhỏ:

- Có những khái niệm chỉ có thể định tính, không thể định lượng nên có thể hiểu ở nhiều tầm vóc khác nhau: ví dụ ông này cũng vẫn là Trí thức nhưng như ông kia thì Trí thức hơn, hay như bà nọ mới thật tiêu biểu cho Trí thức.

- Khi học văn, học toán thì chẳng những học kiến thức văn hay toán, nhưng điều quan trọng hơn là học trong đó những tư duy toán, tư duy văn, tức những phương pháp tư duy khoa học, mà PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY khoa học thì không còn ranh giới trong chuyên môn hẹp nữa, dễ dàng xâm nhập sang nhau. Vì thế đã sang phạm trù TRÍ THỨC thì những ranh giới chuyên môn không còn ngăn cách nữa, họ dùng các phương pháp tư duy khoa học ấy trong mọi trường hợp.

- Trí thức cũng là những con người cụ thể. Người Trí thức phải căn cứ vào tài năng cụ thể của mình, phải sống với tình hình cụ thể của xã hội và đất nước mình, từ đấy mà tìm lấy đáp số cho bài toán ứng xử của mình, không thể có một đáp số chung. Đáp số đúng nhất sẽ cho hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất là đối với xã hội, Trí thức phải trả nợ xã hội , vì người Trí thức mắc nợ xã hội nhiều hơn ai hết!

Hà Sĩ Phu

------------------------

Nguyễn Phương

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các “đề tài khoa học của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra đề tài để nghiên cứu.

Nhiều kiểu trí thức?
Trong một dịp công tác, người viết bài này có may mắn được làm việc cùng gần 100 “đại trí thức của nước nhà… Về mặt hình thức, đối với tôi và đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những người này mặc nhiên được coi là đại trí thứcvì hầu hết họ là GS, TS, đến từ các trường đại học và học viện trên khắp cả nước.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là trí thức, nhưng tôi mặc nhiên coi họ là trí thức để khỏi cần định nghĩa lại từ này.
Do đặc thù công việc, tại nơi làm việc, nguồn thông tin duy nhất là VTV, không có bất cứ phương tiện thông tin nào khác.
Mọi chuyện trôi đi êm ả, mỗi nhóm một chuyên ngành, tưởng chừng chẳng còn việc gì khác là làm ra sản phẩm tri thức đến hạn thì nộp là xong, hết giờ làm việc thì đi thả bộ,.
Vào giờ giải lao, chủ đề các câu chuyện phần nhiều xoay quanh những chuyện đại loại như con (ôtô) của mình mấy chấm, hiện nay Việt Nam có bao nhiêu con Rolls-Royce Phantom và ai đang sở hữu chúng, hay cô ca sỹ X đang có xì-can-đan vì vừa bị các paparazzi tóm được lộ hàng,
Tôi thì chẳng biết mô tê gì về ôtô và không thích đọc báo nên ngồi nghe nhưvịt nghe sấm. Có vị thì khoe mình dạy thêm mỗi tháng được gần hai chục .
Tối đến thì các trí thức trẻ túm lại đánh phỏm (chơi bài). Tôi hiểu không phải chỉ có những vị có mặt ở đây như vậy.
Nhưng bỗng một hôm, vụ việc ở Tiên Lãng làm xáo động cái cộng đồng nhỏ này. Đúng giờ ăn trưa hôm ấy, khi thấy VTV trong bản tin trưa đầu tiên đưa tin Đoàn Văn Vươn dùng vũ khí chống người thi hành công vụ…”, một số người trong phòng ăn mặt đỏ lự, không biết vì men hay vì tức giận, nói oang oang: Mấy thằng chống người thi hành công vụ này phải cho chung thân là ít!
Những người khác bình tĩnh thì lẳng lặng tiếp tục bữa trưa. Một ông khác tóc bạc thấy chướng tai quá bèn nói qua vai: Chưa biết đúng sai thế nào sao các vị đã đòi trị tội người ta?
Sau đó, những kẻ tội phạm kia còn được các vị mang ra bàn tán trong giờ giải lao hay đi thả bộ. Một ông dạy Sử còn mạnh dạn nhận xét: Dân Hải Phòng là đầu gấu lắm. Lần này thì phải trị cho chừa đi.
Vẫn là thói vơ đũa cả nắm!?
Tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi không hiểu làm sao mà các vị ấy vội vàng thế? Thái độ này ông bà ta gọi là hồ đồ?
Thật phúc đức cho nhân dân là mấy đại trí thức này không nắm giữ cương vị cầm cân nảy mực.
Từ lúc nghe các vị ấy phán như thế, tự nhiên tôi thấy buồn buồn và cứ hình dung họ là những bộ complet biết đi và phía trong những bộ cánh phẳng phiu ấy là những cái dạ dày lổn nhổn thức ăn và những cốc bia chưa kịp tiêu hóa, hệt như Người vô hình của Herbert George Wells.

Sự thiếu vắng tư duy phân tích
Từ xưa, ông bà ta đã dạy: Khi nghe thì phải nghe bằng cả hai tai. Như thế, tiền nhân đã dạy chúng ta tư duy phân tích và tư duy phê phán để tránh hồ đồ. Lời dạy đó cho đến nay vẫn là một chân lý.
Thói quen mặc nhiên chấp nhận thông tin một chiều làm biến dạng trí tuệ con người và chỉ thích hợp với những thân phận nô bộc, sản phẩm của giáo dục ngu dân của chế độ thực dân phong kiến? Thói quen ấy thể hiện tình trạng thiếu vắng tư duy phân tích và tư duy phê phán. Người nghe chẳng bao giờ tự hỏi: Có đúng thế không? và Tại sao?
Thiếu vắng những câu tự vấn như thế sẽ dẫn đến ngộ nhận ngộ nhận về thế giới khách quan và cả về bản thân mình. Họ nhìn thế giới khách quan qua lăng kính không đổi của mình là bộ não đã hóa thạch. Họ tự nhốt mình vào cái giếng kiến thức và tin rằng bên ngoài không còn gì để biết thêm hay học thêm nữa, trên đầu họ bầu trời cũng chỉ còn bằng cái nia, cả bồ chữ của thiên hạ trong đây cả rồi.
Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa… sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các “đề tài khoa học của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra đề tài để nghiên cứu.
Là những nhà” khoa học mà họ tư duy như thế thì nền khoa học nước nhà vẫn loay hoay nghiên cứu đtái phát minh ra cái bánh xe là điều tất yếu.
Tuy trong thiên hạ họ là những người có nhiều chữ nhưng có vẻ ít nghĩa.

Trí thức nửa mùa?
“Phản biện xã hội là cụm từ nghe có vẻ hiện đại. Thực ra, ông bà ta từ xa xưa đã dạy: “Thấy ngang tai trái mắt thì phải lên tiếng. Như thế còn cao hơn cả phản biện, người bình thường còn làm vậy, huống hồ trí thức.
Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác thì cái ác sẽ lên ngôi.
Như vậy, ông bà mình thực hành phản biện xã hội từ lâu rồi, không nhất thiết chỉ có trí thức mới phản biện xã hội. Có những anh lái xe ôm nhận thức về xã hội còn cao hơn một số người có bằng cấp cao.
Sản phẩm tri thức không chỉ là những phát minh sáng chế, những công thức toán học, hóa học, những con robot, những giống cây mới. Phản biện xã hội cũng là sản phẩm tri thức đích thực nhưng tất nhiên không phải chỉ là sản phẩm và trách nhiệm của riêng trí thức. Song, trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động này. Không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa [1].
Xin dẫn một ví dụ, nghệ sỹ Ai Weiwei, ngoài những sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng, ông không ngừng tiếng mạnh mẽ về nạn tham nhũng dẫn đến cái chết oan uổng cho bao nhiêu học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc do xây trường học vật liệu kém chất lượng.

Tôi không dám nhận mình là trí thức. Sinh thời, cha tôi có lần mắng: Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!
Từ đó, cứ ai gọi tôi là một trí thức thì tôi lại nghĩ người ấy đang quở mắng mình.

———

[1] Về trí thức Nga, NXB Tri Thức, Hanoi, 2009

N. P.
Nguồn: vietnamnet.vn
.
.
.

No comments:

Post a Comment